Sốt co giật ở trẻ có thể coi là lành tính nếu chỉ xảy ra một vài lần, tuy nhiên nếu tình trạng này không được kiểm soát tốt sẽ để lại di chứng động kinh.
Ngày đăng: 29-09-2018
901 lượt xem
Nguyên nhân trẻ sốt co giật
Khi thân nhiệt tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể, hệ thần kinh trẻ sẽ bị kích thích quá mức và dẫn đến co giật. Nguyên nhân sau có thể khiến cho trẻ bị sốt cao co giật:
- Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thủy đậu, mọc răng, viêm amidan hoặc sốt virus – đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Sau khi tiêm chủng: Một số loại vacxin sau khi tiêm chủng có thể khiến trẻ bị sốt như vacxin phòng ngừa quai bị, sởi, rubella, ban đào (MMR)…
- Trẻ bị dị ứng, ngộ độc thức ăn, do tác dụng phụ của thuốc.
- Trẻ mắc một số bệnh như bệnh tự miễn, bệnh ung thư, chấn thương.
– Nguyên nhân không xác định: một số trường hợp hiếm gặp trẻ sốt co giật không rõ nguyên nhân.
Không nên chủ quan trước tình trạng trẻ bị sốt cao co giật
Ngoài ra, có một số nguyên nhân trẻ sốt co giật dễ bị tái phát như:
- Tiền sử gia đình có bố mẹ bị sốt co giật
- Trẻ đã từng có cơn sốt co giật phức tạp, hoặc cơn co giật xảy ra ngay cả khi sốt nhẹ cũng chính là yếu tố khiến sốt co giật dễ tái phát hơn.
Hầu hết các cơn sốt co giật đơn giản đều lành tính và không có bằng chứng gây tổn thương não bộ, sau cơn co giật trẻ có thể hồi phục hoàn toàn và ít ảnh hưởng đến trí tuệ.
Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 95 – 98% trẻ bị sốt co giật không phát triển thành động kinh, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp gặp phải di chứng động kinh nếu cơn co giật kéo dài trên 15 phút và lặp lại nhiều lần.
Khi nào trẻ sốt co giật cần được cấp cứu?
Mặc dù trẻ sốt co giật có thể được cha mẹ chăm sóc tại nhà, tuy nhiên trong những trường hợp sau cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở ý tế để được hỗ trợ:
– Trẻ sốt co giật trên 5 phút, không có dấu hiệu thuyên giảm, khó thở kèm theo tím tái toàn thân, có biểu hiện chậm chạp và lơ mơ, không tỉnh táo.
- Sau khi co giật 1 – 2 giờ trẻ không tỉnh táo trở lại, kèm biểu hiện mất nước như da khô, môi tái nhợt, mắt trũng…
- Nếu trẻ kèm theo các biểu hiện như cổ cứng, nôn mửa, hoặc ở trẻ sơ sinh có xuất hiện một điểm lồi lên ở trên đỉnh đầu là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm màng não, cần được cấp cứu nhanh chóng.
Cần cấp cứu kịp thời trẻ co giật trên 5 phút
Trong điều trị sốt co giật đã biến chứng thành động kinh, trẻ có thể được cân nhắc sử dụng một số thuốc chống co giật như phenobarbital hoặc valproate (Depakin), tuy nhiên lại tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ như buồn ngủ ly bì, lơ mơ, giảm nhận thức, rối loạn tiêu hóa…
Nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên tham khảo một số phương thuốc chữa động kinh bằng Đông y có nguồn gốc từ thảo dược để giúp an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, có tác dụng điều trị bệnh động kinh ở trẻ một cách an toàn và hiệu quả.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn