4 biểu hiện dễ nhận biết cơn co giật động kinh ở trẻ sơ sinh

Các cơn co giật động kinh ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện nhiều lần, trong khi đó, co giật do sốt và các nguyên nhân khác thường chỉ xuất hiện một lần.

Ngày đăng: 31-03-2018

1,681 lượt xem

Cử động lặp đi lặp lại

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh tấn công trẻ dưới 2 tháng tuổi. Loại co giật này thể hiện ở triệu chứng cử chỉ lặp lại, chẳng hạn như mút, chớp mắt và giật mi mắt, thè lưỡi, liếm môi và ngưng thở. Ngoài ra, còn có một số hành động rõ ràng hơn như vẫy cổ tay, đập cánh tay giống chèo thuyền hoặc chân làm động tác đạp xe.

Bệnh đông kinh ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết 

Co cơ

Bệnh động kinh gây co giật ở trẻ sơ sinh từ 1 - 2 tuổi. Các cơn co giật này có triệu chứng là các cơn co cơ mạnh và bất ngờ, thường xuất hiện vào sáng sớm trong khi trẻ đang ngủ hoặc lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn. Sự co cơ có thể xảy ra ở các bó cơ ảnh hưởng đến đầu, cổ, chân, thân và cánh tay. Mỗi cơn co cơ có thể chỉ kéo dài vài giây và nhẹ đến nỗi khó phát hiện ngay nhưng sẽ khiến cho đứa bé khóc ré lên rất to.

Mất ý thức

Co giật cơn lớn hoặc nghiêm trọng có thể xuất hiện ở trẻ trên 2 tháng tuổi. Do trẻ ngừng thở tạm thời nên có thể sẽ mất đi ý thức. Môi của trẻ còn có thể biến thành màu xanh do thiếu oxy. Các triệu chứng này luôn làm các bậc phụ huynh vô cùng hoảng sợ.

Cứng cơ

Tổ chức Mayo Clinic cho biết co giật cơn lớn và co giật do sốt cao ở trẻ sơ sinh có thể gây cứng hoặc liệt cơ. Viện nghiên cứu các Chứng Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ của Mỹ giải thích rằng các triệu chứng cứng cơ thường kéo dài khoảng 5 phút, bao gồm các biểu hiện như nhìn chằm chằm, cứng hoặc mềm cơ và mất trương lực cơ. Do đó, cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ và báo cho bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể khi thấy điều bất thường.

Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật

- Khi trẻ bị co giật, cha mẹ nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ.

- Khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh dịch vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

- Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.

Điều trị co giật, động kinh ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều loại thuốc chống động kinh được sử dụng để kiểm soát các cơn co giật, động kinh ở trẻ như phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, valproat,… Việc lựa chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào loại động kinh, tuổi khởi phát, nguyên nhân và các thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh khác. Bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh còn chưa phát triển toàn diện, nên việc sử dụng thuốc điều trị động kinh cần hết sức thận trọng và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bênh động kinh ở trẻ sơ sinh

Điều trị động kinh bằng các phương thuốc đông y có tác dụng an thần, trấn tĩnh các xung điện bất thường trong não bộ, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ cơn và hạn chế ảnh hưởng của các cơn co giật động kinh lên não trẻ. Hơn nữa, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con bởi đây là các thảo dược tự nhiên hoàn toàn lành tính, không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh sau này.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha