Trẻ lắc đầu liên tục trong lúc ngủ là bệnh lý gì?

Trẻ em có biểu hiện lắc đầu liên tục, tay đưa lên chà vào mặt, nhiều đêm tỉnh giấc, lắc đầu quầy quậy, khiến cả gia đình lo lắng có phải con mình có phải mắc chứng bệnh gì đó kỳ lạ hay không?

Ngày đăng: 09-05-2018

1,755 lượt xem

Trẻ lắc đầu liên tục trong đêm là bệnh lý gì?

Rối loạn vận động nhịp nhàng là hiện tượng trẻ xuất hiện các cử động nhịp nhàng lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ, thường xảy ra trước và trong lúc trẻ đang ngủ. Các rối loạn này có thể xuất hiện với các dấu hiệu như:

- Đập đầu: Trẻ đập đầu vào gối hay đệm, thường ở tư thế nằm sấp. Ở tư thế ngồi, trẻ có thể đập đầu nhiều lần vào tường hay vào thành cũi, thành giường.

- Lắc đầu: Trẻ xoay đầu và cổ từ bên này sang bên kia, thường ở tư thế nằm ngửa. Có những trẻ đặt tay lên đầu khi lắc khiến toàn bộ cánh tay và thân trên chuyển động theo.

- Đung đưa toàn thân: Trẻ quỳ trên tứ chi và lắc mạnh toàn thân theo hướng trước sau.

- Một số biểu hiện khác: Lăn người, lăn chân, đập chân... liên tục, đôi khi, trẻ có thể phát ra tiếng kêu lớn hay tiếng rên khe khẽ. Trẻ ngừng vận động sau khi đi vào giấc ngủ hoặc khi bị người lớn lay gọi và không nhớ gì sau 

Nếu trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường và chỉ có những hành vi này về đêm hay vào giờ ngủ trưa thì cha mẹ không cần lo lắng, đây là cách trẻ dùng để tự đưa mình vào giấc ngủ, nhất là khi chúng ở độ tuổi 6 đến 9 tháng.

Trẻ thường có nhiều biểu hiện bất thường trong lúc ngủ khiến cha mẹ lo lắng

Cha mẹ cần làm gì khi con có những rối loạn vận động nhịp nhàng?

- Không ngăn cản, giữ chặt trẻ: Các biểu hiện lắc đầu, đập đầu hay đung đưa người là những hoạt động bình thường của trẻ, đa phần chúng sẽ tự hết khi trẻ lên 6 tuổi. Do vậy, thay vì tìm cách ngăn cản con, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi đùa với con vào ban ngày và phớt lờ hành vi này vào ban đêm.

- Giúp con thư giãn, giảm căng thẳng: Hãy giúp trẻ có một tâm lý thoải mái và ổn định, bạn có thể trả lời các câu hỏi như con có đang lo sợ điều gì không, có nhận đủ sự quan tâm của người thân hay không, có bị thay đổi thói quen nào đó hay không hoặc có đang mọc răng hay bị đau chỗ nào hay không?

Một số rối loạn vận động nhịp nhàng vào ban đêm là dấu hiệu chỉ điểm cho nhu cầu cần được quan tâm hơn vào ban ngày của bé. Hãy dành nhiều thời gian âu yếm con, bên con để giúp con bớt lo lắng và thấy tự tin hơn.

- Giúp con giải phóng năng lượng dư thừa trước khi đi ngủ: tăng thời gian cho bé chơi đùa ngoài trời, cho bé chơi trò ném bóng, nhảy dây… Tích cực tiêu hao năng lượng lúc ban ngày có thể làm giảm một phần các rối loạn vận động về đêm.

- Chơi với con bằng các hoạt động nhịp nhàng: lắc nôi, đu võng, ngồi xích đu, bập bênh, chơi các trò vỗ tay...sẽ góp phần làm giảm các vận động nhịp nhàng khi ngủ của trẻ.

Cha mẹ nên chơi đùa cùng con để hạn chế rồi loạn vận động của con về đêm

- Cho con nghe nhạc để giúp ngủ ngon hơn: Cho bé nhảy múa theo điệu nhạc vào ban ngày để giải tỏa năng lượng và mở nhạc nhẹ nhàng có nhịp điệu rõ ràng vào buổi tối để giúp bé thư giãn.

- Tạo thói quen trước giờ đi ngủ và ngủ đúng giờ: Duy trì đều đặn các công việc quen thuộc trước giờ đi ngủ và ngủ đúng giờ, dành thời gian âu yếm con lúc này cũng là cách tốt để giúp trẻ thư giãn.

Tóm lại, cha mẹ không nên quá chú tâm vào các hành vi rối loạn vận động nhịp nhàng của trẻ mỗi đêm.

Chỉ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bạn thấy những hành vi quá bất thường gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của trẻ, nếu bạn nghi ngờ con bị co giật hoặc bị chấn thương, bác sĩ sẽ là người giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha