Động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi và những điều bạn chưa biết

Động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng khác, do đó, bạn nên biết cách nhận biết và xử lý kịp thời nếu thấy xuất hiện ở con mình.

Ngày đăng: 19-05-2022

783 lượt xem

Các dạng bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi thường gặp

Bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi dạng co thắt với dấu hiệu điển hình là trẻ gật điều liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực hoặc ngửa đầu ra sau, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi cứng. Dạng co thắt ở trẻ thường hết sau khi trẻ đã lớn, nhưng có không ít trường hợp phát triển thành các dạng động kinh khác, vì vậy nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.

Bệnh động kinh cơn lớn ở trẻ dưới 1 tuổi: Trẻ mắc bệnh động kinh dạng này thường có biểu hiện nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi dạng vắng ý thức tạm thời: Trẻ đột nhiên dừng mọi hành động đang làm, mắt nhìn chằm chằm về một hướng hoặc máy liên tục, miệng nhai hoặc mút lưỡi, không ý thức được cung quanh, trẻ sẽ bị té ngã nếu không được ẵm bồng.

Bệnh động kinh lành tính mang yếu tố gia đình: Xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi trẻ ra đời, với biểu hiện là các cơn giật cơ, ngừng thở khoảng từ 1-3 phút, tái diễn liên tục. Gần 20% trẻ mắc bệnh động kinh sơ sinh yếu tố gia đình có thể xuất hiện cơn động kinh thứ phát trước 2 tuổi và khi trưởng thành.

Bệnh động kinh tiến triển nặng, không rõ nguyên nhân ở trẻ với biểu hiện là các cơn co cứng hoặc co giật toàn bộ cơ thể, kèm theo dấu hiệu thở gấp, tím tái, xảy ra nhiều lần trong ngày, kéo dài hàng tháng trời, việc dùng thuốc thường không có tác dụng. Đối với trẻ mắc động kinh dạng này khi trưởng thành sẽ có những cơn động kinh mới, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Dạng động kinh cục bộ ở trẻ dưới 1 tuổi có đặc điểm ít phổ biến, khó điều trị, đa số không xác định được nguyên nhân. Bệnh thường xuất hiện trước 7 tháng tuổi, với dấu hiệu là cơn động kinh co giật cục bộ ngày càng tăng thành từng chuỗi liên tục, thay đổi ở các vị trí khác nhau dẫn đến cơn động kinh toàn thể. Ngoài ra, trong cơn co giât, trẻ có biểu hiện đầu quay sang một bên, mắt giật, miệng nhai, da tím tái, ngưng thở, tay hoặc chân co giật cục bộ. Bệnh có tiên lượng xấu, ảnh hưởng lớn sự phát triển tinh thần vận động của trẻ.

Bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi dạng hội chứng Ohtahara với những triệu chứng lâm sàng như: Lúc trẻ chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, sau một thời gian sẽ xuất hiện các cơn co thắt cơ, co giật nữa người, những triệu chứng này xảy ra thường xuyên khiến trẻ chậm phát triển về tâm lý cũng như thể chất. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh tiến triển nặng thành hội chứng West.

Hội chứng động kinh West là dạng động kinh nguy hiểm ở trẻ em

Hội chứng West  hay dạng động kinh cơn lớn thường gặp ở trẻ bú mẹ dưới 1 tuổi, bao gồm triệu chứng như cơn giật kiểu co thắt, trẻ mắc hội chứng này thường chậm phát triển. Nguyên nhân gây ra bệnh là do trẻ bị tổn thương não bộ trong lúc sinh hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Hội chứng West dễ chẩn đoán nhưng điều trị còn nhiều khó khăn vì đâylà một loại động kinh có tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc cao và tiên lượng khỏi bệnh cũng không thể nói trước,

Bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi dạng Dravet (DS): Đây là dạng động kinh di truyền nặng ở trẻ em, những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em mắc dạng Dravet là co giật khi sốt hoặc không sốt cũng co giật cơ nặng. Trong giai đoạn bệnh tiến triển, trẻ rất tăng động và mất kiểm soát hành vi. Không chỉ vậy, dạng động kinh này hầu như kháng thuốc điều trị cho nên trẻ có triệu chứng động kinh này cần áp sụng chế độ ăn kiêng ketogenic hạn chế năng lượng, tăng chất béo để ngăn chặn cơn động kinh tái phát.

Bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi dạng hội chứng Rasmussen có dấu hiệu điển hình là trẻ thường bị co giật nửa người, hạn chế khả năng nói và nhận thức. Khi bệnh nặng hơn dễ dẫn tới liệt nữa người, mất ý thức.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Những cách để chẩn đoán sớm bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi

Phương pháp đo điện não đồ là cách đầu tiên để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ

Đo điện não đồ (EEG) là một biện pháp để chuẩn đoán sớm và chính xác nhất bệnh động kinh.Trong điện não đồ, các điện cực, hoặc các cảm biến gắn trên da đầu của trẻ và chuyển đến một máy ghi lại hoạt động của các tín hiệu điện.

Lúc này trẻ được yêu cầu hít thở nhanh và sâu, hoặc cho trẻ nhìn vào một ánh sáng nhấp nháy để tạo ra thay đổi sóng tín hiệu. Bác sĩ sẽ nhìn vào đó để phân tích có sóng động kinh xuất hiện hay không.

Lưu ý cho bậc cha mẹ muốn cho con em mình thực hiện EEG  thì nên gội đầu trước ngày đo điện não đồ, tuyệt đối không sử dụng kem, dầu hay gel lên tóc khi vào phòng đo EEG.

Một EEG thường chỉ ghi lại khoảng 20-30 phút của sóng não, do vậy, các kết quả của nghiên cứu EEG  thường bình thường, ngay cả ở những người có bệnh động kinh. Vì vậy, kéo dài theo dõi điện não đồ có thể cần thiết, đòi hỏi trẻ nên được ở bệnh viện khoảng vài ngày để cho ra kết quả chính xác nhất.

Đo điện não đồ giúp phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi

Phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ nhờ chụp cộng hưởng MRI

Đối với những trẻ mắc bệnh động kinh do nguyên nhân thứ phát là tổn thương não bộ thì chụp MRI sẽ giúp chuẩn đoán chính xác nhất cũng như phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ. Ngoài ra, chụp MRI không có tác dụng phụ như  X quang nên ngày càng được chỉ định rộng rãi không chỉ cho thần kinh mà còn cho nhiều lĩnh vực khác: cơ xương khớp, tim mạch, bụng…

Lưu ý khi chụp MRI là trẻ phải giữ nguyên tư thế, không được cử động bất kì bộ phận nào mới cho ra kết quả chính xác nhất.

Một số biện pháp khác để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ như  xét nghiệm máu (CBC) được thực hiện với mục đích loại trừ các nguyên nhân gây nên nên cơn co giật mà không phải động kinh như thiếu canxi, hạ đường huyết

Điều trị bệnh động kinh cho trẻ dưới 1 tuổi bằng cách nào?

Tây y chữa bệnh động kinh ở trẻ em bằng cách nào?

Theo khoa học hiện đại, động kinh là bệnh sinh ra do việc truyền tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh gặp trục trặc dẫn đến những biểu hiện như co giật, tím tái, trợn mắt…Vậy nên, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh nhằm cắt cơn động kinh, chống co giật, hạn chế bệnh phát triển thành nhiều dạng nguy hiểm khác.

Khoảng 75% trẻ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh khi sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh ở trẻ em, tuy nhiên, vẫn có một số lượng không ít trẻ bị kháng thuốc hoặc gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc gây ra.

Một số thuốc kháng sinh điều trị bệnh động kinh phổ biến như:

- Phenobarbital là một trong những thuốc chống co giật lâu đời và an toàn nhất cho trẻ em. Nó thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tác dụng phụ: Sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng điều trị, một số trẻ có thể quá hiếu động, hung hăng, và mất ngủ phải ngưng điều trị thuốc.

- Valproic acid có hiệu quả trong việc điều trị nhiều rối loạn co giật ở trẻ em.Tác dụng phụ: Trẻ em uống axit valproic biểu hiện gia tăng cảm giác ngon miệng và tăng cân, buồn nôn và ói mửa, nghiêm trọng nhất là là suy gan

- Phenytoin được dùng để chống co giật hàng ngày, hoặc được tiêm tĩnh mạch trong phòng cấp cứu để ngăn chặn một cơn động kinh liên tục. Thuốc có tác dụng phụ như phát ban, yếu xương, buồn nôn, mất ngủ.

Carbamazepine (Tegretol) thường được dùng để điều trị các rối loạn động kinh cục bộ, Thuốc không gây mất ngủ nên được ưu tiên sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên, khi dùng carbamazepine lâu ngày sẽ dẫn đến giảm bạch cầu khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng. 

Bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi 

Phẫu thuật chữa bệnh động kinh

Có những trường hợp trẻ mắc bệnh động kinh nặng, không đáp ứng với thuốc sẽ được xem xét phẫu thuật, nhằm loại bỏ khu vực não bị tổn thương. Phương pháp này không phải là không có rủi ro, một số trẻ có tỉ lệ tử vong cao hơn sau khi phẫu thuật hoặc ảnh hưởng đến vận động, trí tuệ của trẻ.

Kích Thích Vagal: Các chất kích thích thần kinh vagal là một thiết bị điện nhỏ chạy bằng pin, được cấy dưới xương đòn. Chúng hoạt động bằng cách cung cấp tín hiệu điện liên tục cho các dây thần kinh, những tín hiệu này được truyền tới não, ức chế cơn động kinh. Đây chỉ là một cách hỗ trợ điều trị chứng không phải là sự thay thế cho các loại thuốc chống động kinh.

Đông y chữa bệnh động kinh ở trẻ như thế nào?

Theo đông y, bệnh động kinh ở trẻ em nói riêng và bệnh động kinh nói chung có nguyên nhân gây bệnh do di truyền, té ngã dẫn đến chấn thương não bộ, tình chí bị kích động làm công năng hoạt động của các tạng tâm can tỳ, thận dẫn đến sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch, đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hoả viêm gây ra chứng hôn mê co giật.

Vì vậy, thuốc đông y chữa bệnh động kinh ở trẻ em phải có vai trò cân bằng âm dương, tiêu đàm, an thần, bổ thận. Vậy nên, khi trẻ đã được chuẩn đoán mắc bệnh động kinh mà cha mẹ sợ tác dụng phụ của tây y ảnh hưởng đến con, thì nên cho trẻ đến phòng khám đông y để được chuẩn mạch, bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh.

Ngoài ra, có một số loại thảo dược tự nhiên trong đó nổi bật nhất là cây câu đằng với hoạt chất rhynchophylline có vai trò tăng nồng độ GABA(là chất dẫn truyền thần kinh chính được phân bổ rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương), bảo vệ các tế bào thần kinh tránh khỏi sự tổn thương khi có những tín hiệu điện bất thường trong não bộ, giúp trẻ ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn động kinh một cách hiệu quả.

Như vậy, việc sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh ở trẻ em bằng đông y hay tây y còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ và điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, các biện pháp đông y vẫn được ưu tiên hơn vì hiệu quả lâu dài và an toàn đối với trẻ.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha