Phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả ở trẻ em

Cùng tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu nhất ở trẻ em hiện nay là gì nhé!

Ngày đăng: 17-07-2022

443 lượt xem

Những biểu hiện khi trẻ mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh chia thành 2 loại là: động kinh khu trú và động kinh toàn thể. Đối với mỗi loại khi bệnh phát tác, cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Biểu hiện ở trẻ mắc bệnh động kinh khu trú

Động kinh khu trú ở trẻ em là tình trạng các cơn động kinh chỉ xảy ra do một phần của não bộ gây ra. Trong trường hợp này, trẻ bị mắc động kinh sẽ có các biểu hiện có thể xuất hiện như:

- Khi cơn động kinh xuất hiện những người bệnh không mất đi ý thức. Biểu hiện của người bệnh có thể thay đổi về cách nhìn, cách cảm nhận không gian, sự vật xung quanh, đôi lúc những cơn co thắt không tự nguyện ở các chi hay bộ phận trên cơ thể sẽ xảy ra.

- Trong trường hợp khi bệnh phát tác, ý thức của trẻ có sự thay đổi, có thể xuất hiện những hành động như nhìn chằm chằm và không gian, lặp đi lặp lại các động tác vô nghĩa như nhai, đi xoay vòng,...

Động kinh vắng ý thức ở trẻ em thường khá phổ biến

Biểu hiện trẻ mắc bệnh động kinh toàn thể

Bệnh động kinh toàn thể là tình trạng cơn động kinh xảy ra ở toàn bộ các vùng của não bộ. Khi bệnh tái phát, trẻ mắc bệnh động kinh sẽ có những biểu hiện như: co giật liên tục hoặc các cơ trở nên co cứng, tay chân có thể bị giật hoặc hoạt động không kiểm soát. Đôi lúc người bệnh có thể đột ngột bị ngất, mất đi ý thức trong một khoảng thời gian ngắn,...

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Những phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả ở trẻ em

Hiện nay, trong một số trường hợp bệnh động kinh đã có thể chữa khỏi sau khi phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc.Việc điều trị bệnh cần rất nhiều thời gian và công sức. Bởi vậy, quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là các phương pháp điều trị động kinh cho trẻ:

Chế độ ăn ketogenic giúp điều trị động kinh ở trẻ em

Ketogenic là một chế độ ăn với thành phần chủ yếu sử dụng năng lượng từ chất béo (90% năng lượng từ chất béo), một lượng nhỏ protein và rất ít carbohydrate. Chế độ ăn này khiến cơ thể tạo ra xeton (sản phẩm của quá trình chuyển hóa chất béo). Xeton được sử dụng như một nguồn năng lượng cung cấp cho não bộ, thay thế khi không có đường.

Theo các nhà khoa học thì sử dụng năng lượng từ xeton, hoạt động điện của não bộ sẽ ổn định hơn do vậy mà các cơn động kinh sẽ giảm đi. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn ketogenic cho trẻ động kinh gồm những thực phẩm sau đây:

Các thực phẩm giàu chất béo nên sử dụng: Dầu, kem sữa béo, bơ, kem phô mai, thịt ba chỉ, Mayonnaise

Các thực phẩm giàu carbohydrate nên hạn chế: đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh quy giòn), nước ép trái cây, trái cây, rau củ (ngô, đậu Hà Lan, khoai tây), bánh mì trắng và ngũ cốc, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt …

Việc áp dụng chế độ ăn ketogenic đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ của cha mẹ, chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ. Bởi đây là chế độ ăn không cân bằng về dinh dưỡng nên trẻ cần được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết.

Đồng thời, nó cũng đòi hỏi trẻ phải tuân thủ rất nghiêm ngặt bởi chỉ cần một cái kẹo hay một miếng bánh nhỏ cũng có thể làm cho chế độ ăn mất tác dụng trong một thời gian khiến cơn động kinh tăng lên.

Một số sản phẩm khác, chẳng hạn kem đánh răng và nước súc miệng có thể chứa carbohydrate, cần tránh cho trẻ sử dụng nếu ăn chế độ ketogenic. Chế độ ăn này thường được áp dụng trong vòng 2 năm và dần thay thế bằng chế độ ăn uống cân bằng hơn.

Chế độ ăn Ketogenic rất tốt cho trẻ mắc bệnh động kinh

Phẫu thuật điều trị động kinh ở trẻ em

Một lựa chọn điều trị cho trẻ bị bệnh động kinh là phẫu thuật não để loại bỏ hoặc “cách ly” vùng não bộ - nơi khởi phát cơn co giật, động kinh. Người bệnh động kinh được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp:

- Co giật không thể được kiểm soát bằng thuốc.

- Các cơn động kinh có nguyên nhân xuất phát từ một vùng nào đó của não bộ

- Sau phẫu thuật không ảnh hưởng đến vùng ngôn ngữ, bộ nhớ và tầm nhìn.

Phẫu thuật não điều trị động kinh là một kỹ thuật khó trong y học, cần đến các bác sĩ có chuyên môn sâu và trang thiết bị hiện đại, mặt khác chi phí và tỷ lệ rủi ro cũng rất cao, chính vì lý do này mà hiện nay phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam. 

Kích thích dây thần kinh phế vị đối với trẻ động kinh

Kỹ thuật này thường áp dụng cho trẻ trên 12 tuổi khó kiểm soát các cơn động kinh dù đã sử dụng thuốc và các phương pháp khác. Các bác sĩ sẽ gắn một thiết bị vào cơ thể để truyền những tín hiệu điện vào dây thần kinh phế vị (một dây thần kinh lớn ở cổ). Phương pháp này có thể giúp làm giảm các cơn co giật. Tuy nhiên, đây cũng là một phương pháp phức tạp, tốn kém và có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

- Khàn tiếng.

- Đau hoặc khó chịu ở cổ họng.

- Thay đổi giọng nói.

Phương thuốc đông y điều trị động kinh cho trẻ

Tư bổ can thận an thần, hóa đàm.

Bài thuốc gồm: thiên ma 50g, xuyên bối mẫu 50g, trần bì 50g, phục thần 80g, viễn chí 50g, thần sa 50g, bạch cương tàm 100g, đan sâm 100g, mạch môn 100g, bán hạ chế 100g, thạch xương bồ 100g, trúc lịch 100ml, khương trấp 20ml. Trúc lịch, khương trấp, cam thảo nấu cao. Các vị còn lại (trừ thần sa) sao vàng tán bột, mật và cao cam thảo khương trấp, trúc lịch hoàn viên, thần sa làm áo vừa đủ; Phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (50-70oC).

Ngày uống 30g, chia đều 4 phần ngày 3 lần tối 1 lần.Uống với nước chín.

Can phong đàm trọc

Triệu chứng chủ yếu: Trước khi lên cơn, bệnh nhân có cảm giác váng đầu, chóng mặt, ngực tức, mệt mỏi, tinh thần nôn nao, đột nhiên kêu lên và ngã gục, bất tỉnh, sắc mặt tái nhợt, hàm răng nghiến chặt, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, tay chân run giật, tiêu tiểu không tự chủ, tạm thời mất ý thức, hai mắt dại, không nói được, vật đang cầm buông rơi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu nhầy, mạch huyền hoạt.

Phép trị: Hóa đàm, tức phong, khai khiếu, định kinh.

Bài thuốc: Định giản hoàn gia giảm.

Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Toàn yết 6g, Hổ phách 12g (hòa uống), đàm khó khạc gia Toàn qua lâu 30g, đàm rãi loãng trong gia Can khương 5g.

Y học cổ truyền có tác dụng hiệu quả và an toàn trong điều trị động kinh ở trẻ

Nguyên tắc dùng thuốc tây y điều trị bệnh động kinh ở trẻ

Để hạn chế tác dụng phụ của các thuốc tây y điều trị động kinh, các bậc phụ huynh nên chú ý một số nguyên tắc sau: 

- Đơn trị liệu với 1 đến 2 lần điều trị thử thường là đủ để kiểm soát được động kinh co giật ở khoảng 60% bệnh nhân.

- Nếu cơn co giật khó kiểm soát ngay từ khi khởi phát (trong 30 đến 40% bệnh nhân), cuối cùng có thể phải cần đến ≥ 2 thuốc.

- Nếu động kinh kháng trị (kháng trị khi đã thử dùng đầy đủ ≥ 2 thuốc), cần chuyển bệnh nhân đến trung tâm động kinh để xác định xem họ có phải là đối tượng nên được phẫu thuật không.

Một số loại thuốc (ví dụ, phenytoin, valproate), dùng tiêm tĩnh mạch hoặc uống, đạt đến ngưỡng điều trị mục tiêu rất nhanh. Các thuốc khác (như lamotrigine, topiramate) phải bắt đầu với liều tương đối thấp và tăng dần trong vài tuần tới liều điều trị chuẩn, dựa trên khối lượng cơ của người bệnh.

Phải điều chỉnh liều phù hợp với mức dung nạp thuốc của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc thuốc khi nồng độ thuốc trong máu chỉ ở mức thấp; những người khác chịu được mức cao mà không có triệu chứng.Nếu động kinh tiếp diễn, liều hàng ngày tăng dần ít một.

Nếu độc tính tiến triển trước khi kiểm soát được động kinh, giảm liều xuống dưới liều gây độc trước đó. Sau đó, thêm một loại thuốc khác với liều thấp, tăng liều dần cho đến khi kiểm soát được động kinh.

Cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân vì 2 thuốc có thể tương tác, ảnh hưởng tới tỷ lệ trao đổi chất, giáng hóa của một trong hai thuốc. Thuốc ban đầu nên giảm liều chậm, cuồi cùng có thể dừng hoàn toàn.

Nên tránh sử dụng nhiều loại thuốc nếu có thể vì có thể xảy ra tác dụng phụ, sự tuân thủ kém và tương tác thuốc tăng lên đáng kể. Thêm một loại thuốc thứ 2 hiệu quả trong khoảng 10% bệnh nhân, nhưng tỷ lệ tác dụng phụ tăng gấp đôi. Nồng độ thuốc chống co giật trong máu bị thay đổi bởi nhiều loại thuốc khác và ngược lại.

Bệnh động kinh tái phát trong trường hợp nào?

Bệnh động kinh có khả năng tái phát ở những bệnh nhân đã từng có:

- Mắc một bệnh lý động kinh nguy hiểm từ khi còn nhỏ

- Các cơn co giật trước đây khi dùng thuốc chống co giật

- Cơn động kinh cục bộ hoặc giật cơ

- Bệnh não tĩnh (bại não)

- Kết quả EEG bất thường trong thời gian điều trị

- Tổn thương cấu trúc (nhìn thấy trên các chẩn đoán hình ảnh)

Hi vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các dạng bệnh động kinh và lựa chọn những phương pháp giúp trị bệnh hiệu quả nhất.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha