Điểm danh các loại co giật thường gặp ở trẻ em

Hiện tượng co giật ở trẻ em rất có thể là dấu hiệu của hệ thần kinh bị tổn thương, gây suy giảm nhận thức trong tương lai. Do đó, trẻ cần được chẩn đoán, xác định nguyên nhân kịp thời để có phương pháp điều trị phù hợp.

Ngày đăng: 21-09-2017

2,001 lượt xem

Các cơn co giật thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Co giật do sốt cao: Co giật do sốt cao là co giật toàn thân ngắn (dưới 15 phút) xảy ra 1 lần trong 24h ở trẻ bị sốt. Trẻ 6 tháng đến 5 tuổi thường bị co giật do sốt cao. Bệnh thường lành tính và không phát triển thành động kinh. Những cơn co thắt này thưởng xảy ra khi trẻ mới thức dậy hoặc sau khi bú. Trẻ sơ sinh có thể có hàng trăm cơn co thắt mỗi ngày.

Sốt cao co giật ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến

Cơn co cứng: Cánh tay hoặc chân của bé đột nhiên bị co cứng trong khoảng 20 giây và thường xuất hiện khi trẻ ngủ.

Rung giật cơ: Trẻ bị co giật cơ bắp một cách đột ngột. Nấc cũng là một dạng rung giật cơ hay gặp ở trẻ. Những cơn rung giật ở thường xảy ra vài lần trong ngày.

- Co giật do động kinh cục bộ: Trẻ bị động kinh cục bộ có thể bị nôn mửa, co cứng chân tay. Trẻ cũng có thể tự nhiên khóc thét lên và mất ý thức.  

- Co giật do động kinh vắng ý thứcBé nhìn chằm chằm về phía trước. Miệng bé cử động giống như đang nhai dù không có gì trong miệng. Những cơn động kinh vắng ý thức thường kéo dài từ 10 – 30 giây và có thể xảy ra vài lần trong ngày.

- Co giật do động kinh mất trương lực cơ: Động kinh mất trương lực cơ là cơn động kinh toàn thể. Khi lên cơn động kinh, các cơ của trẻ sẽ mất hết sức và khiến trẻ bị gật đầu về phía trước hoặc bị ngã khụyu xuống khi đang bò hoặc đang đi mặc dù trẻ vẫn còn ý thức.

Phải làm gì nếu trẻ bị co giật?

Nếu trẻ xuất hiện những cơn động kinh, cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại bác sỹ chuyên khoa thần kinh. Nếu có thể, cha mẹ hãy quay lại một đoạn video khi trẻ bị co giật và cho bác sỹ xem lại. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần để ý đến một số điều sau khi trẻ bị co giật: Cơn co giật của trẻ kéo dài bao lâu; Nơi bắt đầu co giật (cánh tay, chân, mắt); Biểu hiện của trẻ trước cơn co giật...

Khi trẻ xuất hiện cơn co giật thì cha mẹ cần hết sức thận trọng

Khi trẻ lên cơn co giật, để tránh chấn thương cha mẹ cần di chuyển các đồ vật cứng, sắc nhọn ra khỏi khu vực trẻ đang nằm. Không nên cố gắng đặt vật gì vào miệng trẻ; Gọi cấp cứu nếu cơn động kinh của trẻ kéo dài trên 5 phút.

Nếu con bạn có nguy cơ bị động kinh, bác sỹ có thể cho bạn làm điện não đồ, chụp cộng hưởng từ để xem có nguy cơ bị động kinh không và nguyên nhân gây động kinh trẻ là gì? Nếu trẻ xuất hiện cơn co giật  nhưng kết quả điện não đồ bình thường thì thường không đáng lo ngại. Đây thường là biểu hiện của co giật lành tính, trẻ sẽ phát triển bình thường khi lớn lên. Tuy nhiên, những trẻ sơ sinh có cơn co giật kèm theo kết quả điện não đồ bất thường sẽ có nguy cơ động kinh rất cao.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha