Hầu hết những trường hợp mắc bệnh động kinh đều khó có thể phát hiện ra ngay ở giai đoạn sớm, tuy nhiên, có 5 phương pháp có thể chuẩn đoán sớm bệnh động kinh.
Ngày đăng: 22-06-2018
1,433 lượt xem
Những thông tin chi tiết về cơn động kinh giúp ích rất lớn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. Nếu có người thân từng chứng kiến cơn động kinh của bạn, bạn hãy nhờ họ tới gặp bác sĩ để mô tả các biểu hiện một cách chính xác và cụ thể hơn, nhất là trong trường hợp bạn bị mất ý thức trong cơn động kinh.
Trong một số trường hợp, mặc dù các xét nghiệm này cho kết quả bình thường nhưng bạn vẫn có thể mắc chứng động kinh, còn gọi là động kinh vô căn.
Khai thác lịch sử giúp bác sĩ có những chẩn đoán ban đầu về bệnh động kinh
2. Điện não đồ (EEG) giúp việc chẩn đoán động kinh chính xác hơn
Đây là xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán động kinh. Bác sĩ sẽ gắn các điện cực nhỏ vào da đầu người bệnh để ghi lại hoạt động điện của não bộ trong khoảng 20 – 30 phút.
Một người được chẩn đoán là động kinh khi có- những thay đổi liên tục trong hoạt động điện não, điển hình là xuất hiện các sóng nhọn bất thường. Nếu trong khoảng thời gian 30 phút, bác sĩ chưa thể phát hiện ra bệnh thì có thể sẽ phải theo dõi điện não đồ trong 24 giờ, kể cả khi người bệnh ngủ để ghi lại khi cơn xảy ra.
Thông thường bác sĩ sẽ khuyên người bệnh thực hiện một hành động nào đó để làm tăng khả năng xuất hiện cơn động kinh vào ngày xét nghiệm, ví dụ như ngủ ít hoặc nhìn vào ánh sáng nhấp nháy…
3. Chụp cắt lớp vi tính (CT) nhằm xác định nguyên nhân gây động kinh
Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng tia X để chụp hình ảnh cắt ngang của não bộ, giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc của não có thể gây ra cơn động kinh như khối u, chảy máu, u nang,..
4. Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện ra vị trí tổn thương não
Đây cũng là một phương pháp ghi lại hình ảnh chi tiết về bộ não như chụp CT nhưng sử dụng nam châm, nhờ đó các bác sĩ có thể phát hiện ra tổn thương não hoặc bất thường trong não có thể gây ra cơn động kinh.
Chụp MRI để phát hiện thương tổn não gây ra động kinh
5. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nhằm xác định số lượng các loại tế bào máu, nồng độ đường, chất điện giải (natri, kali, canxi) trong máu, đánh giá chức năng gan thận và loại trừ sự có mặt của các bệnh khác như dị ứng, nhiễm trùng, tiểu đường,… có thể gây ra cơn động kinh hoặc ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại thuốc chống co giật thích hợp cũng như theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị sau này.
Các xét nghiệm này thường được thực hiện khi các cơn động kinh tiếp tục xảy ra hoặc nghi ngờ các phản ứng phụ là do thuốc gây ra.
Sau các thăm khám và xét nghiệm mà chẳng may bạn mắc phải động kinh, cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp và dần thay thế bằng phương thuốc từ Đông y với các thảo dược, tuân thủ chế độ ăn uống giảm tinh bột, giảm đường, tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá và tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng như điều trị bệnh được tốt hơn.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn