Động kinh gây ra những nguy hiểm gì cho trẻ mắc bệnh động kinh?

Động kinh không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Vậy khi trẻ mắc bệnh động kinh sẽ gây ra những nguy hiểm gì?

Ngày đăng: 16-08-2023

93 lượt xem

1. Những nguyên nhân dẫn đến động kinh ở trẻ

Động kinh là bệnh mãn tính với những biểu hiện khác nhau. Những cơn động kinh thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là các cơn co giật, có thể giật một phần cơ thể, co giật toàn thân, co giật mất hay không mất ý thức... Các cơn co giật động kinh thường lặp đi lặp lại. Bệnh động kinh có nhiều mức độ khác nhau, ở mức độ bệnh nhẹ, trẻ chỉ lên một vài cơn động kinh.

Mức độ bệnh nặng, cơn giật xuất hiện nhiều kèm theo các bệnh khác như bại não, chậm phát triển, cần điều trị kéo dài thậm chí phụ thuộc hoàn toàn vào các thuốc chống động kinh, có một tỷ lệ bệnh không đáp ứng được thuốc (động kinh kháng thuốc).

Bệnh động kinh xảy ra ở trẻ em với những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh cho trẻ

Yếu tố di truyền: Giới khoa học cho biết, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh. Nói một cách khác, gen chỉ là yếu tố có thể tác động chứ không phải yếu tố quyết định và chắc chắn gây bệnh.

Chấn thương sọ não: Những tai nạn nghiêm trọng khiến cho vùng nào bị chấn thương chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh.

Những bệnh gây tổn thương não: Một số trường hợp xuất hiện những khối u trong não hoặc từng bị đột quỵ, thì nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất lớn. Tổn thương não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh.

Một số bệnh như: Viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân… cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.

Chấn thương trước khi sinh: Với trẻ sơ sinh, trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ em. Bên cạnh đó, với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

2. Động kinh có phải là bệnh di truyền?

Bệnh động kinh hoàn toàn có thể di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc động kinh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con cao hơn. Ở những người trưởng thành mắc động kinh vô căn (động kinh nguyên phát), không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con cái cao nhất.

Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy kết quả, yếu tố gen cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh động kinh. Vì vậy, động kinh hoàn toàn có thể di truyền ở một tỉ lệ nhất định từ bố mẹ hoặc ông bà sang con cháu.

Theo ghi nhận từ Vinmec, từ kết quả nghiên cứu và thống kê cho thấy, tỷ lệ di truyền động kinh từ các thế hệ bình quân là khoảng 2%. Các trường hợp bố mẹ trực tiếp di truyền cho con có kết quả:

- Thế hệ bố mẹ bị động kinh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con là 5%, đối với dạng động kinh toàn thể tỉ lệ sẽ cao hơn ở mức từ 9 - 12%.

- Nếu chỉ có mẹ bị mắc động kinh, tỉ lệ thai nhi trong bụng bị di truyền bệnh là 5%. Trong khi đó, nếu ba bị động kinh, con sẽ có 2 - 4% khả năng bị di truyền từ bố.

Như vậy, bệnh động kinh hoàn toàn có khả năng di truyền, thậm chí là cao lên đến 12% đối với động kinh toàn thể.

Bệnh động kinh có khả năng di truyền qua các thế hệ

3. Động kinh gây ra nguy hiểm gì cho trẻ?

Khi trẻ mắc bệnh động kinh sẽ dẫn đến những nguy hiểm như sau:

- Cơn động kinh có thể khiến trẻ xuất hiện các cơn co giật ở một phần cơ thể hoặc toàn thân, mất ý thức hoặc không mất ý thức… Các cơn co giật động kinh thường lặp đi lặp lại, cách quãng hoặc liên tục.

- Ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ xuất hiện một vài cơn động kinh khi điều trị đầy đủ bệnh sẽ không tái phát. Mức độ nặng, cơn co giật xuất hiện nhiều, diễn tiến sang bại não, chậm phát triển. Tình trạng này cần điều trị kéo dài, phụ thuộc hoàn toàn vào các thuốc chống động kinh. Một số trường hợp có hiện tượng không đáp ứng được thuốc.

- Khi trẻ lên cơn co giật có thể rất dễ gây tai nạn, đuối nước, bỏng…

- Những cơn co giật kéo dài trên 5 phút, nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể gây suy hô hấp, ngừng thở, thậm chí tử vong…

- Ảnh hưởng tới trí tuệ và vận động của trẻ: học tập sa sút, kiểm soát hành động kém, giao tiếp xã hội bị hạn chế…

- Trẻ khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, tự ti, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển sau này.

5. Hướng dẫn phụ huynh cách xử trí khi trẻ lên cơn động kinh

Những cơn động kinh thường xảy ra đột ngột không hề báo trước. Trẻ có thể bị cắn vào lưỡi, sặc, ngạt thở, ngã, tai nạn, chấn thương… Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể rơi vào hôn mê, suy hô hấp, mất máu ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế, người trông giữ trẻ cần bình tĩnh, quan sát và xử lý ngay để trẻ an toàn. Khi trẻ xuất hiện cơn động kinh, chúng ta cần phải:

Bước 1: Xử trí ban đầu

- Để bé ở nơi an toàn, không có mối nguy hiểm, tránh ngã, điện giật hay đồ vật xung quanh đổ lên người. Tốt nhất là sàn nhà hoặc không gian rộng, thoáng.

- Nếu trẻ lên cơn động kinh khi đang ăn, uống thì ngay lập tức móc hết dị vật trong miệng trẻ, nghiêng mặt sang một bên. Để thông thoáng đường thở, tránh sặc phổi.

- Tìm hỗ trợ hoặc lấy cây bút, cây gậy nhỏ hoặc đũa… quấn qua lớp vải cho vào ngang miệng để trẻ tránh cắn phải lưỡi.

- Không đè trẻ, không cố giữ trẻ co giật, không kìm chặt trẻ. Hãy để cơn co giật được tự nhiên trong vùng an toàn.

- Không cho trẻ ăn uống trong cơn co giật, dễ gây sặc phổi.

Xử trí bước đầu khi trẻ lên cơn động kinh

Bước 2: Sơ cứu động kinh ở trẻ em

- Theo dõi thời gian cơn động kinh, khoảng cách giữa các cơn động kinh, tính chất cơn để báo lại với bác sĩ điều trị. Nếu cơn động kinh diễn ra liên tiếp, cơn này tiếp đến cơn kia gần nhau. Cơn động kinh kéo dài 5 phút, đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

- Trường hợp sau cơn động kinh, trẻ có dấu hiệu tím tái, nhợt nhạt, gọi dậy không tỉnh, hôn mê, có dấu hiệu ngừng thở, suy hô hấp. Ngay lập tức ép tim thổi ngạt cho trẻ để trẻ có thể thở được trước khi đưa đi cấp cứu.

- Nếu lần đầu tiên trẻ bị co giật động kinh, đưa trẻ đi cấp cứu sớm để được bác sĩ thăm khám điều trị.

- Những cơn co giật động kinh ở những lần sau của trẻ, nếu tính chất không dữ dội, cơn co giật ngắn. Có thể để ở nhà theo dõi, ghi lại tính chất, cường độ, thời gian các cơn co giật. Liên hệ với bác sĩ điều trị chính để theo sát điều trị. Sử dụng thuốc điều trị động kinh theo đúng phác đồ bác sĩ.

Bên cạnh các cách xử trí nêu trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và sử dụng các bài thuốc Đông Y có nguồn gốc từ thiên nhiên rất an toàn và mang đến hiệu quả cao trong điều trị chứng động kinh ở trẻ.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha