Vì sao trẻ sơ sinh hay trợn mắt hay đây có phải chính là dấu hiệu của co giật động kinh hay không?
Ngày đăng: 06-04-2021
10,663 lượt xem
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?
Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng, chúng có thể ngủ suốt cả ngày, bú no rồi đi ngủ, thời gian thức rất ít ỏi. Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần, ngược lại, thiếu ngủ làm trẻ sơ sinh dễ cáu gắt, quấy khóc liên tục vì mệt mỏi.
Theo các nghiên cứu, ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ là một trong những điều kiện cần thiết giúp cơ thể, trí tuệ trẻ sơ sinh phát triển bình thường. Ngược lại, khi thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu thức nhiều hơn ngủ, ngủ chập chờn, ngủ quá ít kèm theo nhiều triệu chứng không bình thường, hãy cân nhắc đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, đo điện não đồ để kịp thời phát hiện các bệnh liên quan.
Khi ở giai đoạn từ 6 tuần tuổi trở lên, khi đã quen với ánh sáng và môi trường bên ngoài tử cung của mẹ, trẻ sẽ bắt đầu ngủ ít đi vào ban ngày, ngủ nhiều hơn vào ban đêm, nhưng vào ban đêm trẻ sẽ bú định kỳ vài đợt. Lúc này, trẻ sơ sinh đã có trạng thái ngủ sâu chứ không phải ngủ chập chờn như vừa chào đời.
Trong lúc ngủ, trẻ sơ sinh có thể sẽ biểu hiện các dấu hiệu từ các bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh. Trong đó, lên cơn co giật trong lúc ngủ, hay trợn mắt cũng là các dấu hiệu cần phải đặc biệt quan tâm. Vì vậy, nếu trong trường hợp con của bạn có xuất hiện các dấu hiệu trên, điển hình như trợn mắt, hãy theo dõi tiếp thật kỹ lưỡng để không bỏ sót các bất thường nào.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh
Giật cơ, mắt trợn ngược có phải biểu hiện bệnh động kinh?
Nhiều người lần đầu sinh con cũng khá thắc mắc kèm theo những lo lắng trước các cơn co giật trong khi ngủ, những lần trợn mắt của trẻ sơ sinh. Theo các nghiên cứu, đây không phải là dấu hiệu duy nhất của co giật động kinh, để xác định được chính xác 100%, bố mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám thần kinh, đo điện não đồ mới an toàn nhất.
Hạn chế tình trạng phỏng đoán cho rằng trợn mắt chính là dấu hiệu của co giật động kinh, sau đó chữa trị tại nhà theo phương pháp dân gian. Đây là hành động hết sức nguy hại cho sức khỏe, thể trạng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Điều trước tiên mà bạn cần làm khi phát hiện bé nhà mình có biểu hiện trợn mắt chính là quan sát thêm bé có các hành động lạ nào không, sau đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Những dấu hiệu có thể gặp khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Co giật khi ngủ ở trẻ
Ngoài trợn mắt, trẻ sơ sinh còn có nhiều dấu hiệu lạ khác trong khi ngủ, trong đó, làm nhiều người lo lắng nhất có lẽ chính là các cơn co giật. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, co giật trong lúc ngủ ở trẻ sơ sinh không nhất thiết phải bắt nguồn vì động kinh. Bên cạnh đó, co giật trong lúc ngủ có thể là biểu hiện cho thấy trẻ sơ sinh bị thiếu canxi, mất cân bằng natri trong cơ thể.
Do đó, khi thấy con có co giật nhẹ trong khi ngủ, hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng, thực đơn ăn uống hằng ngày xem có mất cân bằng chất, thiếu canxi, natri hay không. Sở dĩ như vậy bởi vì trong giai đoạn sơ sinh đến 8 – 9 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của chúng đều bắt nguồn từ sữa mẹ, mẹ ăn gì thì con sẽ hấp thụ nấy. Do đó, mẹ phải ăn uống khoa học, lành mạnh thì sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh sẽ tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản
Hệ thống tiêu hóa và đường ruột của trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, chỉ một vị thực phẩm lạ từ sữa mẹ cũng có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày. Đây là một trong những tình trạng làm trẻ bị co giật trong lúc ngủ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một số các rối loạn trong hệ thống tiêu hóa, sự trào ngược dạ dày làm axit dạ dày lên đến thực quản sẽ làm cơ thể trẻ sơ sinh bị co thắt, co giật, bật khóc, gào khóc…
Nếu trẻ em thường bị co giật trong lúc ngủ, kèm theo tình trạng dễ gào khóc khi ngủ dậy… có thể trẻ đã gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Trợn mắt khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Nhiều người khi chưa tìm hiểu rõ, cứ nghĩ co giật động kinh đều kèm theo tình trạng trợn to mắt, đứng tròng mắt lại, tuy nhiên, luận điểm này không chính xác hoàn toàn. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà vội vàng cho qua những biểu hiện bất thường ở trẻ sơ sinh. Dù có hay không phải là co giật động kinh, bạn cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra một cách kỹ lưỡng để an tâm hơn.
Một số chuyên gia lý giải rằng, tình trạng trợn mắt ở trẻ sơ sinh rất bình thường, sở dĩ như vậy là bởi vì có thể trong lúc ngủ trẻ bị tác động bởi hành động gì đó từ bên ngoài làm chúng giật mình, muốn mở mắt ra để nhìn mọi vật xung quanh.
Tuy nhiên, trong lúc này, trẻ vẫn còn buồn ngủ nên tạo thành hành động như trợn mắt. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị trợn mắt khi ngủ, hãy thử cẩn thận hơn trong giấc ngủ kế tiếp và theo dõi xem trẻ có gặp phải tình trạng tương tự không. Tùy thuộc vào kết quả mà bạn nên đưa ra quyết định có hay không cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Nên cẩn thận với triệu chứng co giật trợn mắt khi ngủ của trẻ sơ sinh
Khi nào trẻ sơ sinh bị trợn mắt do động kinh?
Để chắc chắn rằng trẻ sơ sinh hay bị trợn mắt là biểu hiện của việc mắc co giật động kinh, bạn cần phải có kết quả đo điện não đồ chính xác. Có nghĩa là, điện não đồ bất thường sẽ là một trong các phương pháp chẩn đoán động kinh co giật an toàn, chính xác nhất ở trẻ sơ sinh lẫn người trưởng thành.
Bên cạnh đó, các cơn co giật gây trợn mắt ở trẻ sơ sinh sẽ kèm theo tình trạng ngủ gà, giảm chú ý, không phản ứng với âm thanh, sự việc tác động bên ngoài.
Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, chú ý các dấu hiệu sau
Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng, tỉ lệ mắc co giật động kinh ở trẻ sơ sinh rất cao, nhưng việc phát hiện sớm dường như là không thể vì giai đoạn này biểu hiện vô cùng mờ nhạt, ít các triệu chứng lâm sàng của động kinh. Trong số đó, trợn mắt hay co giật trong lúc ngủ có thể là “chuông báo” sớm cho căn bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ không nên lơ là trước các biểu hiện này.
Một kinh nghiệm nhằm phát hiện sớm co giật động kinh ở trẻ sơ sinh từ các chuyên gia chính là trong lúc trẻ đang bị co giật chân tay khi ngủ, bạn dùng tay tắm lại nhưng tình trạng vẫn diễn ra. Ngược lại, các cơn co giật chấm dứt hoàn toàn sau khi bạn nắm tay bé lại thì là hiện tượng bình thường, không phải vì động kinh.
Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ nên quan sát cẩn thận con, trẻ sơ sinh có gặp phải các triệu chứng dưới đây hay không:
- Cơ thể trẻ đột nhiên có các cử động bất thường, cơ đột ngột tăng trương lực hay mất trương lực (co cứng hoặc mềm nhũn). Một số trẻ còn bị mơ màng, lú lẫn, không phản ứng lại tiếng gọi, các tác động từ mọi người xung quanh.
- Cơ mặt, mí mắt hay mép miệng có các cử động bất thường liên hồi, giật nhanh.
- Mắt có cử động bất thường.
- Thóp phồng, hô hấp đột nhiên khó khăn, da mặt tím tái, thậm chí là ngừng thở.
- Sốt cao liên tục dẫn đến các hành vi bất thường.
Điều trị co giật động kinh ở trẻ sơ sinh được không?
Dù ở bất cứ độ tuổi nào, động là là bệnh hoàn toàn có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp kết hợp với nhau. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh điều khó khăn nhất trong quá trình điều trị động kinh chính là khó phát hiện.
Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu lâm sàng động kinh đã không rõ ràng, trên cơ thể trẻ sơ sinh lại càng mờ nhạt và nhẹ nhàng hơn nữa. Mãi cho đến khi cơn co giật động kinh ở cường độ mạnh hơn xuất hiện, bố mẹ mới có đủ khả năng phán đoán rằng con đang có các biểu hiện bất thường, sau đó mới đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Do đó, càng phát hiện sớm động kinh thì tỉ lệ điều trị bệnh càng cao, ở bất cứ độ tuổi và đối tượng nào. Sau đó, tìm ra được nguyên nhân gây ra co giật động kinh, phương pháp điều trị sẽ được áp dụng chính xác nhất góp phần nâng cao tỉ lệ điều trị động kinh.
Phương pháp điều trị co giật động kinh ở trẻ sơ sinh
Các bác sĩ chuyên khoa đưa ra nhận xét tổng quát rằng, trong quá trình điều trị động kinh ở trẻ sơ sinh, 3 yếu tố quan trọng nhất chính là ngăn ngừa co giật, điều trị nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ hô hấp. Khi trẻ sơ sinh thường xuyên lên các cơn co giật toàn thân, bố mẹ hãy thực hiện các bước sau đây:
- Thông đường thở bằng cách cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, nâng đỡ đầu, lau chùi đờm trong cổ họng;
- Có thể mua các dụng cụ hỗ trợ hô hấp cho trẻ sơ sinh nhằm hạn chế tình trạng ngưng thở vì co giật động kinh;
Sử dụng thuốc chống co giật động kinh
Loại thuốc chống co giật sẽ góp phần ức chế các hiện tượng bất thường trong hệ thống thần kinh trung ương, hạn chế các xung điện xuất hiện, ngăn ngừa co giật và một số dấu hiệu bất thường mà động kinh gây ra.
Sử dụng thuốc kháng động kinh ở người trưởng thành vốn đã mang đến nhiều tác dụng phụ, trên cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại càng nguy hiểm hơn nên suốt quá trình này, bố mẹ phải đưa trẻ đến kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên tại bệnh viện.
Thuốc kháng co giật động kinh phải được sử dụng đúng theo hướng dẫn, không nên tự ý thay đổi tên thuốc, liều lượng, thời gian uống… vì sẽ rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
Điều trị nguyên nhân
Nguyên nhân gây co giật động kinh ở trẻ sơ sinh có thể vì di truyền từ bố mẹ, rối loạn cấu trúc hệ thần kinh trung ương. Đây là các trường hợp cần thời gian điều trị lâu dài hơn. Trong khi đó, một số trẻ sơ sinh bị co giật động kinh vì sốt cao liên tục tái phát nhiều lần, nhiễm virus viêm màng não, virus viêm não Nhật Bản, thiếu máu não… nên được điều trị song song.
Tức là bên cạnh việc ngăn ngừa co giật bằng thuốc, trẻ nên được điều trị hẳn nguyên nhân gây bệnh. Như vậy, trẻ sơ sinh mới có thể loại bỏ hoàn toàn các dấu hiệu của bệnh, ngăn ngừa động kinh tiến triển mạnh mẽ và khó điều trị hơn.
Với những trẻ sơ sinh thường lên cơn co giật động kinh vô văn, tức không rõ nguyên nhân, phương pháp điều trị duy nhất chính là sử dụng thuốc. Trong khi đó, trẻ sơ sinh bị động kinh vì u não, ung thư não rất có thể sẽ được phẫu thuật não bộ với mức độ nguy hiểm cao hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh bằng thảo dược đông y
Trẻ sơ sinh đều nhận nguồn dinh dưỡng cung cấp chính từ sữa mẹ, vì vậy, mẹ hấp thụ một số nguồn vitamin, khoáng chất tốt cho não bộ cũng góp phần điều trị động kinh hiệu quả hơn ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên liệu tự nhiên được các chuyên gia đông y khuyến khích sử dụng cho người mắc co giật động kinh chính là hoa cúc La Mã, hạt sen, câu đằng, rau đắng biển, an tức hương…
Mẹ bổ sung các loại nguyên liệu tự nhiên này trong sữa sẽ có các chất góp phần ngăn ngừa co giật động kinh hiệu quả ở trẻ em mà không có tác dụng phụ, hơn nữa còn giúp trẻ ngủ ngon hơn, giảm bớt căng thẳng trong hệ thần kinh. Sau một thời gian dài, não bộ và trí tuệ của trẻ sơ sinh sẽ phát triển hoàn thiện, tốt hơn.
Ưu điểm của các loại thảo dược tự nhiên trong điều trị động kinh chính là an toàn, lành mạnh vì chúng cũng như các thực phẩm, loại rau củ quả mà mỗi gia đình bổ sung hàng ngày. Vừa an toàn vừa lành mạnh nên điều trị bệnh động kinh bằng đông y đang rất được ưa chuộng.
Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh hay trợn mắt, co giật trong lúc ngủ chứ không phải tất cả đều vì co giật động kinh. Nguyên nhân lành mạnh có thể vì giật mình trong lúc ngủ, thiếu canxi, thiếu natri hay thiếu dinh dưỡng, trào ngược dạ dày. Chỉ khi nào kết quả đo điện não đồ kèm theo nhiều biểu hiện khác thường với trợn mắt, co giật trong lúc ngủ, bác sĩ mới có thể chẩn đoán trẻ sơ sinh mắc động kinh. Vì vậy, bố mẹ không nên vội lo lắng mà hãy nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra kỹ càng hơn.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn