Động kinh vô căn có nguồn gốc từ đâu?

Động kinh vô căn, hay còn gọi là động kinh nguyên phát (Idiopathic epilepsy) chiếm khoảng 55-75% số trường hợp người bệnh động kinh, thường khởi phát đột ngột, không có nguyên nhân rõ ràng về sự tổn thương não bộ ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

Ngày đăng: 29-11-2017

2,121 lượt xem

Động kinh vô căn nguyên phát là gì?

Dạng động kinh này thường được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền mà không phải do các nguyên nhân tổn thương não bộ khác gây nên, trong đó, yếu tố gen có thể quyết định đến 70 – 90% đến sự hình thành và phát triển bệnh động kinh.

Đó là do những khiếm khuyết gen liên quan đến các kênh vận chuyển ion như kênh natri, kali, canxi có thể đã làm thay đổi dòng ion đi qua màng tế bào, ảnh hưởng đến sự chênh lệch điện thế khiến ngưỡng co giật có thể giảm thấp hơn so với mức bình thường.

Bệnh động kinh vô căn chiếm hơn 70% các ca mắc bệnh động kinh

Tuy nhiên, có thể có nhiều người trong cùng gia đình có những đột biến gen giống nhau nhưng bệnh động kinh có khởi phát hay không sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống tác động lên não bộ của mỗi người. Ngoài ra, sốt cao co giật tái diễn nhiều lần cũng là một yếu tố có thể làm kích hoạt cơn động kinh xuất hiện ở những trẻ dưới 1 tuổi.

3 biểu hiện của động kinh vô căn tương ứng với từng thể bệnh

Cơn vắng ý thức

Người bệnh bị giảm ý thức một cách đột ngột mà không nhận biết được điều này trong một thời gian ngắn, thường kéo dài trong khoảng từ 3 cho tới 30 giây, nhưng xuất hiện nhiều lần trong ngày. Nếu điều trị tốt, cơn động kinh vắng ý thức có thể hết trong vòng 5 năm điều trị.

Cơn rung giật cơ

Loại co giật này cũng thường khởi phát đột ngột, bất ngờ, diễn ra nhanh chóng. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến một nhóm cơ nhất định ở mí mắt, mặt, cổ, chi trên… với mức độ khác nhau. Có lúc chỉ là những cơn co giật nhẹ, nhưng cũng có thể giật với cường độ rất mạnh làm cho tay bệnh nhân ném tung một thứ gì đó lên, thậm chí làm bệnh nhân bất ngờ ngã khụy xuống đất.

Rung giật cơ là biểu hiện thường thấy ở bệnh động kinh vô căn

Thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng có thể kích thích làm xuất hiện các cơn rung giật cơ. Nhiều trường hợp có dấu hiệu khởi phát bệnh khi bước sang độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi, thường xuất hiện vào buổi sáng.

Cơn co cứng, co giật toàn thân

Bệnh nhân mất ý thức đột ngột sau đó các cơ toàn thân co cứng lại trong khoảng 20 giây, các ngón tay gấp, nắm chặt lại, hàm răng cắn chặt, ngừng thở, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, thở dốc, sùi bọt mép, có thể đại tiểu tiện mất kiểm soát… kết thúc bằng một cơn giật nhanh kéo dài khoảng 30- 40 giây.

Sau giai đoạn này thì bệnh nhân thường phục hồi lại dần dần, thở sâu, tim đập nhanh, cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ… Đây là loại xảy ra ở mọi lứa tuổi và thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài hơn so với các dạng khác.

Chẩn đoán và điều trị động kinh vô căn nguyên phát

Để chẩn đoán động kinh vô căn cũng như các thể động kinh , các bác sĩ cần biết đặc điểm của các cơn co giật thông qua sự mô tả của người nhà hoặc chính bản thân người bệnh. Bên cạnh đó thì việc thực hiện các xét nghiệm cũng là rất cần thiết. Trong đó, điện não đồ (EEG) là phương pháp quan trọng nhất.

Có nhiều phương pháp để điều trị động kinh toàn thể vô căn như: phẫu thuật, kích thích dây thần kinh phế vị, dùng thuốc kháng động kinh bằng tây y. Bên cạnh đó, có khá nhiều nghiên cứu về ứng dụng  đông y trong điều trị bệnh động kinh nói chung và động kinh vô căn nói riêng. Các phương thuốc đông y không chỉ giúp an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh mà còn rất an toàn hiệu quả.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha