Khắc phục chứng chậm nói ở trẻ động kinh

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị bệnh động kinh là khả năng mắc triệu chứng chậm nói rất cao, vậy làm cách nào để khắc phục triệu chứng này?

Ngày đăng: 13-04-2022

581 lượt xem

Khái niệm động kinh ở trẻ

Bệnh động kinh xảy ra khi hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn từ nhẹ đến nặng. Rối loạn này gây ra sự thay đổi không nhỏ cho não bộ. Động kinh là sự phóng xung điện đột ngột, mất kiểm soát của một nhóm tế bào vỏ não, gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ em. Hệ thần kinh trung ương rối loạn nghiêm trọng làm ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của trẻ. Do đó, khi tái phát động kinh, các triệu chứng của bệnh dường như đều làm trẻ bị rối loạn ý thức tùy từng mức độ, từng đối tượng.

Theo khảo sát, tỉ lệ mắc bệnh động kinh nhiều nhất là ở trẻ em dưới 10 tuổi, đối tượng mắc bệnh còn có cả người trưởng thành và người cao tuổi. Điều khó khăn trong điều trị động kinh ở trẻ em chính là khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Khi bệnh khởi phát các triệu chứng thì đã nặng, đòi hỏi nhiều thời gian điều trị hơn.

Tỉ lệ mắc bệnh động kinh ở trẻ em rất cao

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh

Yếu tố di truyền: Trẻ em bị bệnh động kinh thì nguyên nhân ban đầu rất dễ chẩn đoán là yếu tố di truyền. Có thể người thân trong gia đình, hoặc gần hơn là bố mẹ mắc chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh và đồng thời bệnh động kinh có liên quan đến sự bất thường ở nhiễm sắc thể thứ 20.

- Bất thường ở cấu trúc não. Trẻ bị dị tật bẩm sinh, trẻ bị dị dạng mạch máu não ngay khi mới hình thành bào thai trong bụng mẹ.

- Bị tổn thương não bộ: Trong quá trình mang thai, mẹ bị tai nạn và chấn thương nặng, sẽ tác động trực tiếp đến con. Não bộ của thai nhi bị kích động, khi vừa mới ra đời trẻ đã mắc chứng động kinh sớm. Hoặc do bị ngạt chu sinh,...

- Bị mắc một số bệnh lý như viêm não, u não, trẻ sơ sinh trong quá trình sốt cao rất dễ gây ra các cơn co giật, đó là khi hệ thần kinh của trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng và có thể mắc chứng động kinh.

Bên cạnh đó, thiếu hụt nồng độ GABA, thay đổi bất thường về các yếu tố hóa học như Natri, Kali,...

Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm độc chì, nhiễm phóng xạ, mẹ thường xuyên sử dụng các chất kích thích, gây mê,... Ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và từ đó gây ra bệnh động kinh cực kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra, không thể bỏ qua nguyên nhân sốt cao. Trẻ em bị sốt cao co giật nhiều lần có nguy cơ cao mắc động kinh.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh động kinh ở trẻ em, vì vậy, bố mẹ cần phải chăm sóc con thật cẩn thận, đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay khi gặp phải các biểu hiện bất thường nào.

Triệu chứng ở trẻ em bị bệnh động kinh như thế nào?

Trẻ bị động kinh sẽ có rất nhiều triệu chứng đặc trưng. Một số trẻ bị mắc chứng động kinh nhẹ thì thỉnh thoảng hay nhìn chằm vào một vật gì đó chớp nhoáng và giây, mí mắt giật nhanh, kèm theo chảy nước dãi và rối loạn hệ bài tiết. Nhiều trẻ thường lặp đi lặp lại 1 động tác rất nhiều lần. Hay vặn mình ra sau, xoa bàn tay vào nhau trong vô thức.

Bên cạnh đó, nếu trẻ em bị mắc chứng động kinh nặng hơn, tình trạng bệnh tiến triển tiêu cực dần thì sẽ dễ thấy các biểu hiện như xuất hiện các cơn co cơ, co giật như tia chớp nhưng xuất hiện ở tần suất thường xuyên. Cơ bắp lưng và tay chân co giật liên hồi, kèm theo thở khò khè, chóng mặt, hoa mắt, triệu chứng mất ngủ, mất thăng bằng và té ngã.

Tùy vào từng độ tuổi mà biểu hiện của bệnh cũng khác nhau. Ngoài ra, triệu chứng còn phụ thuộc vào trẻ mắc dạng động kinh nào, có các dạng sau đây:

- Động kinh cục bộ: Triệu chứng đơn giản như mệt mỏi, đau đầu, co giật cơ nhẹ không bị mất ý thức hoàn toàn. Tuy nhiên, các trường hợp bị động kinh cục bộ  phức tạp có thể tiến triển thành động kinh toàn bộ nếu không được điều trị đúng cách.

- Động kinh toàn thể: Dạng động kinh này xuất hiện vì cả hai bên bán cầu não đều gặp tổn thương nên triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn. Dạng động kinh này có nhiều biểu hiện như:

Cơn vắng ý thức: Triệu chứng này xuất hiện nhiều ở trẻ em, hiếm khi gặp ở người trưởng thành và cao tuổi mắc động kinh. Khi tái phát, trẻ mất hoàn toàn ý thức, rơi vào khoảng không, mắt nhìn xa xăm, mơ màng, tay mất khả năng cầm nắm, không phản ứng lại các tín hiệu từ ngoài lẫn trong cơ thể. Cơn vắng ý thức kéo dài gần 1 phút thì chấm dứt. Triệu chứng này mang đến rất nhiều hệ lụy vì làm chúng xao nhãn việc học, mất tập trung, mất đi kí ức trong khoảng gần 1 phút tái phát

Cơn co giật cơ: Đây là triệu chứng duy nhất trong nhóm động kinh toàn thể không ảnh hưởng đến ý thức người bệnh. Biểu hiện là các cơn co giật cơ đột ngột, nhanh, lặp lại nhiều lần rồi chấm dứt.

Cơn co cứng co giật toàn thân: Ban đầu, toàn thân người bệnh cứng đờ, té ngã, mất ý thức, mắt trợn lớn, tiếp đó là các cơn co giật mạnh liên hồi. Người bệnh có thể nghiến răng, sùi bọt mép, cắn phải môi, miệng… Sau khi co giật, cơ thể rơi vào khoảng thời gian nghỉ ngơi, người bệnh ngủ sâu, có người ngất xỉu vì kiệt sức. Vài giờ đồng hồ sau thì tỉnh dậy nhưng tâm trí vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo.

Cơn tăng trương lực: Cơ thể đột ngột té ngã, cứng đờ, không thể cử động, người bệnh cũng mất đi nhận thức. Cơn này kéo dài khoảng vài chục giây.

Cơn giảm trương lực: Người bệnh cũng mất thăng bằng, té ngã, cơ thể mềm nhũn, không gồng người được. Cơn này kéo dài trong khoảng vài chục giây.

Co cứng và co giật là 2 dấu hiệu thường gặp ở trẻ em mắc bệnh động kinh

Tại sao trẻ em có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh động kinh nhất. Bởi khi trẻ trong bào thai, trẻ sẽ chịu mọi ảnh hưởng tác động từ người mẹ. Trong quá trình mang thai, mẹ rất dễ bị sốt, bệnh, dịch hoặc bị tai nạn chấn thương và ăn uống thiếu chất. Chính vì vậy nếu không cần trọng chăm sóc bào thai, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh động kinh rất cao.

Chỉ cần gia đình, người thân trong gia đình có tiền sử bệnh hoặc mắc các chứng bệnh về não bộ là trẻ em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng. Đồng thời, trong giai đoạn sơ sinh, trẻ sốt thường xuyên, các cơn sốt rất dễ gây ra các triệu chứng co giật để đề kháng lại. Chính vì thế, trẻ sốt nhiều sẽ rất dễ mắc bệnh động kinh. Bố mẹ cần lưu tâm hơn để hạn chế tối đa các tác động sẽ dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ.

Trẻ bị động kinh chậm nói

Thực tế hội chứng động kinh ở trẻ gây ra biến chứng phức tạp. Cụ thể trẻ sẽ chậm nói hơn bình thường, vì não bộ điều khiển mọi chức năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Một khi não bộ bị chấn thương và hệ thần kinh bị rối loạn thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Thông thường độ tuổi chậm nói ở trẻ em do động kinh là khi trẻ đang ở độ tuổi 3 đến 7 tuổi. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ rất hạn chế, chỉ có thể nói tiếng đơn hay nói những ngôn ngữ rất khó để hiểu. Trẻ gặp khó khăn trong lúc nói, nói chậm, suy nghĩ chậm và thậm chí trẻ lười nói vì tự ti. Chứng chậm nói này ở trẻ do động kinh ảnh hưởng gây giảm sút việc học tập và quá trình rèn luyện bản thân của trẻ. Ngoài chứng chậm nói do bị động kinh, trẻ còn mắc các chứng bệnh suy giảm thính lực và khả năng tư duy phản biện.

Trẻ rất dễ mơ màng, bị hoang mang nhiều vấn đề, khó tiếp thu bài học và mọi thứ xung quanh. Các cơn động kinh dễ dàng điều trị bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên đối với chứng chậm nói, rối loạn ngôn ngữ thì rất khó khắc phục và điều trị. Theo y khoa, trường hợp này được gọi là kháng trị. Bởi trẻ em là đối tượng mắc bệnh sớm, thậm chí là trong giai đoạn sơ sinh nên tuổi đời còn quá nhỏ, trí não chưa phát triển hoàn thiện, khả năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện và mức độ tiến triển động kinh rất nhanh.

Do đó, chứng chậm nói được xem là một trong những triệu chứng không mong muốn của phụ huynh có con bị động kinh. Trẻ trong tuổi dậy thì có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ rất cao vì trẻ ý thức được khả năng ngôn ngữ của mình bị hạn chế, dễ khiến trẻ gặp tình trạng tự ti, thu mình lại, dễ kích động và suy nghĩ tiêu cực. Từ đó mắc các bệnh lý khác như trầm cảm và một số hệ lụy không mong đợi.

Chậm nói là hệ quả thường thấy ở trẻ mắc bệnh động kinh

Khắc phục chứng chậm nói ở trẻ động kinh

Điều trị chứng chậm nói ở bệnh động kinh của trẻ luôn là vấn đề thiết yếu để chữa bệnh cho trẻ. Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân và loại động kinh, bác sĩ sẽ lên kế hoạch cho trẻ uống thuốc và liệu trình điều trị lâu dài cho trẻ. Không phải trẻ nào bệnh động kinh cũng bị mắc chứng chậm nói. Chậm nói chỉ xảy ra ở một số trẻ, nên liều lượng và các loại thuốc điều trị động kinh cũng chênh lệch nhau.

Mẹ thường xuyên trò chuyện với trẻ bị mắc chứng động kinh, tâm sự với con những việc mà con đã làm mỗi ngày, hỏi con về những nỗi sợ trong lúc lên cơn động kinh hay ôm ấp, vỗ về con để con cảm thấy yên tâm và thoải mái phát triển ngôn ngữ. Gia đình có con bị động kinh nên cho con tham gia các buổi học về kỹ năng sống, tập cho con thích nghi với những tình huống đơn giản để con có thể tự xử lý được bằng ngôn ngữ, tiết chế cảm xúc và hành vi của con. Cho con đến gặp chuyên gia tâm lý để điều trị chứng chậm nói. Đồng thời dành thời gian cho con nghe nhạc, nghe các câu chuyện và tập cho bé kể lại những gì mình đã nghe được bằng lời của chính mình,...

Điều trị bệnh động kinh ở trẻ

Sử dụng thuốc chuyên đặc trị bệnh động kinh: Thuốc điều trị động kinh có chức năng an thần, tác động trực tiếp đến vùng não và các nơron thần kinh giúp điều chỉnh hành vi, thái độ, cảm xúc và các giác quan của trẻ. Tuy nhiên, thuốc trị động kinh có các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, chính vì vậy liều lượng luôn được cân nhắc để sử dụng cho từng độ tuổi khác nhau ở trẻ. Chế độ ăn uống dinh dưỡng là cách mẹ chăm sóc trẻ động kinh mỗi ngày. Ăn uống khoa học, dùng đầy đủ các chất hỗ trợ cho não bộ mỗi ngày sẽ là cách tốt nhất tăng cường sức khỏe và đề kháng cho trẻ trong quá trình sử dụng thuốc động kinh.

Ngoài ra, còn có các thảo dược đông y trong việc điều trị bệnh động kinh, tuy nhiên với cách này mẹ phải thật sự kiên trì từ khâu chuẩn bị thuốc đến quá trình cho con dùng mỗi ngày. Phương pháp này hầu hết chỉ áp dụng nhiều cho người lớn bị động kinh. Đối với đối tượng động kinh là trẻ em, thì cách điều trị này tuy sẽ tốt cho sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nhưng không lâu dài.

Việc điều trị động kinh không phải các bệnh lý thông thường chỉ vài ngày sẽ dứt điểm. Điều trị động kinh cần một quá trình dài, nhất là với trẻ em điều trị động kinh sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với người lớn.

Kết hợp các phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh động kinh

Những hạn chế trong điều trị bệnh động kinh

Một số gia đình có con bị động kinh nhưng phát hiện rất trễ, khiến các cơn động kinh càng ngày càng trở nặng. Đến lúc thăm khám bác sĩ thì khả năng duy trì sự sống của con bị rút ngắn. Lúc con lên cơn động kinh không có người lớn bên cạnh, các cơn co giật kéo dài hơn 1 phút nhưng không có người lớn ở bên và kiểm soát dẫn đến hệ hô hấp của con ngày càng bị suy yếu và nguy hiểm đến tính mạng.

Không kiên nhẫn và điều trị bệnh cho con đều đặn, một số trẻ em không thường xuyên uống thuốc đều đặn, bố mẹ quên nhắc nhở con uống thuốc mỗi ngày, hoặc nhiều người tự ý đổi thuốc cho con hoặc thêm bớt liều lượng nhằm mục đích cho con nhanh chóng khỏe bệnh, tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm. Việc điều trị gián đoạn, sẽ khiến bệnh động kinh của trẻ ngày càng diễn biến phức tạp và mức độ dứt điểm bệnh bị kéo dài, gây cản trở rất nhiều đối với sức khỏe và sự phát triển của con. Không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để điều trị bệnh động kinh cho con với quá trình bài bản. Bởi một số vấn đề như hoàn cảnh, kinh tế,... Những hạn chế này vẫn đang diễn ra mỗi ngày, khiến bệnh động kinh của trẻ cứ mãi tiếp diễn cho đến lúc trưởng thành và sống chung với bệnh suốt quãng đời.

Chính vì vậy có thể nói bệnh động kinh ở trẻ rất nguy hiểm, chúng gây ra nhiều biến chứng rất phức tạp, một trong số đó là chứng chậm nói thường gặp ở trẻ. Hãy chăm sóc sức khỏe cho con một cách bài bản hơn, chấm dứt bệnh động kinh sớm nhất có thể.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha