Không khó để phòng ngừa bệnh động kinh xuất hiện và tái phát nặng

Hãy cùng tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa động kinh để giảm nguy cơ mắc phải và hạn chế căn bệnh này tái phát nhé!

Ngày đăng: 10-06-2022

501 lượt xem

Động kinh là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Quốc tế chống động kinh xác định: “Động kinh là tình trạng xác định bởi cơn động kinh không do sốt cao, tái phát từ hai cơn trở lên, cách nhau trên 24 giờ và không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân được xác định tức thì, các rối loạn chuyển hóa cấp tính hoặc sự ngừng thuốc hay rượu đột ngột’’.

 Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron. Định nghĩa này được cụ thể hóa bằng các đặc tính: cơn xuất hiện đột ngột và tự thoái lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương của não, thời gian cơn kéo dài ngắn từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình (cơn sau giống cơn trước), mất ý thức là biểu hiện thường thấy của cơn động kinh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh

Hiện nay, có khoảng 50% người mắc bệnh động kinh không rõ nguyên nhân, số còn lại có thể xảy ra bệnh động kinh do một số nguyên nhân gồm: 

- Ảnh hưởng di truyền: Các nhà nghiên cứu đã liên kết một số loại động kinh với các gen cụ thể, nhưng trong hầu hết các trường hợp gen chỉ là một phần của nguyên nhân gây động kinh. Một số gen có thể khiến một người nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra động kinh.

- Chấn thương sọ não: do tai nạn xe hơi hoặc chấn thương khác tác động đến não có thể gây ra động kinh.

- Các bệnh về não gây tổn thương não, như khối u não hoặc đột quỵ, có thể gây ra chứng động kinh. Trong đó, đột quỵ là nguyên nhân chính gây động kinh ở người lớn trên 35 tuổi.

- Bệnh truyền nhiễm: Viêm màng não, AIDS và viêm não virus, có thể gây ra bệnh động kinh.

- Chấn thương trước khi sinh: trước khi sinh, em bé rất nhạy cảm với tổn thương não có thể được gây ra bởi các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng ở mẹ, dinh dưỡng kém hoặc thiếu oxy. Tổn thương não có thể gây ra chứng động kinh hoặc bại não ở trẻ em.

- Rối loạn phát triển: chứng tự kỉ và bệnh động kinh có liên quan mật thiết đến nhau.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Các biện pháp phòng ngừa động kinh và hạn chế bệnh trở nặng

Nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh học thức - ngủ ở người và ở từng hệ cơ quan trong cơ thể. Việc thức khuya và áp lực công việc cao, căng thẳng, stress thường sẽ làm bệnh động kinh phát triển nhanh hơn. Do đó bạn nên giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái, không thức quá khuya để phòng tránh bệnh động kinh.

 Không sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe... không tốt cho những người đang bị bệnh động kinh. Mặc dù không phải là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh cũng như làm bệnh động kinh tái phát. Với những người đang bị bệnh sử dụng các chất kích thích sẽ làm bệnh phát triển nhanh.

Đặc biệt khi bụng đói dùng các chất kích thích càng gây hại, gây buồn nôn, nhịp tim không ổn định. Ảnh hưởng đến tim, gan: thay đổi nhịp tim, đập nhanh hơn lúc bình thường, huyết áp tăng cao, hay mệt mỏi, có cảm giác hồi hộp, giãn đồng tử, đổ mồ hôi, tăng sức ép gây tổn thương gan.

Hạn chế sử dụng chất kích để hạn chế bệnh động kinh tái phát

Sử dụng các chất kích thích còn tác động mạnh đến tâm lý gây ảo giác, hoảng loạn, tăng hoạt động, nhận xét sai lệch, dễ bị kích động mất kiểm soát. Nếu lạm dụng kéo dài sẽ dẫn đến các hành vi hung hăng, nóng giận, liều lĩnh, bị loạn thần, hoang tưởng.

Cần giữ an toàn khi luyện tập thể dục

Hoạt động thể chất và tập thể dục là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể duy trì một lối sống năng động, ngay cả khi bạn bị co giật. Chỉ cần đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh sau:

- Đeo vòng tay cảnh báo y tế. Nếu bạn bị co giật ở một nơi xa lạ, vòng đeo tay cảnh báo y tế có thể giúp những người ứng cứu khẩn cấp xác định tình trạng của bạn và điều trị thích hợp cho bạn.

- Giới thiệu bản thân với nhân viên tại phòng tập thể dục, trung tâm giải trí hoặc hồ bơi địa phương của bạn. Hãy cho họ biết về tình trạng của bạn và giải thích cách họ có thể giúp đỡ trong trường hợp bị co giật.

- Chỉ bơi trong vùng nước có nhân viên cứu hộ tham gia. Nếu không có nhân viên cứu hộ, hãy bơi cùng một người bạn có thể giúp bạn trong cơn động kinh.

- Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ môn thể thao tiếp xúc nào. Họ có thể khuyến khích bạn tránh một số môn thể thao nhất định hoặc mặc đồ an toàn thích hợp, chẳng hạn như mũ bảo hiểm và miếng bảo vệ.

- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt tuyết, cưỡi ngựa, đi bộ đường dài hoặc tham gia các hoạt động khác mà bạn có thể bị ngã và đập đầu.

Hãy nhận biết những rủi ro: Cân nhắc tránh các hoạt động có thể gây nguy hiểm cho bạn hoặc người khác nếu bạn có một lúc mất chú ý trong cơn động kinh.

Không đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế

Với môi trường làm việc như hiện nay việc đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế không còn xa lạ do tính chất công việc, đặc biệt với dân văn phòng. Đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế sẽ làm khí huyết kém lưu thông, máu dồn ứ ở tĩnh mạch và dây thần kinh bị tác động tiêu cực gây ra bệnh động kinh, đồng thời cũng có nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch và xương khớp.

Do dó, với những người tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi 1 tư thế lâu nên thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đi lại vận động khoảng 1 tiếng/ 1 lần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh và phòng ngừa bệnh động kinh tái phát.

Cân bằng dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh

Để phòng ngừa bệnh động kinh bạn cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để duy trì  ổn định sức khỏe. Nếu người bệnh động kinh có các bệnh lý khác như đái tháo đường, tim mạch thì cần tuân thủ chế độ ăn theo bệnh lý đó. 

Một số loại thuốc chống động kinh có thể làm giảm một số chất dinh dưỡng trong cơ thể như vitamin D, vitamin K, calci, magne... do vậy, những người sử dụng thuốc chống động kinh cần được cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt này. 

Cần ăn những thực phẩm chứa nhiều calci, bởi khi phát bệnh nhiều lần dễ dẫn đến chứng calci huyết thấp. Người bệnh cũng nên ăn các thức ăn chứa protein như thịt nạc, sữa bò, trứng, tôm, cá nhằm kích thích hệ thần kinh; Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa – chất dinh dưỡng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. 

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân động kinh

Cụ thể các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi và phân tích nồng độ chất chống oxy hóa ở 29 bệnh nhân động kinh và một số người trong nhóm này được bổ sung chất chống oxy hóa.Sau một năm, họ nhận thấy những bệnh nhân có nồng độ chất chống oxy hóa thấp hơn dễ bị co giật.

Để tăng nồng độ chất chống oxy hóa cho chế độ ăn uống hàng ngày, chọn các loại rau quả có màu sắc tươi sáng như quả mọng, quả anh đào, trái cây họ cam quýt, cà chua, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và cải bruxen.

Với những người đang thực hiện theo chế độ ăn Ketogenic, hãy chọn các loại rau không chứa tinh bột như các loại rau có lá màu xanh đậm, ớt chuông, đậu tây, bông cải xanh… Đây là những loại rau có chứa rất ít carbohydrate.

Tăng cường lượng vitamin E cho cơ thể, giúp ngăn cản không cho độ thẩm thấu của tế bào não tăng cao, có tác dụng ngừa cơn co giật. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamine E như tảo biển, giá đỗ, các hạt nảy mầm, sò, hến, cà rốt, dầu vừng, dầu lạc, trứng gà...

Ngoài ra, có thể áp dụng chế độ ăn sinh ceton - đây là chế độ dinh dưỡng đặc biệt được dùng để điều trị động kinh. Bình thường, cơ thể dùng năng lượng qua việc tiêu thụ glucose, tuy nhiên cơ thể không dự trữ được một lượng lớn glucose mà chỉ có thể dự trữ để dùng trong 24 giờ. Nếu glucose không được cung cấp thêm thì cơ thể sẽ bắt đầu tiêu thụ năng lượng mỡ dự trữ và làm sản sinh các thể ceton, có tác dụng làm giảm nhẹ chứng co giật ở một số bệnh nhân

Thực hiện chế độ ăn kiêng Ketogenic

 Chế độ ăn Ketogenic là chế độ ăn giàu chất béo, đủ protein nhưng lượng carbohydrate lại được cắt giảm tới mức tối thiểu, chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng thức ăn. Trong y học, chế độ ăn này được áp dụng để điều trị chứng động kinh kháng thuốc, nhất là ở trẻ em.

Việc áp dụng chế độ ăn ketogenic giúp cơ thể người bệnh thay vì chuyển hóa glucose lại đốt cháy chất béo để tạo ra nguồn năng lượng ổn định cho não bộ. Điều này có thể làm giảm đến 1/3 số cơn cơn co giật, động kinh ở người bệnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ ăn ketogenic có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn nên người bệnh có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như: buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, táo bón, mất nước, sỏi thận…Vì vậy, bạn cần hiểu rõ người bệnh động kinh nên ăn gì để lên được một thực đơn lành mạnh và cân bằng.

Chế độ ăn ketogenic rất tốt cho bệnh nhân động kinh

Chế độ ăn Atkins

Chế độ ăn kiêng Atkins hay còn gọi là chế độ ăn low-carb, cũng tương tự như ketogenic, cần hạn chế lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn low-carb dễ áp dụng hơn do không quá hạn chế về lượng calo và chất lỏng. Các bệnh nhân động kinh áp dụng chế độ ăn này có thể giảm các cơn co giật lên tới 50%, thậm chí có những người đã cắt được cơn.

Thực tế chế độ ăn kiêng Atkins đã cải thiện được một số hạn chế của chế độ ăn kiêng ketogenic, nhưng khi thực hiện chế độ ăn Atkins, người bệnh cũng có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe không mong muốn như: tăng cholesterol, sỏi thận, chán ăn, khó chịu, thừa cân, tăng nồng độ ceton máu…

Ngày nay, ngoài các phương pháp Tây y và chế độ ăn thì thuốc Đông y cũng được ưa chuộng trong việc điều trị cho bệnh nhân động kinh. Ngoài ra, nhiều cơ sở y tế, chuyên gia còn sử dụng phương pháp Đông Tây y kết hợp để điều trị động kinh và mang đến nhiều thành công ban đầu đáng nhắc đến.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha