Động Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Khỏi Không Tái Phát

Động kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh co giật. Mỗi nguyên nhân có triệu chứng khác nhau. Dựa vào triệu chứng đó để chữa khỏi bệnh động kinh.

Ngày đăng: 11-10-2020

785 lượt xem

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh là một chứng rối loạn lưỡng cực của hệ thống thần kinh trung ương của não bộ con người. Trong mỗi cơn co giật đó làm cho hoạt động của não bộ bị thay đổi. Gây ra các cơn co giật. Hoặc mất đi ý thức tạm thời. Mất đi cảm giác. Bệnh nhân khi đang bị co giật động kinh sẽ bị rơi vào trạng thái vô thức.

Bên cạnh đó vẫn có một số bệnh nhân động kinh vẫn biết mọi sự vật sự việc đang diễn ra. Nhưng, không thể làm chủ bản thân khi đang lên cơn co giật được. 

Còn phần lớn bệnh nhân bị động kinh đều rơi vào trạng thái vô thức. Sau khi tỉnh lại (hết con co giật) thì không biết chuyện gì đã xảy ra với bản thân. Chỉ biết khi người khác nói lại. Hoặc thấy người đau nhức. Đầu choáng váng. Có người bị khi ngủ. Và không hề hay biết bản thân đã bị co giật động kinh.

Bệnh động kinh có tính di truyền không?

Cần phải hiểu một thực tế rằng. Bệnh động kinh không có tính di truyền. Đa phần động kinh đều do tác động ngoại nhân, ngoài cảnh đưa tới.

Chỉ có một số ít bệnh nhân có di truyền (có nhiều người trong gia đình thế hệ trước mắc chứng động kinh này. Trên thực tế thì điều này hiếm khi xảy ra).

Động kinh không trừ một ai. Từ người già đến người trẻ. Từ người lớn đến trẻ em. Từ người da trắng đến người da vàng, da đen, da đỏ đều có nguy cơ bị chứng bệnh động kinh này.

Tất nhiên, mỗi nhóm lứa tuổi sẽ có tỷ lệ mắc chứng động kinh khác nhau. Thường thì nhóm trẻ em bị chứng động kinh cao hơn người trưởng thành.

Khi bị chứng động kinh, thường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Có khi ảnh hưởng đến cả một tương lai của đời người (một số trẻ em bị bệnh động kinh đã dẫn đến hiện tượng bại não. Trí nhớ giảm, trí não không phát triển, khó khăn hoặc không thể tự đi lại được. Đôi khi còn bị liệt nửa người, liệt toàn thân. Những trường hợp này vẫn chữa khỏi hoàn toàn được bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA. Con động kinh thuyên giảm đến đâu thì trí não phục hồi đến đó).

Bởi vậy, việc chữa trị khỏi bệnh động kinh là rất quan trọng và cấp thiết.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh động kinh?

Bệnh động kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Mỗi nguyên nhân khác nhau cũng dẫn đến mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh co giật động kinh này.

Các nguyên nhân gồm: 

Chấn thương sọ não

Có thể do tai nạn giao thông: xe hơi, xe máy, xe đạp,...Bất cứ phương tiện gì gây tai nạn mà bị tác động ảnh hưởng đến vùng đầu đều có nguy cơ bị chấn thương sọ não. Và gây ra chứng co giật động kinh. Một số trường hợp sau khi tai nạn giao thông đã làm tổn thương đến não bộ. Làm cho lõm vùng đầu. Ngay lúc đó có thể chưa lên cơn co giật động kinh. 

Nhưng, sau một thời gian, mới bị lên cơn co giật động kinh. Có khi sau vài tuần. Cũng có khi sau vài tháng, vài năm. Với những trường hợp do tai nạn giao thông mà ảnh hưởng đến não bộ thì không được chủ quan. Và cần cẩn trọng. Vì sau khi hồi phục sức khỏe thì có tỷ lệ mắc bệnh co giật động kinh là rất lớn.

Bởi vậy, mỗi khi tham gia giao thông. Mọi người cần phải ý thức việc tham gia giao thông làm sao cho an toàn. Cần tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm, thắt đai an toàn. Để bảo vệ bản thân là ý thức và trách nhiệm của mỗi người công dân với chính bản thân.

Các bệnh về não

Một số bệnh như viêm màng não, AIDS, viêm não do virut cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng bệnh co giật động kinh. Bởi vậy, xây dựng lối sống lành mạnh, an toàn, sạch sẽ. Từ các thói quen trong sinh hoạt sinh học, ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc cũng rất quan trọng. Cần bảo vệ bản thân để không bị các chứng này. Đây cũng là cách để bảo vệ bản thân tránh được các chứng co giật động kinh không mong muốn này.

 

Chấn thương ở em bé trước khi sinh

Một số em bé bị tổn thương khi còn trong bào thai. Vô tình, hay hữu ý của người mẹ đã làm tổn thương thai nhi (tất nhiên thai nhi đã được bảo vệ trong nước ối trong ổ bụng. Nhưng, tác động ngoại lực vượt qua ngưỡng cho pháp vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi). Bởi vậy, khi mang bầu, các mẹ cần chú ý đến sức khỏe bản thân. Sức khỏe của con mình đang trong bào thai. Tránh va chạm vào vùng bụng.

Sinh non

Với trẻ sinh non, thiếu tháng cũng có nguy cơ rất cao với chứng co giật động kinh. Bởi vậy, việc chăm sóc, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Để bảo vệ mẹ tròn con vuông.

Sức khỏe của cha mẹ trước khi sinh cũng là điều rất quan trọng với thai nhi - trẻ sơ sinh. Vì sức khỏe của cha - mẹ tốt thì sẽ giúp cho em bé sinh ra được khỏe mạnh (con người sống, lớn lên, là do sự kết hợp của tinh tiên thiên: do cha mẹ di truyền sang con. Và tinh hậu thiên: do hô hấp từ khí trời, dinh dưỡng thức ăn mà thành). Nếu cha mẹ ốm yếu thì tinh tiên thiên di truyền sang con sẽ yếu. Đứa trẻ sinh ra đã yếu ớt, thì có chăm sóc đến mấy (tinh hậu thiên) cũng khó mà bù được. Làm cho trẻ hay bị ốm yếu. Đây cũng là nguyên nhân sinh ra chứng co giật động kinh ở trẻ sơ sinh.

Sinh mổ

Với một số trẻ em sinh mổ, do cạn nước ối cũng có nguy cơ rất cao dẫn đến chứng bệnh co giật động kinh. Vì khi cạn nước ối, thai nhi rơi vào trạng thái bị ngạt. Không đủ oxy cung cấp cho não bộ, hô hấp, tuần hoàn, lưu thông khí huyết cũng có nguy cơ bị chứng co giật động kinh. 

Sinh hút thai nhi 

Cũng có nguy cơ rất cao dẫn đến chứng co giật động kinh (phương pháp này, ngày nay không còn phổ biến).

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ

Cũng có nguy cơ bị chứng co giật động kinh. Có thể thiếu một chất nào đó làm cho sự vận hành của khí huyết trong cơ thể không lưu thông. Dẫn đến khí huyết không lưu thông hay "Can" không tàng được huyết mà gây ra chứng co giật động kinh.

Trẻ em bị té ngã

Nguyên nhân này có có khả năng. Nhưng, không vì vậy mà không cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Chúng ta chỉ có thể chăm sóc, lưu ý khi khi vui chơi, khám phá thế giới mà thôi. Hạn chế bị té ngã.

Tai nạn lao động

Làm tổn thương vùng đầu cũng là nguyên nhân. Bởi vậy, trong lao động cần tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động.

Thiếu ngủ 

Nếu thiếu ngủ kinh niên, trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị chứng co giật động kinh. Bởi vậy, việc ngủ nghỉ đúng giờ. Không thức đêm mà tổn hại đến sức khỏe. 

Ngộ độc thai nhi

Một số trẻ em bị ngộ độc các loại thuốc tiêm chủng (rubella,...của người mẹ chưa hết thời hạn khuyến cáo mang bầu. Mà người mẹ lỡ có bầu). Bởi vậy, cần có kế hoạch tiêm chủng trước khi có kế hoạch mang thai. Và cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Nhiễm độc không khí

Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng co giật động kinh.

Bởi vậy, sống và làm việc ở những nơi thoáng khí, không bị ô nhiễm, là rất quan trọng. Nếu ở những nơi nhiễm độc, ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép thì cần phải có các biện pháp bảo hộ an toàn.

Nguyên nhân di truyền

Vơi bệnh động kinh chỉ có tỷ lệ rất nhỏ thôi. 

Nên mọi người không quá lo lắng khi có con cái, vợ hoặc chồng, người yêu,...không may bị chứng co giật động kinh. Vẫn sinh con đẻ cái bình thường (với phụ nữ nên chữa khỏi động kinh hãy mang thai. Vì khi đang mang thai mà lên cơn co giật động kinh sẽ nguy hiểm đến thai nhi).

Triệu chứng biểu hiện của bệnh động kinh

Biểu hiện bệnh động kinh như thế nào?

Bệnh co giật động kinh có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Bởi còn tùy thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh động kinh. Và mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh động kinh. Sẽ có các biểu hiện khác nhau.

Một số người bị động kinh có biểu hiện chỉ là gật đầu liên tục. Hoặc gật đầu trong nhiều lần trong thời gian liên tục trong ngày. Hoặc gật đầu trong các khoảng thời gian khác nhau.

Có người lại bị co giật một bộ phận cơ thể nào đó.

Có người lại ngã lăn ra và co giật liên hồi như điện giật vậy.

Có người lại bị chứng nhìn chằm chằm về một hướng. Có người lại bị lắc lắc cái đầu không kiểm soát.

Có người chân tay co giật, mắt có lòng trắng. Miệng sùi bọt mép.

Có người bị co giật lúc thức. Có người bị co giật động kinh lúc ngủ.

Để khẳng định là bệnh động kinh thì phải bị từ 2 cơn co giật động kinh trở lên. 

Nếu chỉ bị một cơn thì chưa thể khẳng định là bị chứng động kinh.

Nếu co giật do sốt cao (trẻ em phải trên 42 độ, người lớn trên 40 độ). Còn nếu co giật mà không sốt thì tỷ lệ bị chứng co giật động kinh là rất lớn.

Nếu sốt nhẹ từ 38, 39 độ mà sốt thì rất có thể đã bị chứng co giật động kinh rồi.

Có thể phân thành các loại động kinh

Động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể là dạng động kinh dễ nhận biết nhất. Bởi với cơn động kinh toàn thể, thì bệnh nhân thường bị lên cơn co giật liên hồi. Chân tay co quắp, miệng sùi bọt mép, mắt trợn ngược trắng dã. Và bệnh nhân rơi vào trạng thái vô thức. Không còn biết gì cả. Ngay cả khi tỉnh lại cũng không biết chuyện gì đã xảy ra với mình.

 

Có một số ít bệnh nhân có cảm giác khác thường trước khi lên cơn co giật. Còn phần lớn là không biết trước.

Có người vừa giật động kinh xong chỉ khoảng vài phút, hay vài chục phút là lại tỉnh lại, khỏe mạnh như bình thường. Như chưa có chuyện gì xảy ra vậy. 

Nhưng, có nhiều người, sau khi lên cơn co giật động kinh thì toàn thân đau nhức, ê ẩm. Có khi đau nhức tới vài ngày.

Có người người lên cơn co giật động kinh theo chu kỳ. Có người thì không theo bất cứ chu kỳ nào.

 

Những người bị chứng động kinh thường bị tác động lên cơn do thời tiết. Như rét quá, nóng quá, hay mưa bão cũng có thể làm cho cơn co giật động kinh nhiều hơn bình thường.

Có người bị chứng động kinh toàn thể này còn bị tiểu không tự chủ ra quần. 

Tóm lại, với chứng động kinh toàn thể này, thường làm cho bệnh nhân bị ngã lăn ra và co giật bất thình lình. Không thể tự chủ ý thức, hành vi (chân tay quơ loạn xạ, miệng nói mớ liên hồi. Có khi là chửi bới ai đó, hoặc chửi bới vô cớ. Nhưng, khi hết cơn co giật động kinh lại không nhớ gì cả).

Động kinh cục bộ

Với dạng động kinh cục bộ thường chỉ bị co giật một bộ phận nào đó mà thôi. Với loại động kinh này, bệnh nhân đa phần vẫn biết khi lên cơn. 

Động kinh cục bộ, không có nghĩa là nhẹ hơn hay nặng hơn động kinh toàn phần. Chỉ đơn thuần là cơn co giật chỉ bị ở một bộ phần nào đó của cơ thể. Như tay hoặc chân.

Có thể nước miếng vẫn chảy, miệng méo sang một bên, mắt lờ đờ. Nhìn như vô hồn vậy.

Động kinh vắng ý thức

Với dạng động kinh này, thường bệnh nhân chỉ bị gật đầu, lắc đầu một cách vô thức. Với trẻ sơ sinh thường có biểu hiện quấy khóc. Vặn mình, ưỡn người, mặt, toàn thân đỏ tía tai. chảy nước mắt, mắt lờ đờ, nhìn như vô hồn vậy. 

 

Với dạng này, khi ở trẻ sơ sinh hoặc chỉ vài tháng. Đa phần làm cho cha mẹ khó phân biệt được đây là chứng động kinh. Bởi vậy, mới dẫn đến chuyện sau vài tháng, hoặc một thời gian sau thấy bé chậm phát triển trí não. Chậm biết đi, biết nói (có một số trẻ em bị chứng động kinh làm cho đang biết đi thành không biết đi. Vì không thể đi được, do chân tay quá yếu, nhũn. Do tác động của cơn co giật động kinh. Có trẻ đang biết nói, mà bị động kinh lại không biết nói)

 

Do đó, việc chẩn đoán động kinh rất quan trọng. Nếu chẩn đoán chính xác thì điều trị ngay, bệnh sẽ nhanh khỏi, không làm tổn thương đến não bộ của bé. Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Động kinh thể chứng west

Dạng này ít và hiếm gặp hơn. Thường bị ở trẻ sơ sinh. Với biểu hiện, chân tay tay bị lắc, co giật. Đậu bị giật. Có khi bị ngay lúc bé đang ngủ, đang chơi.

Nói chung các triệu chứng co giật động kinh rất đa dạng. Việc phân chia thành các dạng cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Quan trọng nhất là chữa khỏi bệnh động kinh. Để bệnh nhân không phải uống thuốc sau khi đã khỏi. Đấy mới được gọi là khỏi. Và điều trị động kinh, nhưng không tác động, ảnh hưởng, tác động phụ là rất quan trọng với bệnh nhân bị động kinh. Bởi, một số phương pháp, phác đồ điều trị động kinh để lại tác dụng phụ là rất lớn. 

Thông thường các bệnh nhân bị chứng động kinh. Nhất là trẻ em. Đều có điểm chung là sợ tiếng động mạnh. Như, nói lớn, quá to, nhạc lớn, sấm, sét. Hay bị giật mình. 

Nếu bị động kinh lâu ngày có thể dẫn đến chân tay yếu. Việc đi lại cũng khó khăn. Có bé bị động kinh dẫn đến bị liệt. Chỉ nằm một chỗ. Trí não chậm phát triển, hay quên.

Ngược lại, vẫn có một số bệnh nhân bị động kinh vẫn béo tốt bình thường. Đi lại không bị ảnh hưởng, hay gặp khó khăn gì.

Có bé, khi bị động kinh, trước khi bị có thể thấy trong người bứt rứt, khó chịu. Dẫn đến mè nheo, quấy khóc, mê sảng.

Tất nhiên, khi bệnh động kinh chưa được chữa trị khỏi thì sau mỗi cơn co giật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, não bộ là điều không thể tránh khỏi.

Đối tượng bị động kinh

Bệnh động kinh không trừ bất cứ ai. Ai cũng có nguy cơ bị chứng bệnh co giật động kinh này. 

Từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành, người già.

Không loại trừ dân tộc, tôn giáo, quốc gia.

Trong đó trẻ em, trẻ sơ sinh thuộc nhóm có nguy cơ bị chứng bệnh động kinh cao hơn. Kế đến là nhóm người cao tuổi. Nhóm người trong độ tuổi lao động có nguy cơ ít hơn.

Như vậy, bệnh động kinh là chứng bệnh mãn tính. Chỉ cần được chữa khỏi bệnh là lại trở lại bình thường. 

Tâm lý người bệnh và gia đình bệnh nhân động kinh

Bệnh động kinh không ai mong muốn. Nhưng, nếu không may bị chứng bệnh này cũng đừng quá buồn. Hoặc bi quan. Ngay cả khi bạn đã đi chữa trị nhiều nơi, nhiều năm, nhiều phương pháp khác nhau mà vẫn chữa khỏi. 

 

Bởi, với phác đồ điều trị BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi. Thì bệnh động kinh vẫn CHỮA KHỎI HOÀN TOÀN sau thời gian điều trị bình thường. Bệnh thuyên giảm theo thời gian điều trị. 

 

Qua nhiều năm chữa trị bệnh động kinh này. Chúng tôi thấy rằng:

Phần lớn bệnh nhân đã mất niềm tin vào chữa khỏi bệnh động kinh. Bởi, đã đi chữa trị nhiều nơi, nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng bệnh vẫn không khỏi.

Mỗi khi lên cơn làm cho người bệnh và người thân lại thêm buồn, mất đi niềm tin vào việc chữa khỏi bệnh. Làm cho cảm xúc bị đi xuống. Trở nên bi quan vào cuộc sống. Vào cơ hội chữa khỏi bệnh động kinh.

 

Một số người mất kiên nhẫn trong việc chữa trị bệnh động kinh. Không kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị cũng như kiêng cữ.

Bởi, bệnh động kinh đã trở thành mãn tính thì không thể nào chữa là khỏi và cắt cơn co giật động kinh ngay được. Mà phải mất thời gian. Bệnh thuyên giảm từ từ. Tức là cơn co giật động kinh giảm từ từ. Thời gian lên cơn cũng giảm từ từ. Cả 2 điều này giống như parabol có xu hướng đi xuống vậy.

 

Trong quá trình điều trị vẫn lên cơn. Nhưng, giảm dần theo thời gian. Và sau thời gian nhanh thì 4 đến 6 tháng. Lâu thì 1 đến 2 năm mới cắt cơn, khỏi hoàn toàn động kinh được. Những, khó khăn nhất là trong những tháng đầu. Bệnh thuyên giảm chậm. Làm cho nhiều người mất kiên nhẫn. Không tin vào phác đồ điều trị khỏi bệnh động kinh.

Do đó, khi không may bị chứng bệnh động kinh thì chính bản thân người bệnh cũng như gia đình cần phải xác định. Chữa bệnh cần phải kiên trì. 

Với kinh nghiệm chữa trị bệnh động kinh của Đông y TRỊNH GIA chúng tôi thì. Người bệnh và gia đình nên có nhật ký ghi lại quá trình lên cơn co giật động kinh trong thời gian chữa trị khỏi bệnh động kinh. Bởi, trí nhớ của chúng ta có thể quên. Nhưng, nhật ký sẽ là minh chứng để biết được bệnh động kinh được chữa trị có tiến triển và thuyên giảm hay không. Bởi, khi đang điều trị thì bệnh vẫn có thể lên cơn co giật. điều này làm tác động đến tâm lý, niềm tin người bệnh và gia đình là rất lớn theo hướng tiêu cực. Nhưng, có nhật ký thì mới biết, thấy được bệnh đang thuyên giảm như thế nào.

Người bị bệnh động kinh có kết hôn được không?

Người bị bệnh động kinh vẫn có thể kết hôn được. Một số người bị bệnh động kinh, nhưng sức khỏe vẫn bình thường. Sau cơn co giật lại trở lại bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra vậy. 

 

Nhưng, lời khuyên với người bị động kinh mà chưa có gia đình là. Hãy chữa khỏi bệnh trước khi kết hôn thì vẫn tốt hơn. Như vậy, sẽ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Vì đây là yếu tố quyết định cho cuộc hôn nhân có viên mãn hay không (tất nhiên tài chính vẫn là yếu tố sống còn của cuộc sống và cuộc hôn nhân, đảm bảo cho gia đình nhỏ này được đảm bảo).

Phụ nữ bị bệnh động kinh có mang thai được không?

Lời khuyên chân thành với phụ nữ bị chứng động kinh. Hãy chữa khỏi bệnh trước khi có kế hoạch mang bầu sẽ tốt hơn. Tốt cho cả mẹ và thai nhi. Bởi, khi mang thai thì sự an toàn cho thai nhi là hết sức quan trọng. Nếu bị bệnh động kinh thì khó có thể đảm bảo mỗi khi lên cơn có an toàn cho thai nhi hay không.

 

Nếu đang có bầu mà bị chứng động kinh. Thì tốt hơn hết phải cẩn trọng, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. Để đề phòng trong trường hợp lên cơn co giật động kinh cũng không bị tác động đến vùng bụng, làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong thời gian này, không nên dùng bất cứ loại thuốc chữa, chống động kinh nào. Hãy để sinh em bé xong rồi mới tính tiếp.

Nếu đang bị động kinh, mà có bầu thì cần lời khuyên của bác sĩ.

Trẻ em bị động kinh có đi học được không?

Trẻ em bị động kinh có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Phần lớn trẻ em bị động kinh thì trí não chậm phát triển. Trí nhớ giảm sút. Khó tập trung và khó tiếp thu bài vở.

 

Một số ít vẫn tiếp tục tham gia học tập được. Với trường hợp này thì gia đình nên cho giáo viên chủ nhiệm biết. Đồng thời phải chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, thông tin về căn bệnh này. Để giáo viên có thể hỗ trợ và kịp thời xử lý trong trường hợp trẻ em bị lên cơn co giật động kinh trên trường lớp. Và có cách để chia sẻ, giáo dục với các học sinh khác trong lớp. Để tránh trường hợp giáo viên bị động. Không biết xử lý thế nào trong tình huống trẻ bị lên cơn co giật động kinh. Và tránh được sự kỳ thị và trêu trọc của các bạn học cùng.

Những điều nên kiêng với người bị bệnh động kinh?

Với người bị động kinh cần phải nhớ:

Trong ăn uống: không ăn các loại trứng và thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt chim.

Rau muống, mồng tơi, các loại thức ăn cay nóng

Các loại nước có ga, cồn, kích thích (rượu, bia, cafe, thuốc lá, ma túy,...)

Không ăn các loại trái cây như: xoài, vải, nhãn, sầu riêng, chôm chôm,...(trái cây nóng).

Không thức đêm quá 12h. Nên ngủ đủ giấc

Không nên để tinh thần căng thẳng, mệt mỏi

Không nên xem điện thoại tivi quá nhiều. Gây căng thẳng cho mắt, dễ gây ra chứng co giật động kinh.

Không nên làm việc ở những nơi như độ cao, nước, nóng, băng truyền (nói chung những nơi không dành cho người không tỉnh táo).

Không nên tham gia điều khiển phương tiện giao thông (rất nguy hiểm khi đang tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà lại bị lên cơn co giật động kinh).

Bệnh động kinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Đây có lẽ là câu hỏi và điều quan trọng nhất. Và được nhiều người quan tâm nhất. 

Bệnh động kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phác đồ điều trị của ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.

 

Trong nhiều năm qua, các bệnh nhân điều trị BẰNG PHÁC ĐỒ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA đã khỏi bệnh. Chiếm tỷ lệ trên 95%.

 

Quan trọng nhất là tuân thủ phác đồ điều trị và kiên trì (thực tế thì thời gian điều trị nhanh nhất là 4 tháng. Lâu thì đến 2 năm là khỏi bệnh co giật động kinh. Trong khi nhiều phác đồ điều trị khác đến cả đời. Và bị nhờn thuốc. Mà cơn co giật động kinh vẫn vậy, và còn có xu hướng lặng hơn. Trong khi PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA qua thực tiễn nhiều năm thì nhanh là 4 tháng, lâu thì 2 năm là khỏi hoàn toàn. Không quan trọng là bị bệnh động kinh bao nhiêu năm).

Chữa khỏi bệnh động kinh

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh, động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha