Trẻ em bị động kinh thường sợ hãi điều gì?

Rất nhiều cha mẹ đang thắc mắc Trẻ em bị động kinh thường sợ hãi điều gì? Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đọc.

Ngày đăng: 06-01-2022

781 lượt xem

Rối loạn tâm lý ở trẻ em bị động kinh

Khi trẻ em mắc bệnh động kinh, sẽ mắc nhiều hội chứng khác nhau, trong đó phải kể đến các rối loạn về tâm lý. Nếu để ý bạn sẽ thấy trẻ thường tỏ vẻ sợ sệt và không mạnh dạn như bao trẻ bình thường khác.

Số bệnh nhân mắc động kinh là trẻ em hiện nay có đến 20% trẻ mắc các hội chứng về rối loạn tâm lý, các rối loạn này sẽ làm những đứa trẻ trở nên phóng đại cảm xúc, hành vi thường dễ sợ hãi, dễ nóng giận hoặc dễ buồn bã. Ngoài ra, khi các cơn co giật động kinh xuất hiện liên tục, không dễ kiểm soát từ đó mà hệ thống thần kinh trung ương, não bộ và cả tâm lý của trẻ em dường như bị tác động nghiêm trọng, hệ lụy là trẻ em mắc động kinh thường có các biểu hiện rối loạn tâm lý, cảm xúc thái quá thậm chí là bất cần, trầm cảm hay tự kỷ rất nguy hiểm.

Chính vì lí do đó mà nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu khi quyết định mọi kế hoạch chăm sóc cũng như định hướng tương lai cho con. Tuy nhiên, nếu gia đình kiên trì điều trị cùng trẻ, không xa lánh, bỏ mặc trẻ chắc chắn bệnh tình sẽ được thuyên giảm.

Các nhóm rối loạn tâm lý ở trẻ mắc bệnh động kinh

Hiện nay các rối loạn tâm lý ở trẻ động kinh sẽ được chia thành các nhóm riêng biệt cụ thể sau đây: Rối loạn khí sắc; Rối loạn lo âu; Rối loạn liên quan đến căng thẳng; Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trong đó thì rối loạn lo âu ở trẻ em bị động kinh rất quan trọng. Theo các nghiên cứu từ đội ngũ bác sỹ chuyên môn cho thấy trẻ bị động kinh mắc rối loạn lo âu thường có biểu hiện sợ hãi, lo lắng, kinh hãi quá độ, suy giảm tinh thần, stress, căng thẳng…

Và cũng chính rối loạn lo âu này đang dần dần làm tổn hại nhiều đến cảm xúc thường ngày, đương nhiên không mang đến cho trẻ cuộc sống trọn vẹn. Đặc biệt là nó đang ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, phát triển trí tuệ, tư duy.

Trẻ mắc bệnh động kinh thường đi kèm các rối loạn về tâm lý

Trẻ em bị động kinh thường sợ hãi điều gì?

Chính vì chứng rối loạn lo lâu được hia sẻ ở trên mà nhiều cha mẹ đang quan tâm không biết con mình sợ hãi điều gì để có thể giúp con đối mặt và vượt qua. Theo khảo sát từ các trẻ em bị động kinh, chúng thường sẽ có những biểu hiện sợ hãi những điều sau đây:

- Trẻ mắc bệnh động kinh thường sợ hãi nhiều thứ, trước tiên nhất phải kể đến việc không muốn rời xa bố mẹ. Biểu hiện bằng việc chỉ cần cách xa một tí là trẻ đã là la toáng lên thậm chí là òa khóc dữ dội và trẻ chỉ muốn ở cạnh kế bên bố mẹ 24/24.

Ngoài ra thì trẻ mắc bệnh động kinh thường sẽ sợ phải tiếp xúc với người lạ, sợ chốn đông người không thích hòa vào đám đông. Biểu hiện cụ thể là thích trốn tránh, nép mình vào nơi bản thân cho là an toàn nhất. Trẻ trở nên nhút nhát đến bất thường chính vì thế mà không có khả năng sinh tồn khi ở một mình khi không có bố mẹ hoặc người thân

- Với những trẻ em đang trong quá trình điều trị bệnh sẽ luôn lo sợ về bóng tối, luôn ở trạng thái ảo giác, tưởng tượng về ma quỷ, quái vật xung quanh. Nỗi sợ này thường diễn ra ở trẻ nhỏ từ khoảng 3 – 4 tuổi. Còn đối với trẻ vị thành niên đang mắc động kinh thì chứng sợ hãi này sẽ nghiêm trọng hơn trong đầu lúc nào cũng luôn nghĩ ra viễn cảnh thương tích, trẻ sợ chết, sợ bị thương.

- Ở một số trường hợp trẻ em bị động kinh mắc hội chứng rối loạn lo âu còn sợ côn trùng: bọ, nhện, các vật nhỏ, động vật.

Chứng sợ hãi ở trẻ em bị bệnh động kinh có nguy cơ mắc tự kỷ và trầm cảm, biểu hiện sợ hãi còn là: Rối loạn lo âu chia ly Rối loạn lo âu lan tỏa; Ám ảnh sợ đặc hiệu; Sợ khoảng trống; Rối loạn hoảng sợ; Rối loạn lo âu xã hội

Trẻ mắc bệnh động kinh thường sợ hãi nhiều thứ

Nguyên nhân dẫn tới sự sợ hãi đối với những trẻ mắc bệnh động kinh

Áp lực bệnh tật

Đối với những trẻ nhỏ chưa nhận thức được bệnh của mình thì không sao nhưng với những trẻ lớn hơn một tí trẻ bắt đầu biết áp lực. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tính lo âu, sợ sệt trong trẻ. Các cơn co giật làm trẻ cảm thấy bản thân mình quá khác biệt, chính vì thế mà lúc nào cũng có cảm giác bạn bè, người thân xa lánh nên sợ đám đông và chỉ thích ở một mình.

Cha mẹ bỏ mặc, lơ là trong việc chăm sóc trẻ

Trẻ em là độ tuổi cần được quan tâm chăm sóc cẩn thận chưa kể đó là những trẻ đang bị mắc bệnh động kinh thì cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian cho con hơn nữa. Trong trường hợp gia đình, bố mẹ tạo nên sức ép, bỏ mặc con bị bệnh, lơ là trong việc chăm sóc chưa hết còn hay thường xuyên la mắng cũng là nguyên do khiến trẻ em bị động kinh dễ bị rối loạn tâm lý, trẻ trở nên sợ hãi hơn nữa.

Tầm quan trọng của gia đình trong việc điều trị bệnh cho trẻ rất là quan trọng. Các nghiên cứu đã cho thấy, trong số các ca điều trị rối loạn lo âu cho trẻ bệnh động kinh thành công, có khoảng 30% có sự góp mặt phối hợp của gia đình cụ thể ở đây là cha mẹ của trẻ.

Do các cơn động kinh

Khi tái phát các cơn động kinh thường xuyên, não bộ trẻ thường bị kích thích mạnh bởi xung điện nên việc ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ là điều hiển nhiên. Vậy nên, cha mẹ người thân đang có con nhỏ nhất định phải phát hiện sớm động kinh ở trẻ em để có được phương pháp điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa hệ lụy của căn bệnh mãn tính này gây ra.

Dấu hiệu của trẻ mắc động kinh bị chứng sợ hãi quá mức

Mức độ sợ hãi ở trẻ em mắc bệnh động kinh hoàn toàn khác nhau trong đó không ít trẻ có nỗi sợ quá mức. Một số trẻ từ 10 tuổi trở lên đã biết cách tự mô tả cơn sợ hãi của mình, và thứ làm trẻ phát hoảng dài vô kể, những điều đơn giản cũng làm chúng sợ hãi quá mức. Triệu chứng và dấu hiệu chứng sợ hãi quá mức ở trẻ em bị động kinh được thể hiện rõ ràng sau đây:

+ Trẻ sẽ không muốn đi học, có biểu hiện ám ảnh trường học

+ Từ chối tham gia các hoạt động ngoại khóa

+ Không dám lui đến nơi đông người

+ Luôn phàn nàn về tất cả mọi việc

Nếu con, em của mình có các dấu hiệu, triệu chứng trên đây kèm theo kết quả chẩn đoán động kinh thì cha mẹ, người thân hãy sử dụng các phương pháp bổ trợ nhằm phục hồi tâm lý nhanh nhất cho trẻ.

Làm thế nào để giảm chứng sợ hãi ở trẻ em bị động kinh?

Đương nhiên chứng lo âu sợ hãi ở những trẻ mắc bệnh động kinh hoàn toàn có thể cải thiện được chỉ cần cha mẹ người thân kiên trì song hành cùng với trẻ. Ngoài việc sử dụng thuốc chống động kinh, kháng co giật, trẻ em bị động kinh có biểu hiện sợ hãi rối loạn tâm lý cần được áp dụng một số phương pháp tương đương sau đây:

Hỗ trợ từ người thân: Hỗ trợ tâm lý cho trẻ từ bố mẹ, bạn bè và gia đình rất quan trọng, nên dành thời gian cho trẻ nhiều hơn, từ đó trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều người, giải tỏa cảm giác sợ đám đông, sợ giao tiếp

Áp dụng liệu pháp hành vi để kích thích trí não, giảm thiểu áp lực cho tâm lý, nhờ việc này sẽ giúp rẻ sẽ kiểm soát tốt hành vi, không sợ hãi quá mức trước những điều đơn giản.

Dùng thuốc giảm lo âu: Việc kết hợp sử dụng thuốc giảm lo âu với các liệu trình phục hồi tâm lý sẽ mang đến kết quả như mong đợi.

Theo các chuyên gia, để sớm giúp trẻ em mắc động kinh thoát khỏi chứng rối loạn lo âu, sợ hãi bác sĩ, người nhà cần phối hợp cùng nhau. Cần theo dõi cũng như cho trẻ khám định kỳ để có được phương pháp điều trị tốt nhất.

Những trò vận động mà trẻ mắc bệnh động kinh có thể tham gia

Rất nhiều cha mẹ suy nghĩ rằng con bị động kinh thì không nên cho trẻ ra đường cũng như không cho tham gia các môn thể thao. Tuy nhiên thì việc này hoàn toàn không đúng, và không khoa học. Không nên ngăn cấm trẻ tham gia thể thao mà thay vào đó cha mẹ nên tìm hiểu những môn thể thao phù hợp cho trẻ động kinh.

Có nhiều dạng động kinh ở trẻ với nhiều biểu hiện khác nhau, từ đơn giản như mất ý thức tạm thời đến cơn co cứng-co giật toàn thân. Tùy vào tình hình, mức độ bệnh mà các bạn có thể lựa chọn trò chơi vận động tốt nhất giúp cho trẻ cải thiện bệnh của mình.Cha mẹ nên cho trẻ vận động những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp để tăng cường sức khỏe, thoải mái tinh thần:

Đi bộ, chạy bộ

Đi bộ hay chạy bộ là môn thể thao thích hợp cho trẻ mắc bệnh động kinh. Đây được xem là môn thể thao nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe trẻ, vừa có thể giúp trẻ thư thái tinh thần và có ích cho thể lực. Để đem lại hiệu quả tốt nhất thì cha mẹ  nên tham gia cùng con. Các bạn cũng nên chọn công viên thay vì chạy bộ trên đường bởi có nhiều phương tiện giao thông. Đặc biệt, nên đội nón bảo hiểm cho trẻ để đề phòng các cơn động kinh bất ngờ khiến trẻ té ngã.

Chơi cầu lông

Cầu lông là môn thể thao phổ biến, dễ chơi và an toàn tương đối dễ chơi đối với trẻ. Với trò chơi này thì cha mẹ có thể tham gia cùng con. Các bạn có thể tận dụng sân thượng cũng như vườn nhà làm nơi để chơi cầu lông chắc chắn sẽ không lo tai nạn bất ngờ với trẻ mắc bệnh động kinh.

Vận động thường xuyên sẽ giúp các trẻ mắc bệnh động kinh sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin, năng động hơn khi chơi môn thể thao này.

Đi xe đạp

Ngoài đi bộ, chạy bộ cha mẹ có thể cho trẻ vận động bằng cách đạp như vậy cũng sẽ giúp trẻ thoải mái hơn rất nhiều. Cũng nên lưu ý đội nón bảo hiểm và giám sát trẻ và cũng nên chọn vị trí đạp xe vắng người để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Yoga

Đây là bài tập, môn vật động giúp trẻ dẻo dai và linh hoạt hơn, đặc biệt với trẻ bị động kinh sẽ giúp trẻ thư thái và ổn định tâm lý, nhờ đó mà hạn chế được cơn động kinh tái phát.

Một số môn thể thao mà trẻ mắc bệnh động kinh có thể tham gia trên đây chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn cũng như giúp cải thiện bệnh một cách tốt nhất.  

Nên cho trẻ mắc bệnh động kinh vận động thể thao an toàn 

Trẻ mắc bệnh động kinh nên tránh môn thể thao nào?

Có không ít phụ huynh không cho con tham gia hoạt động thể thao vì lo sợ cơn động kinh xuất hiện bất ngờ, không kịp xử lý sẽ gây tai nạn. Những lo lắng này hoàn toàn không sai tuy nhiên, theo các chuyên gia cha mẹ chỉ lưu ý phòng ngừa rủi ro xảy ra cho con là được và bên cạnh đó cũng nên tránh một số môn thể thao sau đây:

Các trò chơi mạo hiểm

Đối với trẻ mắc bệnh động kinh thì chỉ cần yếu tố kích thích như cảm giác sợ hãi cũng khiến trẻ lên cơn động kinh. Chính vì vậy mà cha mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ chơi những môn mạo hiểm như đu quay, tàu lượn siêu tốc,…

Các môn thể thao dưới nước

Như chúng ta đã biết bơi lội, lướt ván, lặn.. rất tốt cho trẻ nhưng đối với trẻ mắc bệnh động kinh thì ngược lại những môn dưới nước như thế này ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Nếu không may trẻ lên cơn động kinh bất ngờ thì nguy cơ trẻ tử vong do đuối nước rất cao. Với trẻ em bị động kinh, dù là động kinh nhẹ đi chăng nữa thì cha mẹ cũng nên trao đổi với bác sỹ về việc có nên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi dưới nước hay không. Và nếu có thì cha mẹ, người thân luôn luôn phải ở bên cạnh trẻ và bắt buộc cho trẻ mặc áo phao.

Tóm lại, hoạt động thể chất có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh động kinh. Tuy nhiên, cơn động kinh có thể xảy ra đột ngột, vậy nên, cha mẹ cần phải bảo đảm an toàn nhất cho trẻ mắc bệnh động kinh khi tham gia vận động thể thao.

Phương pháp điều trị động kinh cho trẻ bằng thảo dược đông y

Để điều trị động kinh cho trẻ bằng đông y được nhiều cha mẹ ưa chuộng bởi nó đem lại hiệu quả và an toàn. Cha mẹ có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như tỏi, nghệ tươi, hạt sen… giàu dược tính để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ.

Ngoài ra, thì có những bài thuốc đông y rất tốt cho bệnh động kinh của trẻ các cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ. Có rất nhiều thảo dược chúng có hàm lượng chất giúp an thần, dưỡng khí, xoa dịu các kích thích thần kinh và tăng cường phát triển trí não, duy trì trí nhớ. Tuy nhiên, liều lượng hay công thức như thế nào phải được kê theo đúng kiến thức y học để đảm bảo an toàn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha