Vì sao giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến tần suất cơn động kinh?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất cơn động kinh như chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, trong đó, giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn nhất.

Ngày đăng: 16-04-2017

1,769 lượt xem

Vì sao giấc ngủ ảnh hưởng đến bệnh động kinh?

Động kinh là căn bệnh sinh ra do sự hỗn loạn của những tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh động kinh thường đa dạng và khó nhận biết, hơn một nữa số ca bệnh động kinh chưa tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, động kinh còn đến từ những yếu tố thứ phát như tổn thương não bộ, chấn thương sản khoa, sốt cao co giật nhiều lần, do di truyền.

Lí do giấc ngủ ảnh hưởng đến tần suất gia tăng cơn động kinh là vì hoạt động điện não và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan mật thiết với chu kỳ ngủ thức. Vì vậy, trên thực tế có nhiều cơn co giật chỉ xảy ra vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như bắt đầu vào giấc ngủ hay mới thức dậy.

Khi giấc ngủ không được đảm bảo, hoạt động điện não và hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các cơn co giật, động kinh xuất hiện nhiều hơn.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn động kinh

Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ:

Ngủ không đủ giấc: Thông thường, một người cần 8 tiếng ngủ mỗi ngày để phục hồi năng lượng và đảm bảo sức khỏe, minh mẫn để ảm bảo thực hiện tốt công việc của mình vào ngày hôm sau.Thời gian ngủ không đảm bảo sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đối với người mắc bệnh động kinh sẽ tăng nguy cơ xuất hiện cơn động kinh.

- Ngủ không sâu giấc: cũng là yếu tố tác động tiêu cực tới người bệnh động kinh. Ngủ không sâu giấc có thể do các nguyên nhân như tâm lý căng thẳng, lo lắng, thức dậy thường xuyên…

Xuất hiện cơn co giật vào ban đêm: Biểu hiện đặc trưng nhất cơn co giật do động kinh vào ban đêm là dấu hiệu của cơn động kinh cục bộ thùy trán. Co giật vào ban đêm có thể làm người bệnh tỉnh giấc và làm gián đoạn giấc ngủ.

- Trầm cảm: Khó ngủ là một dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm và lo âu. Nếu mất ngủ kéo dài hơn 2 tuần kèm theo các triệu chứng liên quan đến trầm cảm, lo âu, người bệnh nên đi khám kịp thời.

- Chế độ ăn không hợp lý: Ăn hoặc uống muộn vào ban đêm, ăn nhiều trước khi đi ngủ, uống cà phê hoặc các chất kích thích vào buổi tối có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc chống động kinh có thể làm cho mọi người buồn ngủ nhưng cũng có thể gây mất ngủ ở một số người

Những biện pháp cải thiện giấc ngủ để hạn chế gia tăng cơn động kinh

- Tập thể dục đều đặn: Lựa chọn thời gian tập và bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và thể trạng của người mắc bệnh động kinh.

- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, giường ngủ sạch sẽ êm ái cũng là một cách giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn

- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ: Người bệnh nên tạo thành một thói quen đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau trong ngày.

- Cải thiện thói quen trước khi đi ngủ: không ăn muộn vào ban đêm, không sử dụng tivi, máy tính và tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Không nên dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ

- Tránh dùng cà phê  ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ cũng như hạn chế đồ uống có cồn vào ban đêm.

- Tắm nước ấm trước khi ngủ có thể làm bạn thư giãn hoặc bạn có thể nghe nhạc nhẹ, đọc một cuốn sách để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Như vậy, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng không chỉ với người mắc bệnh động kinh mà còn với người bình thường. Do đó, hãy quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh nhiều hơn nữa nhằm kiểm soát bệnh động kinh hiệu quả. 

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha