Co giật ở trẻ em được hiểu là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, thần kinh do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.
Ngày đăng: 12-11-2018
1,483 lượt xem
Co giật cơ
Chủ yếu xảy ra ở một chi, đôi khi có thể là toàn thân. Nguyên nhân là sự co cơ đột ngột ngắn, không có nhịp điệu, tùy thuộc từng trường hợp mà gây nên cơn co giật dài, ngắn cho trẻ.
Trẻ em thường xuyên xuất hiện nhiều hiện co giật cơ
Co giật triệu chứng
Còn được hiểu theo một nghĩa khác là co giật có tổn thương thực thể ở não. Co giật sẽ xảy ra khi trẻ bị tổn thương ở vùng nào đó ở não, phía trên hoặc dưới vỏ não hoặc cũng có thể do nhiễm khuẩn, chấn thương, khối u.
Cơ chế gây ra cơn co giật là do vùng tổn thương ở não có những tế bào thần kinh còn sống sót nhưng trong trạng thái nuôi dưỡng thất thường dễ bị kích thích nên gây ra tình trạng co giật.
Sốt cao co giật
Không chỉ là nỗi ám ảnh với trẻ nhỏ mà sốt cao co giật còn gây lo sợ, hoang mang cho cha mẹ về những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bất kỳ thời điểm nào trong năm, trẻ đều có thể bị sốt cao. Những cơn sốt ở nhiệt độ khoảng 39 độ C sẽ có nguy cơ gây nên co giật.
Hiện tượng sốt cao dẫn đến co giật khác với động kinh gây co giật. Biểu hiện cụ thể của trường hợp này là những cơn co giật kéo dài trên 10 phút. Co giật thường khu trú, giật nửa người, có yếu tố liệt sau cơn giật.
Sốt cao co giật là tiền đề để phát triển thành động kinh, nhất là những trường hợp co giật nhiều lần và kéo dài trong ngày. Triệu chứng này cũng thường xuất hiện khi trẻ có tiền căn bệnh thần kinh, thần kinh bất thường.
Trẻ em bị sốt cao co giật dễ có phát triển thành bệnh động kinh
Co giật do mất trương lực - vắng ý thức
Thường xảy ra với bé trai độ tuổi từ 5 đến 8, là một dạng co giật của động kinh vắng ý thức. Trẻ sẽ bị co giật nhanh khiến cơ bắp đột nhiên mất hết sức lực kéo dài đến 15 – 30 giây.
Mí mắt có thể sụp xuống, gật đầu về phía trước, buông bỏ hoặc đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay, ngã khụy xuống trong khi vẫn còn có ý thức về các vật xung quanh.
Co giật ở dạng này có biểu hiện của những cơn động kinh trương lực, vắng ý thức, các nhịp sóng chậm ở điện não đồ và rối loạn tâm lý. Các cơn trương lực không biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ nét, các động tác đảo nhãn cầu và biến đổi nhịp thở thường xảy ra lúc trẻ đang ngủ.
Ngoài ra, có thể trẻ sẽ bị cứng chi, giật cơ mi, cơ quanh miệng đồng thời với cơn vắng, bệnh nhân thường gục đầu, há miệng hoặc có khi còn chảy dãi.
Bệnh động kinh
Trong các dạng của bệnh động kinh đều xảy ra tình trạng co giật ở trẻ em. Động kinh vắng ý thức: 70% trẻ gái tuổi tiền dậy thì mắc phải chứng bệnh này.
Các cơn co giật khởi đầu và kết thúc đột ngột, không báo trước. Trong quá trình xảy ra co giật, trẻ bị rối loạn ý thức có thể xảy ra. Tần suất các cơn nhanh chừng 4-15 giây, sau đó trẻ tỉnh dậy và trở lại bình thường
Động kinh cục bộ: Ở độ tuổi tiểu học từ 6-10 tuổi, trẻ dễ mắc bệnh động kinh này. Triệu chứng thường thấy là trẻ có biểu hiện thiếu sót vận động sau các cơn co giật khoảng vài phút.
Động kinh toàn bộ: Loại động kinh này rất nguy hiểm vì định hình co giật theo hình thái vận động, khả năng tái phát cao, thường xuyên, rối loạn ý thức, thời gian cơn nhanh nhưng nhiều… Khi trẻ mắc chứng động kinh này cần chú ý tới sang chấn khi mới sinh ra, viêm nhiễm, áp-xe não, bệnh não trẻ em
Với những trẻ có tiền sử động kinh, việc đối mặt với các cơn co giật là thường xuyên. Riêng với trẻ bị sốt cao, hoặc nhiễm một số vi khuẩn, vi-rút đến mức co giật sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn