Phương pháp chữa bệnh động kinh bằng châm cứu nào có đem lại hiệu quả tốt hay không? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!
Ngày đăng: 28-07-2022
1,561 lượt xem
Phương pháp châm cứu chữa bệnh động kinh là gì?
Châm cứu chữa bệnh động kinh là một phương pháp tác động lên các huyệt của cơ thể bằng kim châm. Nguyên lý trị liệu của phương pháp châm cứu là dùng kim châm tác động vào hệ kinh mạch, huyệt đạo bị tổn thương.
Có thể hiểu theo hai góc độ như sau: Về mặt y học cổ truyền, châm cứu có tác dụng đả thông kinh mạch, khi đó những vùng kinh mạch tổn thương sẽ được “hồi sinh” dần dần. Còn theo kiến thức y học hiện đại, châm cứu nhằm tác động vào vùng huyệt đạo tê liệt, tạo phản ứng kích thích hệ thần kinh tê liệt. Tiếp đó, sẽ tác động dây chuyền vào thần kinh não bộ, nơi kiểm soát mọi chức năng cơ thể.
Châm cứu chữa bệnh động kinh là phương pháp lâu đời
Lợi ích của việc chữa bệnh động kinh bằng châm cứu
Theo lý luận của y học phương Đông, cơ thể con người có năng lượng hoạt động là do có dòng khí trong các kinh mạch lưu thông và vận động không ngừng. Vị trí các kinh mạch giao nhau gọi là huyệt đạo. Khi một số huyệt vùng đầu bị tắc nghẽn, dòng khí không lưu chuyển được gây nên bệnh động kinh.
Để khôi phục lại dòng khí, người châm cứu dùng các kim nhỏ để khai thông huyệt đạo. Sau đó, bệnh nhân sẽ dùng thảo dược và chế độ ăn uống để giúp cho khí lưu chuyển cân bằng, hạn chế tái phát cơn động kinh.
Bob Clarke – chuyên gia châm cứu thuộc một phòng Châm cứu ở Eugene, Oregon phát hiện ra rằng chữa bệnh động kinh bằng châm cứu giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn co giật. Về mức độ hồi phục còn tùy thuộc vào thể bệnh cũng như độ nặng nhẹ.
Các cách châm cứu chữa bệnh động kinh
Để châm cứu hiệu quả thì người châm cứu cần phải có những kĩ năng và hiểu biết về các huyệt đạo trên cơ thể con người. Người châm cứu sẽ chọn huyệt theo triệu chứng rồi sau đó dùng kim châm kích thích mạnh với cường độ thích hợp.
Châm cứu chữa động kinh
Lúc lên cơn: Phép trị trừ đàm, khai khiếu, giải kinh, bình can tức phong.
Chọn huyệt: Bách hội, Phong phủ, Đại chùy, Hậu khê, Yêu kỳ.
Biện chứng phối huyệt: Hôn mê gia Nhân trung, Thập tuyên, Dũng tuyền; hàm răng nghiến chặt gia Hạ quan, Giáp xa; cơn về đêm gia Chiếu hải, ban ngày gia Thân mạch, cơn nhỏ phối hợp Thần môn, Nội quan, Thần đình; cơn cục bộ phối hợp Hợp cốc, Thái xung, Cự khuyết.
Cách châm: Tùy theo tình hình bệnh, mỗi lần chọn 4 – 5 huyệt, đang lúc lên cơn dùng kích thích mạnh, hết cơn có thể châm bổ hay tả tùy tình hình bệnh, châm mỗi ngày hay 2 ngày 1 lần, có thể phối hợp điện châm.
Giải thích tác dụng của huyệt: Bạch hội là huyệt hội các kinh dương, nơi thanh dương hội tụ nên có tác dụng tỉnh não khai khiếu.
Phong phủ thuộc Đốc mạch có tác dụng tức phong giải kinh. Đại chùy là huyệt giao hội của 6 kinh dương tay chân với Đốc mạch, có tác dụng thanh tiết giáng nghịch.
Hậu khê là huyệt kinh nghiệm trị động kinh. Yêu kỳ là huyệt ngoài kinh, vị trí ở mạch Đốc chuyên trị động kinh.
Ban ngày lên cơn là bệnh ở Dương kiểu nên dùng huyệt Thân mạch, ban đêm bệnh ở Âm kiểu thì huyệt Chiếu hải. Cơn nhỏ phối hợp Thần môn, Nội quan, Thần đình để an thần tỉnh não; cơn cục bộ phối hợp Hợp cốc, Thái xung để khai tứ quan điều hòa khí huyết thêm Dương lăng tuyềnđể thư cân, Tam âm giao điều khí của 3 kinh âm. Cơn tâm thần vận động dùng Phong long để thông ngực giáng đàm, Giản sử để tỉnh thần.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Lúc bệnh ổn định: Cần phân biệt hư thực. Đối với thực chứng dùng phép tức phong hóa đàm là chính, đối với hư chứng thì lấy kiện tỳ dưỡng tâm làm chủ.
Phép châm: Chứng hư thần môn, Nội quan, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Thái khê, Trung quản, Cự khuyết.
Thực chứng: Phong phủ, Đại chùy, Cưu vỹ, Phong long, Thái xung.
Tùy chứng phối huyệt: Sau khi lên cơn, người mệt: cứu Khí hải; trí lực giảm sút, tinh thần lú lẫn: gia Thận du, Quan nguyên (cứu). Mỗi lần chọn 4 – 5 huyệt. Cưu vỹ, Cự khuyết: châm nông, kích thích nhẹ.
Tác dụng của huyệt: Thần môn là nguyên huyệt của Tâm, dưỡng tâm an thần.
Nội quan: huyệt lạc của kinh Tâm bào thông với Âm duy mạch, lý khí thông trung tiêu. Túc tam lý là huyệt hợp của kinh Vị, huyệt cường tráng cơ thể, có tác dụng bổ trung, cường tráng, hóa đàm lợi thấp. Âm lăng tuyền: huyệt của kinh Tỳ, hợp dùng với Tam âm giao có tác dụng kiện tỳ hóa đàm, thông điều can thận.
Thái khê: huyệt nguyên của kinh Thận có tác dụng kiện thận bổ não. Trung quản là mộ huyệt của Vị, hòa vị khoát đàm.
Cự khuyết: mộ huyệt của Tâm, dưỡng tâm an thần. Cưu vỹ thuộc mạch Nhâm, giáng khí giải uất là huyệt chủ yếu trị động kinh. Phong long,
Thái xung: hóa đàm, bình can.
Phép cứu: Chọn huyệt đại chùy, Thận du, Túc tam lý, Phong long, Giản sử, Yêu kỳ.
Cách cứu: Mỗi lần chọn dùng 1 – 2 huyệt, dùng cách cứu làm chủ, 30 ngày cứu 1 lần, chọn dùng thay đổi các huyệt trên, 1 liệu trình 4 lần cứu.
Điện châm: Chọn huyệt như thể châm. Mỗi lần chọn 1 – 2 nhóm huyệt, dùng xung điện kích thích 20 – 30 phút, cách nhật. Một liệu trình 10 lần điện châm, nghỉ 1 – 2 tuần, tùy tình hình bệnh mà tiếp tục liệu trình tiếp theo.
Thủy châm: Chọn huyệt nội quan, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, Đại chùy, Thận du.
Cách thủy châm: Thường dùng các loại thuốc như Vitamin B1, Vitamin B12, Becozyme hoặc các dịch chích thuốc Đông y như Sinh địa, Bổ cốt chỉ, Đương quy … mỗi lần chích 0,5 – 1 ml, mỗi lần chọn dùng 2 – 3 huyệt, chích thuốc cách nhật, 1 liệu trình 10 lần chích.
Nhĩ châm: Chọn huyệt tâm, Can, Thận, Tỳ, Vị, Thần môn, Chẫm, Thân não, Dưới vỏ não.
Cách châm: Mỗi lần chọn châm 2 – 3 huyệt, thỉnh thoảng vê kim hoặc dùng điện châm, chôn kim lưu 2 – 5 ngày.
Đầu châm: Tùy theo tình hình lên cơn, chọn các khu động kinh, vận động, khu cảm giác … dùng kim 2 thốn số 28, lưu kim 30 phút, trong thời gian lưu kim, vê kim hoặc thêm điện châm tăng cường kích thích.
Châm cứu điều trị bệnh động kinh khá an toàn với người bệnh. Tuy nhiên khi tiến hành châm cứu để chữa trị động kinh thì người bệnh cần chú ý những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Chẳng hạn như kim để châm cứu không vô khuẩn có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, châm kim quá sâu có thể gây ảnh hưởng đến gan, mật hoặc gây ảnh hưởng đến mạch máu.
Vì vậy, bạn nên tìm những người có kinh nghiệm trong việc châm cứu để thực hiện châm cứu chữa bệnh động kinh. Người bệnh động kinh cũng không nên xem việc châm cứu là phương pháp chính điều trị bệnh động kinh mà chỉ nên xem đây là phương pháp hỗ trợ.
Tác dụng của phương pháp châm cứu đối với người bệnh động kinh
Châm cứu có thể thay đổi hoạt động của não để giảm cơn co giật. Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 98 người bị động kinh ở độ tuổi từ 2 – 52 tuổi ở Đức về công dụng của châm cứu với bệnh nhân động kinh. Tất cả những người tham gia được yêu cầu không uống thuốc điều trị động kinh khi thực hiện châm cứu. Kết quả cho thấy, sau thời gian châm cứu, có 65 người cảm thấy họ giảm rõ rệt những cơn co giật.
Các nhà khoa học phát hiện châm cứu có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng (đây là tác nhân hàng đầu khiến người bệnh bị lên cơn động kinh). Ngoài ra, châm cứu không chỉ làm giảm triệu chứng co giật ở bệnh nhân động kinh mà nó còn tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Theo ý kiến của bác sỹ Ruth Livingstone – Hiệp hội Y khoa Châm cứu Anh: “Châm cứu có thể giúp giảm bớt một số nguyên nhân làm bệnh động kinh nặng lên như stress, ngủ kém”
Không giống như các loại thuốc tây y kháng động kinh, khi thực hiện phương pháp châm cứu, người bệnh phải mất một khoảng thời gian để cảm nhận được hiệu quả. Nhưng khi phương pháp này đã cho tác dụng thì sẽ rất lâu dài.
Nên chọn địa chỉ uy tín để châm cứu chữa bệnh động kinh
Nên hay không nên chữa bệnh động kinh bằng phương pháp châm cứu?
Với lợi ích làm giảm số cơn và mức độ cơn động kinh, hoàn toàn có thể dùng phương pháp chữa bệnh động kinh bằng châm cứu, nhất là trường hợp động kinh ít đáp ứng với thuốc điều trị. Mặc dù vậy, để việc sử dụng cách chữa bệnh này đạt hiệu quả tốt, bệnh nhân cần hết sức lưu ý những điểm sau:
- Vẫn phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh động kinh
- Lựa chọn bác sĩ hoặc cơ sở thực hiện châm cứu uy tín, vì hiện nay có rất nhiều nhà thuốc đông y được mở ra mà không được cấp phép hoạt động, tay nghề và dụng cụ không đảm bảo gây hại đến bệnh nhân.
Đông y – Phương pháp điều trị bệnh động kinh mang lại hiệu quả cao
Theo Đông y, động kinh là do rối loạn của các cơ quan nội tạng như can, thận, tỳ làm mất cân bằng âm dương cho cơ thể. Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh động kinh bằng đông y là tác động trực tiếp vào nguyên căn gây bệnh, cải thiện Lục Phủ Ngũ Tạng, cân bằng Âm – Dương, từ đó sẽ loại bỏ bệnh tận gốc và hạn chế bệnh tái phát.
Đến nay, phương pháp đông y chữa bệnh động kinh ngày càng được nhiều người biết đến và ưu tiên sử dụng hơn, vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại kết quả tốt, đặc biệt là rất an toàn cho bệnh nhân. Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y là sự kết hợp giữa thuốc uống và phương pháp châm cứu, bấm huyệt,…giúp mang đến hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài.
Đông y điều trị bệnh động kinh đem lại hiệu quả cao
Đông y điều trị bệnh động kinh như thế nào?
Khi chữa bệnh động kinh bằng đông y, người bệnh sẽ được bác sĩ bắt mạch, thăm khám, xác định nguyên nhân và tình trạng hiện tại của người bệnh đang ở mức nào. Sau đó sử dụng các bài thuốc được gia giảm khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Bài thuốc số 1: Thiên ma, bối mẫu, mạch môn, viễn chí, chu sa, trần bì, phục linh, bán hạ chế, phục thần, đảng sâm, toàn yết, hổ phách, thạch xương bồ và một số loại thảo dược quý khác.
Bài thuốc số 2: Phục linh, Đan sâm, Viễn chí, Đảng sâm, Trần bì, Bạch truật, Kỷ tử, Hà thủ ô, Cam thảo và một số loại thảo dược quý khác.
Bài thuốc 3: Đương quy, Long đởm thảo, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm đều, Đại hoàng, Lô hội, Mộc hương, Xạ hương và một số loại thảo dược quý khác.
Bên cạnh đó, Đông y còn kết hợp sử dụng các phương pháp bổ trợ bên ngoài như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… nhằm lưu thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao tác dụng của các bài thuốc uống.
Tùy vào thể trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ châm và những huyệt đạo khác nhau cho người bệnh, bao gồm các huyệt như: Bách hội, Phong trì, Thân trụ, Thần đạo, Cân súc, Trường cường, Đại lăng, Nội quan, Thần môn, Hành gian,…
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đây, bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể hơn về chữa bệnh động kinh bằng châm cứu và có thêm lựa chọn trong hành trình chống lại căn bệnh này.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn