Không phải chứng động kinh nào ở trẻ sơ sinh cũng nguy hiểm

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh khá phổ biến nhưng chúng ta cần nhớ rằng không phải chứng động kinh nào cũng nguy hiểm

Ngày đăng: 17-08-2018

1,445 lượt xem

Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ sơ sinh

Tuần đầu tiên: Thiếu oxy não, chấn thương, xuất huyết nội sọ, thuốc, nhiễm trùng, tăng/hạ đường huyết, thiếu pyridoxine. Nhiễm trùng huyết, chấn thương, hạ đường huyết, hạ calci máu, tăng/hạ natri máu, tăng phosphate máu, ngưng thuốc, bất thường não bẩm sinh, tăng huyết áp, co giật sơ sinh có tính gia đình lành tính.

Tháng đầu tiên tháng thứ 6: Hạ calci máu, nhiễm trùng, tăng/hạ natri máu, ngưng thuốc, tăng phosphate máu, bất thường não bẩm sinh.

Nhóm động kinh lành tính ở trẻ em

Co giật sơ sinh

Co giật sơ sinh lành tính vô căn và co giật sơ sinh lành tính gia đình đôi khi không cần điều trị, trẻ có thể hồi phục về trạng thái sức khỏe ban đầu..

Co giật sơ sinh lành tính gia đình thường xuất hiện vào ngày thứ 2 và 3, tuy nhiên có thể khởi phát muộn vào ngày thứ 21, sau một tháng hoặc sau 3 tháng.Nói chung đến nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân bệnh trừ trường hợp hạ magne huyết thoáng qua.

Biểu hiện là các cơn giật cơ đôi khi ngừng thở, một số trường hợp có thể có cơn co cứng cơ. Các cơn động kinh thường diễn ra từ 1 – 3 phút, tái diễn có khi tới ngày thứ 7 và trong tuần tiếp theo có thể vẫn còn các cơn ngắn.

Trẻ sơ sinh thường có những cơn co giật lành tính

Bệnh não giật cơ sớm 

Kkhởi phát vào thời kỳ sơ sinh, trong vòng 28 ngày đầu hoặc trong vòng 3 tháng đầu. Ngay từ khi ra đời, tâm trí của trẻ hầu như không phát triển, bao giờ cũng thấy giảm trương lực trục thân nhưng lại tăng trương lực tứ chi, đôi khi có tư thế cứng đờ lìa não. Biểu hiện của các cơn bao gồm:

-  Các cơn giật cơ từng đoạn thất thường: Là biểu hiện sớm nhất và có thể xuất hiện vài giờ sau khi trẻ ra đời, thấy rõ ở mặt hoặc các chi. Ở các bệnh nhi phần lớn các cơn co giật này tái diễn liên tiếp hoặc gần như liên tục, cũng có thể xảy ra trong giấc ngủ.  

Các cơn giật cơ hai bên: Trục thân hoặc toàn khối có thể xuất hiện sớm và lần lượt kế tiếp với các cơn co giật thất thường. 

Các cơn cục bộ đơn thuần: Thường phối hợp với giật cơ thất thường. Biểu hiện lâm sàng có thể là quay mắt kèm theo hay không kèm theo giật cơ, hoặc ngừng thở, đỏ mặt… các cơn này tiếp diễn ngay sau các cơn giật cơ thất thường. 

Nhóm bệnh động kinh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Bệnh não động kinh trẻ em sớm

Bệnh này khác với bệnh não giật cơ sớm ở điểm không thấy có giật cơ thông thường hay lan tỏa. Đây còn gọi là một thể của hội chứng West. Nguyên nhân thường do khuyết tật bẩm sinh. Hội chứng động kinh này có đặc điểm xuất hiện rất sớm với cơn co thắt tăng trương lực cơ và co giật cục bộ và hiếm co giật cơ chuyển dạng

Ngược với động kinh giật cơ tiến triển, chuyển dạng thành co giật cục bộ, đôi khi xuất hiện co thắt trương lực. Đây là thể động kinh khó trị, 50% tử vong sớm, còn lại chuyển thành hội chứng West.

Động kinh thể West là một dạng động kinh nguy hiểm

Động kinh liên tục nặng không rõ nguyên nhân của sơ sinh

Trẻ ra đời bình thường và các cơn xuất hiện sớm trong vòng 5 ngày đầu, 2/3 trường hợp có cơn trước ngày thứ 4. Cơn thường xảy ra khoảng 1 - 2 phút với biểu hiện co cứng, ngoài ra còn có các cơn co giật toàn bộ, một bên hoặc cục bộ.

Các cơn thường kèm theo quay mắt, quay đầu, ngừng thở, thở nhanh,nhịp tim chậm, tím tái. Các cơn động kinh xảy ra nhiều lần trong ngày, có khi kéo dài từ 3 đến 6 tuần, trung bình là 5 tuần. Trẻ có sự phát triển chậm về tâm lý – vận động. Trong 2 năm đầu sẽ xuất hiện những cơn động kinh mới, cục bộ hoặctoàn bộ, một vài bệnh nhi tiến triển thành hội chứng West.

Hầu hết các trường hợp động kinh ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm. Tuy nhiên, có những trường hợp hiếm gặp nhưng lại gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cần phân biệt các thể động kinh ở trẻ sơ sinh để có hướng điều trị phù hợp.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha