Nhiều nhân vật nổi tiếng đã được xem như là mắc phải bệnh động kinh, trong đó có hoàng đế Napoleon và danh họa Van Gogh.
Ngày đăng: 12-06-2018
1,570 lượt xem
Napoléon Ier (1769 – 1821)
Giả thuyết về bệnh động kinh ở vị hoàng đế nổi tiếng này dựa trên 2 giai đoạn của cuộc đời ông.
Lần đầu tiên, xuất hiện đột ngột vào đêm ngày 10/91804, theo như lời kể của Charles-Maurice de Talleyrand: “ông té ngã xuống đất; ông chỉ kịp bảo tôi đóng cửa lại. Tôi cởi cái cravate cho ông ấy vì ông bị ngộp thở; ông không nôn chút nào, nhưng rên rỉ và sùi bọt mép ra. Ông bị một kiểu co giật kéo dài khoảng 15 phút; chúng tôi đặt ông ấy lên ghế bành; ông bắt đầu nói và sửa sang quần áo trở lại; chúng tôi dặn dò với nhau là phải giữ kín và nữa giờ sau đó, ông đang trên đường đến Karsruhe”.
Lần thứ 2 vào năm 1806, một nữ diễn viên hài kịch George 20 tuổi la lớn một cách hoảng hốt khi nhận thấy Napoléon sắp ngất đi và đang kêu cứu. Sau đó, người ta biết rằng gã bạo chúa đã bị một cơn động kinh.
Khi hắn tỉnh dậy, câu hỏi đầu tiên của hắn là tại sao hoàng hậu và mọi người lại ở trong phòng hắn. Và khi hắn biết rằng họ đến vì tiếng la của cô George thì hắn nhảy chồm một cách hung hãn lên cô, và ném cô ra cửa ngay giữa khuya. Ngày hôm sau, cô này nhận được lệnh phải rời khỏi Paris để đi Saint Petersbourg.
Napoleon là vị hoàng đế nổi tiếng được chuẩn đoán mắc bệnh động kinh
Vincent Van Gogh (1853 – 1890)
Ông bị xem là bệnh tâm thần cho đến khi có bài thuyết trình của H. Gastaut tại Bảo tàng Municipal tại La Haye vào thứ Hai 28 tháng 11 năm 1955. với một đầu đề: “Bệnh của Van Gogh được xem như là một hướng mới về khái niệm của động kinh tâm thần vận động” (Gastaut, 1956).
Các cơn bệnh của nhà nghệ sĩ bắt đầu vào năm 1888 dưới hình thức tâm thần vận động thường xuất hiện sau giai đoạn lú lẫn hay một dạng như mất ý thức. Trong cơn đầu tiên, Van Gogh ném một chai rượu vào mặt Gauguin trước khi bỏ đi nằm và ngủ, không còn nhớ gì vào hôm sau nữa. Trong cơn thứ 2, ông vũ trang bằng một con dao cạo và đuổi theo một người bạn; tự cắt dái tai trái và mang đến cho một cô gái điếm, “cô bạn Rachel của ông”, sau đó ông nằm nghỉ, thức dậy vào hôm sau thì ông không còn nhớ gì vào lúc sự việc xãy ra.
Danh họa Van Gogh là người được chuẩn đoán mắc bệnh động kinh
Tháng Tư năm 1889, ông đánh một người bảo vệ, sau đó vừa chạy trốn vừa la hét với tình trạng ảo giác về dĩ vãng, vì ông tin rằng bị một cảnh sát và môt đám đông đe dọa ông mà điều này đã xãy ra trước đó 2 tháng.
Người ta ghi nhận tình trạng lú lẫn kéo dài có thể đến vài tuần, tình cảm kì lạ, hội chứng tự động, các giai đoạn kích động, cơn lúc ngủ, gợi ra các giai đoạn miên hành hay ác mộng ghê sợ.
Khi xét đến chẩn đoán động kinh, Gastaut nhận định rằng: “Tính cách của Van Gogh phù hợp với động kinh thái dương: dễ xúc động, tính xung động cực điểm, xung động tấn công xung quanh hay bản thân, giảm hoạt động tình dục”.
Cuối cùng, ông giải thích những đặc tính sau đó của cơn động kinh vì việc sử dụng rượu quá mức mà Van Gogh mắc phải khi ông đến Paris vào năm 1886, rượu vang và nhất là rượu apxanh, dù biết rằng, chất độc cuối có thể dẫn đến tình trạng kích thích, cơn co giật và tổn thương não.
Tại BV Saint-Rémy, BS Peyron đã viết trong bản xác nhận 24 giờ rằng: “tôi nhận định dựa trên hậu quả của tất cả những điều trước đây, rằng ông Van Gogh là đối tượng bị động kinh …”. Hơn nữa, Van Gogh đã được điều trị bằng bromure, là cách điều trị động kinh vào thời kì đó.
Vào năm 1922 và 1981, một cuộc điều tra trên nhiều BS chuyên khoa nhằm tìm ra chẩn đoán về bệnh của Van Gogh cho kết quả như sau: 55 người cho là động kinh, 41 cho là loạn thần, 13 cho là tâm thần phân liệt, 10 cho là rối loạn nhân cách, 9 cho là loạn thần hưng trầm cảm
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn