6 loại co giật cần phân biệt với co giật do động kinh

Không phải co giật lúc nào cũng là động kinh, bởi chúng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác.

Ngày đăng: 11-08-2018

1,756 lượt xem

Co giật do thiếu canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng của cơ thể, nó cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Thiếu canxi khiến hoạt động dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ có thể bị rối loạn và gây nên các cơn co giật.

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây ra cơn co giật phổ biến nhất ở trẻ em. Khi bị thiếu canxi trẻ còn có thể có các triệu chứng khác như khó ngủ, ngủ không ngon giấc; ra mồ hôi nhiều vào ban đêm; hay bị giật mình; hay bị nhức mỏi chân; thóp trên đầu liền; rụng tóc hình vành khăn, chậm mọc răng…

Thiếu canxi là nguyên nhân rất phổ biến gây ra cơn co giật

Co giật do hạ đường huyết

Glucose (đường) là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi bạn ăn, thực phẩm sẽ được tiêu hóa để phân chia thành nhiều mảnh phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose.

Hạ đường huyết là tình trạng glucose trong máu thấp, không đủ để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Các biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: choáng, mệt mỏi, ngất xỉu, trường hợp nặng có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong. Tình trạng này rất thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 do hạ đường huyết đột ngột khi dùng thuốc quá liều.

Co giật do hạ natri máu

Hạ natri máu là một trong những rối loạn điện giải thường gặp nhất, xảy ra khi nồng độ natri trong máu bị giảm xuống mức thấp.

Natri là một yếu tố giúp điều chỉnh lượng nước trong các tế bào của cơ thể. Khi nồng độ natri thấp, nước sẽ bị tích tụ trong tế bào khiến chúng sưng lên, gây buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, lú lẫn, mệt mỏi, khó chịu, yếu cơ và co giật

Co giật do rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim bao gồm tim đập quá nhanh (rối loạn nhịp tim nhanh), tim đập quá chậm (rối loạn nhịp tim chậm) hoặc tim đập không đều, lúc nhanh lúc chậm.
Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể, nếu não bọ bị thiếu oxy, chức năng của hệ thần kinh có thể bị rối loạn gây ra cơn co giật

Co giật do căng thẳng hoặc tâm lý

Sang chấn tâm lý, chẳng hạn như mất mát trong chuyện tình cảm, trải qua một tình huống gây hoảng sợ, stress, căng thẳng quá mức, tổn thương về thể chất, lạm dụng tình dục… có thể dẫn tới cơn co giật. Co giật tâm lý chiếm tới 20 – 30% số trường hợp bị chẩn đoán nhầm là bệnh động kinh tại các trung tâm khám chữa bệnh động kinh tại Mỹ.

Co giật do sang chấn tâm lý rất dễ bị nhầm lẫn với co giật động kinh

Đây là loại co giật gây ra bởi các vấn đề về tâm thần nhưng lại có biểu hiện ra ngoài như là một vấn đề thần kinh. Co giật tâm lý có thể xuất hiện sau các rối loạn về vận động, cảm xúc, hành vi… tương tự như co giật trong bệnh động kinh nhưng lại không có sự rối loạn phóng điện bất thường trong não.

Điều trị co giật không phải do động kinh

Co giật không do động kinh không thể sử dụng thuốc trị bệnh động kinh để điều trị tình trạng này. Điều quan trọng là cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng hướng.

Đối với co giật do nguyên nhân hạ natri, canxi máu… cần bổ sung các chất này thông qua thuốc hoặc thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.

Đối với co giật liên quan tới yếu tố tâm lý thì các liệu pháp, bài tập giúp thư giãn, giảm stress lại rất cần thiết. Còn riêng co giật do động kinh thì phải áp dụng biện pháp điều trị tấn gốc rễ căn bệnh này mới trả lại cho bệnh nhân cuộc sống bình thường.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha