Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh động kinh

Vậy, những biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh động kinh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ngày đăng: 19-09-2022

376 lượt xem

1. Nguyên nhân dẫn đến động kinh ở trẻ mà bạn nên biết?

- Người mẹ bị chấn thương trong thời kì mang thai: Trong quá trình mang thai người mẹ vì vô tình hoặc hữu ý bị chấn thương, va đập vào vùng bụng, làm ảnh hưởng đến thai nhi, dễ dẫn đến co giật động kinh ở trẻ sau này.

- Do yếu tố di truyền: Trường hợp này thường có tỉ lệ thấp, vì để có yếu tố di truyền thì trong gia đình phải có vài người bị bệnh động kinh theo trực hệ và bàng hệ mới có tỉ lệ di truyền.

- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé không đầy đủ: Khi mang thai người mẹ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ và thai nhi dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng và kém phát triển từ trong bụng mẹ. Hoặc khi trẻ chào đời mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất (trường hợp trẻ bú sữa mẹ) và trong chế độ dinh dưỡng của bé.

Khi cơ thể trẻ bị thiếu một thành phần dinh dưỡng nào đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của Can (Gan) làm cho nó hoạt động không được tốt như chức năng vốn có của nó. Dẫn đến hiện tượng “Can không tàng được khí huyết” để lưu thông khí huyết trong cơ thể, về lâu dài hiện tượng tắc nghẽn mạch sẽ xảy ra. Và dẫn đến chứng co giật động kinh ở trẻ.

- Trong quá trình chuyển dạ người mẹ bị cạn nước ối, phải sinh mổ: Khi sinh người mẹ bị cạn ối, nếu không có sự can thiệp kịp thời của Bác sĩ thì tỉ lệ trẻ bị co giật động kinh sẽ rất cao. Vì khi cạn ối, sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị ngạt khiến khí huyêt không lưu thông làm trẻ mất oxy cung cấp cho não bộ . Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra động kinh cho trẻ.

- Trẻ sinh thiếu tháng:

Khi các bé bị sinh non sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh học của các chức năng lục phủ ngũ tạng và hệ tuần hoàn. Khi chưa đủ tháng tuổi để thích hợp với các chức năng sinh học. Cơ thể phải cố gắng thích nghi, dẫn đến hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa phải chịu một áp lực lớn.

Có thể trong số ấy có tạng Can (gan) đã làm việc quá sức khiến nó không hoàn thành trách nhiệm “tàng khí huyết” mà Tâm (Tim) vận hành lọc máu để đi nuôi cơ thể, dẫn đến tắc nghẽn gây nên chứng động kinh co giật ở trẻ.

- Thực hiện hút thai khi sinh:

Phương pháp này có tỉ lệ rất cao dẫn đến co giật động kinh ở trẻ. Bởi khi thực hiện việc hút thai sẽ gây ảnh hưởng ở phần đầu của trẻ. Trong khi với một em bé sơ sinh thì vùng đầu rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất.

- Trẻ bị chấn thương vùng đầu:

Khi các bé chưa biết đi, đôi khi người lớn sẽ có những động tác vì vô tình không biết nên thường tung bé lên cao hay vừa bế vừa lắc và xoay người của bé. Việc làm này rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

Chấn thương vùng đầu ở trẻ em dễ gây ra bệnh động kinh

Khi trẻ mới tập bò, tập đi sẽ khó tránh khỏi bị té, ngã, va đập vào đầu gây ảnh hưởng đến kinh mạch nào đó làm kinh đó bị tổn thương, khó hồi phục có thể đến co giật động kinh.Vì vậy, người lớn cần chú ý tránh và hạn chế tối đa việc trẻ bị té ngã. 

2. Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh có nhiều mức độ khác nhau, ở mức độ bệnh nhẹ, trẻ chỉ lên một vài cơn động kinh. Khi được điều trị bằng các thuốc chống động kinh đúng và đầy đủ, bệnh sẽ không còn tái phát và khỏi bệnh.

Mức độ bệnh nặng, cơn giật xuất hiện nhiều kèm theo các bệnh khác như bại não, chậm phát triển, cần điều trị kéo dài thậm chí phụ thuộc hoàn toàn vào các thuốc chống động kinh, có một tỷ lệ bệnh không đáp ứng được thuốc (động kinh kháng thuốc).

Động kinh nếu không được phát hiện sớm, can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như cuộc sống sinh hoạt sau này của trẻ. Có thể kể đến như trong quá trình sinh hoạt, trẻ lên cơn co giật động kinh rất dễ gây tai nạn, đuối nước, bỏng… Những cơn co giật kéo dài nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể gây suy hô hấp, thiếu oxy não, dẫn đến tử vong…

Bệnh động kinh ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra những cơn động kinh có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và vận động của trẻ. Trẻ học tập sa sút, kiểm soát hành động kém, giao tiếp xã hội bị hạn chế… gây khó khăn đến học tập và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ sau này.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Các phương pháp điều trị động kinh cho trẻ

- Điều trị động kinh cho trẻ bằng phương thuốc Đông y:

Hiện nay, việc sử dụng phương thuốc đông y để điều trị động kinh đã và đang được nhiều người tin dùng, bởi các thành phần thuốc điều có nguồn gốc từ thiên nhiên và không hề gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc để bạn tham khảo.

Hóa đàm tức phong, khai khiếu: Triệu chứng thường thấy như cơn động kinh xảy ra đột ngột, người bệnh bất tỉnh, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép, thở khò khè, đại tiểu tiện không biết, hôn mê, tỉnh dần sau một thời gian ngắn. Sau đó bệnh nhân mệt mỏi.

Bài thuốc thứ nhất: bố chính sâm 20g, trần mễ 20g, nam tinh sao 20g, quế 4g, ý dĩ 40g, trần bì 20g, toàn yết 20g. Tất cả tán nhỏ rây bột mịn, ngày dùng 40g với chu sa 2g cho vào tim lợn, hấp cách thủy cho người bệnh ăn, mỗi tuần ăn 3 lần, trong 3 tuần là một liệu trình.

Bài thuốc thứ hai: thiên ma 12g, bối mẫu 6g, mạch môn 12g, viễn chí 12g, cương tàm 12g, chu sa 6g, trần bì 6g, phục linh 12g, đởm nam tinh 12g, bán hạ chế 12g, phục thần 12g, đảng sâm 16g, toàn yết 12g, hổ phách 6g, thạch xương bồ 8g. Tất cả tán nhỏ rây bột mịn, lấy nước trúc lịch, gừng, cam thảo nấu thành cao trộn với bột, hoàn viên. Ngày 4g, chia 2 lần. Nên cho uống trước khi lên cơn.

Đông y được đánh giá an toàn và hiệu quả trong điều trị động kinh

Can phong đàm trọc: Triệu chứng thường gặp như trước khi lên cơn, bệnh nhân có cảm giác váng đầu, chóng mặt, ngực tức, mệt mỏi, tinh thần nôn nao, đột nhiên kêu lên và ngã gục, bất tỉnh, sắc mặt tái nhợt, hàm răng nghiến chặt, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, tay chân run giật, tiêu tiểu không tự chủ, tạm thời mất ý thức, hai mắt dại, không nói được, vật đang cầm buông rơi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu nhầy, mạch huyền hoạt. Phép trị: Hóa đàm, tức phong, khai khiếu, định kinh.

Bài thuốc: Định giản hoàn gia giảm: Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Toàn yết 6g, Hổ phách 12g (hòa uống), đàm khó khạc gia Toàn qua lâu 30g, đàm rãi loãng trong gia Can khương 5g.

- Dùng thuốc tây y điều trị cho trẻ động kinh:

Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi đã xác định chắc chắn về loại cơn động kinh, hội chứng động kinh. Các loại thuốc tây y điều trị động kinh được chọn theo từng loại cơn và bắt đầu bằng liệu trình đơn trị liệu. Có thể tăng dần liều thuốc cho tới khi đạt liều hữu hiệu và duy trì liều đó hằng ngày cho tới khi cắt cơn cuối cùng. Trẻ bị động kinh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc và uống thuốc theo các nguyên tắc sau:

- Uống theo đúng chỉ định của bác sĩ;

- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều;

- Uống thuốc thường xuyên, liên tục và chỉ được ngừng thuốc khi có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Nếu ngừng thuốc đột ngột có thể làm bệnh nặng thêm;

- Ghi sổ theo dõi theo cơn động kinh (số cơn, loại cơn, ngày giờ có cơn,...);

- Định kỳ khám chuyên khoa thần kinh theo hướng dẫn của bác sĩ;

- Xác định việc sẽ phải uống thuốc lâu dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

- Thực hiện phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh động kinh:

Khoảng 10 đến 20% bệnh nhân bị co giật khó chữa, không thể điều trị y tế có thể xem xét cho phẫu thuật điều trị động kinh thông thường. Nếu cơn động kinh bắt nguồn từ một điểm, vùng có thể cắt bỏ được trong não, việc cắt bỏ ổ động kinh ổ thường giúp cải thiện rõ rệt việc kiểm soát cơn động kinh.

Nếu ổ khởi phát ở thùy thái dương trước giữa, việc cắt bỏ sẽ giúp giải quyết cơn co giật ở khoảng 60% bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân không còn co giật và không cần dùng thuốc, nhưng nhiều người vẫn cần thuốc, tuy nhiên có thể giảm liều và chỉ cần đơn trị liệu. Vì phẫu thuật đòi hỏi phải kiểm tra và theo dõi chuyên sâu, những bệnh nhân này tốt nhất nên được điều trị ở các trung tâm động kinh chuyên biệt.

Phẫu thuật não điều trị bệnh động kinh dành cho bệnh nhân kháng thuốc

- Kích thích não sâu:

Hệ thống kích thích thần kinh đáp ứng (RNS) là một thiết bị kích thích thần kinh có thể lập trình được cấy ghép nội sọ và kết nối với các dải vỏ não được phẫu thuật đặt vào 2 ổ động kinh trong não. Khi hệ thống phát hiện hoạt động của động kinh, nó trực tiếp kích thích sự tập trung động kinh, với mục đích làm gián đoạn hoạt động của động kinh trước khi cơn động kinh có thể phát triển.

Đây là một liệu pháp phẫu thuật bổ trợ nhằm làm giảm tần số cơn động kinh ở người lớn có cơn co giật khởi phát ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật động kinh thông thường.Trong một nghiên cứu, RNS làm giảm cơn co giật 70% (trung bình) ở bệnh nhân động kinh thùy thái dương trong khoảng thời gian theo dõi là 6 năm.

- Kích thích thần kinh phế vị:

Kích thích điện liên tục dây thần kinh phế vị trái sử dụng thiết bị tạo nhịp cấy ghép (kích thích dây thần kinh X) là liệu pháp bổ trợ cho điều trị thuốc ở những bệnh nhân co giật không kiểm soát và không có chỉ định phẫu thuật.

Thủ thuật này làm giảm số cơn động kinh cục bộ ≥ 50% trong khoảng 40% bệnh nhân. Sau khi thiết bị được lập trình, bệnh nhân có thể kích hoạt nó bằng nam châm để ngăn cơn động kinh sắp xảy ra. Tuy nhiên, biện pháp này thường ảnh hưởng đến dây thanh quản của bệnh nhân.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha