Vì sao bệnh động kinh có thể dẫn đến tử vong?

Trong một số trường hợp động kinh đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề và thậm chí là dẫn đến tử vong. Nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng này?

Ngày đăng: 17-02-2023

238 lượt xem

Bạn đã hiểu về dịch tễ học của bệnh động kinh?

Theo thống kê ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người bị động kinh vào khoảng 0,5 – 0,7% dấn số. Tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 20 – 70 người trong 100.000 dân. Thống kê của Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết trên thế giới ước tính có khoảng 100 triệu bệnh nhân động kinh thì trong đó có 80 triệu người thuộc các nước đang phát triển.

- Lứa tuổi: đa số động kinh xảy ra ở trẻ em, chiếm khoảng 50%. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ bị động kinh càng thấp, nhưng đến tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ động kinh lại tăng lên.

- Giới: tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở nam và nữ tương đương nhau.

- Tính chất gia đình: khoảng 10% đến 25% bệnh nhân động kinh có yếu tố gia đình (cha, mẹ bị động kinh).

- Tần suất mới mắc khoảng 80 ca mới mắc trên 100.000 dân trong vòng 1 năm.

- Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân động kinh cao gấp 2-3 lần những người không có bệnh trong cùng cộng đồng. Tỷ lệ tử vong quá cao này chủ yếu là tử vong không rõ nguyên nhân trong cơn động kinh hoặc bệnh nhân có bệnh động kinh thể nặng hoặc thể không đáp ứng với điều trị.

Tiên lượng với những bệnh nhân mắc bệnh động kinh

- Trong khoảng 60% những bệnh nhân xuất hiện co giật, điều trị ban đầu là hoàn toàn có hiệu quả, thời gian trung bình của hoạt động động kinh thường ngắn (< 5 năm) trong khoảng 50% số trường hợp.

- Trong 40% số bệnh nhân còn lại, co giật vẫn tiếp tục diễn ra măc dù đã được điều trị ban đầu, do đó cần có các biện pháp điều trị thay thế.

- Trong khoảng 20% số bệnh nhân, co giật tiếp tục không khống chế được trong một thời gian dài mặc dù vẫn đang được điều trị thuốc.

- Khoảng 15% những bệnh nhân được điều trị có trên 50 cơn co giật trong 1 năm. 25% có số cơn co giật từ 10 đến 50 trong năm, và 60% có ít hơn 10 cơn co giật trong năm.

- Thêm vào đó, khoảng 1/3 đến ½ trẻ em, và khoảng 1/5 người lớn bị bệnh động kinh có vấn đề khó khăn về việc tiếp thu.

- 18% bệnh nhân người lớn có bệnh động kinh mới được chẩn đoán có vấn đề về nhận thức, 6% có bất thường về vận động và 6% có rối loạn tâm thần nặng.
- Khoảng 1 trong 15 bệnh nhân có bệnh động kinh phụ thuộc vào người khác cho các công việc hàng ngày vì lý do bệnh động kinh và mức độ tàn phế liên quan đến nó.

 - Sự rối loạn nhân cách ở bệnh nhân động kinh là vấn đề hay gặp, điều trị thay đổi thái độ cũng được coi là quan trọng không kém gì với điều trị bằng thuốc.

Bệnh động kinh thường gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm trong đó có thể dẫn đến tử vong

2. Vì sao bệnh động kinh lại dẫn đến tử vong?

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong trong bệnh động kinh, do đó gia đình cần theo dõi diễn biến bệnh để có hướng xử trí tốt nhất.

Đột tử trong bệnh động kinh (SUDEP)

Là tình trạng người bệnh động kinh đột ngột tử vong mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến chấn thương hay tai nạn đuối nước. Tình trạng này ít thấy ở người mới được chẩn đoán mắc bệnh động kinh nhưng lại tăng cao hơn ở những trường hợp có cơn co giật tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân chính xác gây nên các cơn đột tử trong bệnh động kinh chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng tình trạng rối loạn điện não có thể ảnh hưởng tới nhịp tim và khả năng hô hấp của người bệnh khiến họ bất ngờ ngừng thở, ngừng tim sau đó tử vong.

Tuy chưa thể xác định nguyên nhân gây những cái chết mang tên SUDEP, nhưng các nhà khoa học nhận định rằng, những người có các đặc điểm sau nguy cơ tử vong sẽ cao hơn người bệnh động kinh khác.

- Người bệnh có nhiều cơn co giật với mức độ nghiêm trọng trong thời gian dài.

- Không tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.

- Độ tuổi thanh thiếu niên, giai đoạn dậy thì và nam giới có tỷ lệ đột tử cao hơn so với người bệnh động kinh khác.

- Cơn co giật, động kinh thường xảy ra khi ngủ.

- Một số người bệnh động kinh có đột biến gen tăng tính nhạy cảm với loạn nhịp tim.

- Thuốc chống động kinh như lamotrigine và carbamazepine, có thể làm tăng nguy cơ SUDEP. 

Những người có đặc điểm liên quan đến tim dễ tử vong do bệnh động kinh

Tai nạn xảy ra trong cơn động kinh

Khi cơn động kinh xảy ra, người bệnh có thể rơi vào trạng thái rối loạn vận động (co cứng, co giật, mất trương lực cơ) kèm theo mất ý thức khiến họ không thể kiểm soát được hành động của mình, vì vậy họ sẽ rất dễ gặp tai nạn do bị ngã hay đột ngột ngất xỉu. Theo nhiều số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ người bệnh động kinh tử vong do tai nạn giao thông hay đuối nước là rất cao. 

Tử vong liên quan trực tiếp tới nguyên nhân của bệnh động kinh.

Nếu bệnh động kinh là do uống quá nhiều rượu hay u não thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn rất nhiều so với nhóm người bệnh động kinh bởi những nguyên nhân khác.

U não: Các khối u thường gây chèn ép tới các dây thần kinh ở não, gây tăng áp lực nội sọ, kích thích các neron thần kinh hoạt động bất thường từ đó xuất hiện những cơn co giật, động kinh. Ngay chính việc mắc phải bệnh u não đã khiến nguy cơ tử vong của người bệnh cao hơn so với người bình thường, vì vậy u não kèm theo động kinh không được kiểm soát càng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ, khả năng tử vong càng cao.

3. Cần làm gì để sơ cấp cứu người động kinh lên cơn co giật?

- Giữ bình tĩnh: Điều này hết sức cần thiết, bởi lẽ, khi chúng ta mất bình tĩnh sẽ dẫn đến sơ cứu sai hoặc không biết nên làm gì để cứu người bệnh.

- Nhìn xung quanh xem người bệnh có đang nằm ở nơi nguy hiểm hoặc có đồ vật có tính gây sát thương hay không, nếu có, hãy di chuyển họ đến nơi an toàn, và di chuyển đồ nguy hiểm ra xa. Đồng thời, không nên tập trung quá đông người,  tạo không gian thoáng cho người bệnh dễ thở

- Lưu ý thời gian khi cơn co giật bắt đầu để xem triệu chứng này có kéo dài quá mức bình thường hay không?

- Ở lại với người bệnh: Không nên bỏ mặc người bệnh đang cần sơ cứu giật kinh phong một mình

- Gối đầu người bệnh bằng vật mềm để tránh chấn thương não, dùng vật cứng ngáng miệng đề phòng người bệnh co giật cắn phải lưỡi. 

- Đặt đầu người bệnh nghiêng sang một bên, dùng ống hút đàm nhớt hoặc thức ăn ra khỏi miệng họ nhằm tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

- Không nên nặn chanh, thuốc hoặc cho bất kì thứ gì vào miệng bệnh nhân khi đang tiến hành sơ cứu giật kinh phong, tốt nhất nên ở bên cạnh và theo dõi tình hình trong vài phút.

- Kiểm tra thời gian một lần nữa, nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.  

- Sau khi hết cơn co giật, đặt người bệnh nằm thẳng thắn cho họ nghỉ ngơi, kiểm tra xem hơi thở của họ đã trở lại bình thường hay chưa. Bên cạnh đó, nhẹ nhàng kiểm tra trong miệng người bệnh để thấy rằng không có gì chặn đường hô hấp như thực phẩm hoặc đờm. Nếu hơi thở của họ vẫn khó khăn sau khi cơn co giật kết thúc thì nên gọi xe cứu thương

- Ở lại bên cạnh với họ cho đến khi họ được phục hồi hoàn toàn và tỉnh táo trở lại để chắc chắn là người bệnh không bị thương hoặc không có cơn co giật tiếp theo xuất hiện.

Nên nắm được những bước cơ bản trong sơ cứu cho bệnh nhân động kinh

Trường hợp sơ cứu giật kinh phong cho người bệnh đang ngồi trên xe lăn hoặc xe hơi:

- Để lại người bệnh trong ghế với dây an toàn, không nên nhấc họ ra bên ngoài khi đang có cơn co giật

- Nghiêng đầu nhẹ sang một bên để chất lỏng trong miệng có thể nôn ra ngoài.

- Sau khi hết cơn co giật, nhẹ nhàng nhấc người bệnh ra khỏi ghế và cho họ nằm nghỉ ngơi thoải mái

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Trường hợp nào nên gọi cấp cứu khi sơ cứu giật kinh phong:

- Một cơn co giật kéo dài 5 phút hoặc lâu hơn.

- Các cơn co giật xảy ra liên tiếp khi người bệnh vừa tỉnh lại hoặc người bệnh không có dấu hiệu tỉnh lại

- Hơi thở bệnh nhân khó khăn hoặc người dường như nghẹt thở.

- Cơn co giật do kinh phong xuất hiện khi người bệnh đang ở trong môi trường nước như đi bơi

- Khi có chấn thương xảy ra lúc xuất hiện cơn giật kinh phong

Gọi cấp cứu ngay khi người bệnh có các dấu hiệu bất thường sau cơn động kinh

4. Mách bạn bài thuốc dân gian chữa bệnh động kinh

Chữa bệnh giật kinh phong bằng quả phật thủ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các bộ phận của cây phật thủ như thân, lá, vỏ quả đều có chứa tinh dầu, hoạt chất như lisnonoid, hesperosid...; nhiều vitamin B1, B6, B12, C, E... và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen... có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh kinh phong, ngăn ngừa cơn co giật xuất hiện hiệu quả. Cách dùng: Rễ cây phật thủ 30g, gà mái tơ lông trắng 1 con làm sạch cho vào ninh chín, uống hết nước canh và ăn gà, dùng bài thuốc này 3 lần/1 tuần sẽ cho thấy kết quả rất tốt.

Như vậy, người bệnh và gia đình có thể tham khảo thêm cách chữa bệnh giật kinh phong bằng những bài thuốc từ hàng ngàn năm nay, được lưu truyền trong dân gian. Bên cạnh đó không thể bỏ qua những phương pháp đông y gia truyền kết hợp để cho hiệu quả điều trị cao nhất.

Bài thuốc chữa giật kinh phong bằng con kì đà

Giật kinh phong là tên gọi dân gian của bệnh động kinh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến trí tuệ, rối loạn hành vi, nhân cách, thậm chí có trường hợp còn có thể dẫn đến tử vong. Trong dân gian vẫn truyền miệng bài thuốc chữa bệnh giật kinh phong rất hiệu quả bằng con kỳ đà như sau:

Kiếm một con kỳ đà khoảng 3 kg, buộc cổ treo lên, dùng rượu trắng rửa sạch đuôi, cắt đuôi vào đốt thứ 4 (kể từ đầu nhọn của đuôi). Hứng tiết khi cắt đuôi để nấu cháo ăn, riêng thịt chặt từng khúc để nấu cháo ăn dần. Sau khi luộc chín đem xương giã nhỏ lọc lấy nước cho vào cháo để ăn. Da xắt nhỏ rang để ăn cơm. Đuôi (4 đốt nói trên) ngâm rượu cùng 4 móng 15 ngày thì uống mỗi tối 1 chén mắt trâu (Rượu chỉ cho vừa ngập khoảng 1 đốt ngón tay). Lòng, gan, tim làm sạch đem xào để ăn cơm.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha