Yếu tố gây tăng nguy cơ sốt cao co giật ở trẻ

Nhiều cha mẹ chủ quan để trẻ sốt cao dẫn đến cơn co giật và thậm chí không có giải pháp phòng ngừa khiến tình trạng này tái diễn nhiều lần gây bệnh động kinh.

Ngày đăng: 11-04-2019

1,118 lượt xem

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?

Thông thường trẻ có nguy cơ bị co giật khi thân nhiệt trẻ tăng nhanh đột ngột hoặc sốt cao trên mức 39oC. Tuy nhiên, với những trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì những lần sau, tình trạng này có thể xuất hiện khi trẻ mới chớm sốt (≥ 38.5oC), thậm chí trẻ không sốt cũng có thể bị co giật.

Trong cơn co giật, trẻ sẽ mất ý thức và tay chân run rẩy không kiểm soát. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: trợn mắt, chân tay gồng cứng, co giật chỉ ở một bên hoặc một phần của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân. Đôi khi trong cơn co giật do sốt, một đứa trẻ có thể mất ý thức nhưng sẽ không có biểu hiện run rẩy.

Sốt cao co giật ở trẻ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Yếu tố gây tăng nguy cơ sốt cao co giật ở trẻ

Trẻ có nguy cơ cao bị co giật do sốt nếu thuộc các trường hợp sau:

- Trẻ ốm sốt do nhiễm virus cúm, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng tai, sau tiêm phòng vaccin bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, quai bị… bởi trong những trường hợp này trẻ thường sốt cao liên tục và kéo dài.

- Trẻ trong giai đoạn 6 tháng – 5 tuổi có nguy cơ cao bị sốt co giật, phổ biến nhất là trẻ trên 1 tuổi.

- Tiền sử gia đình có người bị sốt co giật hoặc động kinh.

- Trẻ mắc các bệnh lý như: viêm não, viêm màng não, chậm phát triển…

Động kinh là biến chứng nguy hiểm do trẻ bị sốt co giật

Sốt cao co giật có nguy hiểm không?

Hầu hết cha mẹ sẽ cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy con bị sốt cao co giật, tuy nhiên tình trạng này sẽ ít khi gây nguy hiểm nếu cơn ngắn dưới 15 phút. 

- Tổn thương não bộ: Cơn co giật tái phát nhiều lần có thể gây tổn hại đến các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng vận động, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.  

- Di chứng động kinhNão bộ hoạt động theo cơ chế tự sửa chữa và thích nghi do đó cơn co giật tái diễn thường xuyên sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, trẻ cứ sốt là co giật, thậm chí không sốt cũng co giật, lâu dần phát triển thành động kinh rất khó kiểm soát. Nguy cơ mắc động kinh sẽ cao khi trẻ bị bại não, chậm phát triển hoặc có bất thường trong hệ thần kinh, tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh…

- Tai nạn bất ngờ: Nhiều phụ huynh không kịp sơ cứu cho trẻ do cơn co giật xuất hiện đột ngột, dẫn đến những tai nạn bất ngờ như: té ngã, sặc thức ăn…

Giải pháp ngăn chặn co giật do sốt tái phát, hạn chế di chứng động kinh

Với những trường hợp trẻ bị sốt co giật nhiều lần, có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh động kinh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc chống co giật, thuốc an thần trong thời gian ngắn nhằm giúp trẻ kiểm soát cơn co giật tốt hơn.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học khuyến cáo trẻ sốt co giật đã bị tiến triển thành bệnh động kinh nên được sử dụng các phương thuốc hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên trong các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh động kinh.

Bởi lẽ, một số hoạt chất có trong những thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não bộ, làm dịu những kích thích quá mức của hệ thần kinh, phòng ngừa co giật do mọi nguyên nhân, hạn chế di chứng động kinh, an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ.

Sốt cao co giật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần biết khi nào trẻ sốt cao có nguy cơ bị co giật, đồng thời nắm rõ cách xử trí nhằm hạn chế tối đa những biến chứng do bệnh động kinh.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha