Một số thắc mắc và giải đáp về bệnh động kinh ở trẻ em(P2)

Xoay quanh vấn đề bệnh động kinh ở trẻ em có rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh. Chúng tôi xin tổng hợp một số câu hỏi thường gặp nhất được độc giả gửi đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện nổi tiếng được đăng tải trên website của những bệnh viện đó như sau.

Ngày đăng: 05-01-2017

1,778 lượt xem

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh động kinh ở trẻ có hết được không, nếu bệnh nặng thì để lại di chứng ảnh hưởng đến não như thế nào ạ?

Chào bạn,

Động kinh là một bệnh lý mãn tính, có thể tiến triển hoặc không do sự phát xung động bất thường của các tế bào thần kinh ở não gây ra các triệu chứng lâm sàng tùy thuộc chức năng vùng não bị phát xung bất thường, triệu chứng thường gặp nhất là co giật. Động kinh có thể có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân. Các trường hợp không tìm được nguyên nhân tổn thương ở não tiên lượng điều trị thường tốt và sau thời gian điều trị từ 2-3 năm bệnh nhân có cuộc sống gần như bình thường ít tái phát. Thêm vào đó, có nhiều dạng động kinh gọi là lành tính không cần điều trị và cũng không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các cơn động kinh sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của não và một số cơ quan khác đặc biệt là những cơn động kinh kéo dài. Ngoài ra cơn động kinh còn có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bệnh nhân vì thế việc điều trị động kinh là rất cần thiết.

Khám và điều trị bệnh động kinh ở trẻ em là hết sức cần thiết

Khám và điều trị bệnh động kinh ở trẻ em là hết sức cần thiết

Câu hỏi: Trẻ bị chậm phát triển tâm lý vận động, rối loạn tính tình, rối loạn chú ý có phải là di chứng do bệnh động kinh để lại không thưa bác sĩ?

Chào anh,

Chậm phát triển tâm lý, vận động, rối loạn tính tình, rối loạn chú ý trên trẻ bị động kinh có thể do:

- Bản thân bệnh lý gây động kinh làm ảnh hưởng sự phát triển của trẻ

- Nhưng phần lớn là do các yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng sự phát triển. Thông thường, gia đình sẽ chăm sóc, cư xử đối với đứa trẻ bị động kinh khác với các trẻ khác trong gia đình. Thí dụ, ba mẹ ưu tiên dành sự chăm sóc cho bé bệnh nhiều hơn nên cũng làm hạn chế tính độc lập, phát triển vận động. Ba mẹ cũng ít khi ngăn cấm trẻ bệnh hơn các đưa trẻ khác, làm ảnh hưởng sự phát triển về hành vi của trẻ

Tốt nhất, hãy đưa bé đến bác sĩ để được đánh giá nguyên nhân và tư vấn cách chăm sóc thích hợp. 

Câu hỏi: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có sốt kèm co giật, vậy làm sao để phân biệt được co giật là do sốt hay do bệnh động kinh gây ra?

Chào bạn,

Co giật do sốt có thể gặp ở trẻ từ 6 tháng-5 tuổi. Co giật toàn thể cơn ngắn vài chục giây đến vài phút, ngoài cơn là bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn không có yếu liệt sau cơn và thường không có một bệnh lý thần kinh kèm theo. Sốt co giật tương đối thường gặp ở trẻ em có một số trường hợp liên quan tới nguy cơ bị động kinh. Có những trường hợp bệnh động kinh khó điều trị (do xơ chai hồi hải mã thùy thái dương) trong tiền căn trẻ có sốt co giật.

Để đánh giá co giật do sốt hay co giật do bệnh lý thần kinh các bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như điện não đồ, chọc dò dịch não tủy, chẩn đoán hình ảnh.

Câu hỏi: Co giật và động kinh ở trẻ có thể làm xét nghiệm để tầm soát và biết các dấu hiệu thì có thể phòng ngừa được không thưa bác sĩ?

Chào bạn, bệnh động kinh được chẩn đoán chính xác bằng các phương tiện lâm sàng và cận lâm sàng hiện tại. Bệnh động kinh không thể phòng ngừa. Khi bệnh nhân có những triệu chứng bất thường xảy ra trong thời gian ngắn có xu hướng lặp lại, tính chất cơn tương tự nhau nên nghi ngờ đến bệnh động kinh và cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để chẩn đoán và điều trị.   

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, tôi có người cháu bị triệu chứng động kinh co giật từ năm 13 tuổi. Lần đầu bị té ngã bất tỉnh, không có dấu hiệu động kinh, lần thứ 2 cách lần đầu 6 tháng, cháu bị co giật xùi bọt mép. Từ đó đến nay, cháu được đi khám và uống thuốc, nên không còn co giật lên cơn động kinh nữa. Tuy nhiên vừa rồi qua 3 năm dùng thuốc, mẹ cháu cho cắt thuốc không dùng nữa theo toa điều trị của bác sĩ thì cháu tiếp tục lên lên cơn co giật Cho uống thuốc lại thì thấy tạm dừng lên cơn. Vậy bệnh tình của cháu có thể thuyên giảm được không, hoặc có thể dùng biện pháp phẫu thuật điều trị bệnh ở đâu để dứt hẳn mà không lệ thuộc vào thuốc uống mỗi ngày được không ? Năm nay cháu tôi đã 17 tuổi, cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn,

Điều trị động kinh có nhiều phương pháp nhưng phương pháp chính và hiệu quả là dùng thuốc chống động kinh.

Phẫu thuật điều trị động kinh được chỉ định hạn chế trong ột số trường hợp động kinh: trước hết là những trường hợp động kinh có nguyên nhân (u não), các trường hợp động kinh kháng trị, các trường hợp xác định được chính xác ổ động kinh và vị trí ổ động kinh đó có thể phẫu thuật được. Phẫu thuật điều trị động kinh là một phẫu thuật chuyên khoa sâu đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về phẫu thuật viên về trang thiết bị và về các phương tiện hiện đại góp phần chẩn đoán.

 Đông y điều trị bệnh động kinh giúp trẻ không bị lệ thuộc vào thuốc mỗi ngày

 Đông y điều trị bệnh động kinh giúp trẻ không bị lệ thuộc vào thuốc mỗi ngày

Như vậy, với những câu hỏi và câu trả lời điển hình từ các bác sĩ hi vọng sẽ giúp nhiều bậc phụ huynh có con em mắc phải căn bệnh động kinh có thêm kiến thức quý giá. Bên cạnh đó, nên lựa chọn phương pháp điều trị mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn, không nên lệ thuộc quá nhiều vào thuốc tây sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN, HIỆU QUẢ

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha