Làm cách nào để điều trị dứt điểm bệnh động kinh?

Làm cách nào để điều trị dứt điểm bệnh động kinh? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

Ngày đăng: 14-09-2023

131 lượt xem

1. Một số biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh

Động kinh toàn thể

Bệnh thường dễ chẩn đoán, cơn xuất hiện rất đột ngột. Cơn động kinh toàn thể thường trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn co cứng (kéo dài trong khoảng chừng một phút): co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Hậu quả gây ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.

- Giai đoạn co giật cơ (kéo dài trong khoảng chừng một vài phút): giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.

- Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, đái trong quần. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mõi mệt.

Cơn vắng thức

Đặc trưng bởi sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian rất ngắn vài chục giây. Lúc đó họ như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi viết, đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc. Cơn động kinh vắng ý thức rất nguy hiểm nếu bệnh nhân đang điều khiển giao thông hoặc leo trèo trên cao. 

Động kinh cục bộ: Thường xảy ra cơn co giật ở một phần của cơ thể như một phần mặt, tay, chân...

Bệnh động kinh có nhiều biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết

2. Sự nguy hiểm của bệnh động kinh mà bạn nên biết

Bệnh động kinh có thể chữa được nhưng nếu không điều trị, biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh: Trẻ có nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.

Đối trẻ nhỏ bị động kinh: Trẻ có thể phải đối mặt với những di chứng tổn thương não.

Thanh thiếu niên bị động kinh, đặc biệt là động kinh thể vắng ý thức: Có nguy cơ đuối nước khi bơi lội, hoặc ngã khi leo trèo và kết quả học tập sa sút nghiêm trọng do giảm khả năng tập trung.

Đối với những người trưởng thành: Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe hoặc điều khiển những loại máy móc ở trên cao… Những tình huống như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Đặc biệt, đối với phụ nữ và người cao tuổi, động kinh là một căn bệnh đáng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hằng ngày và thậm chí là thiên chức làm mẹ.

Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn cho người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân động kinh, chính thái độ tiêu cực của cộng đồng đã khiến cho họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống.

Động kinh có phải là bệnh di truyền hay không?

Bệnh động kinh hoàn toàn có thể di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc động kinh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con cao hơn. Ở những người trưởng thành mắc động kinh vô căn (động kinh nguyên phát), không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con cái cao nhất.

Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy kết quả, yếu tố gen cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh động kinh. Vì vậy, động kinh hoàn toàn có thể di truyền ở một tỉ lệ nhất định từ bố mẹ hoặc ông bà sang con cháu.

Từ kết quả nghiên cứu và thống kê cho thấy, tỷ lệ di truyền động kinh từ các thế hệ bình quân là khoảng 2%. Các trường hợp bố mẹ trực tiếp di truyền cho con có kết quả:

- Thế hệ bố mẹ bị động kinh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con là 5%, đối với dạng động kinh toàn thể tỉ lệ sẽ cao hơn ở mức từ 9 - 12%.

- Nếu chỉ có mẹ bị mắc động kinh, tỉ lệ thai nhi trong bụng bị di truyền bệnh là 5%. Trong khi đó, nếu ba bị động kinh, con sẽ có 2 - 4% khả năng bị di truyền từ bố.

Như vậy, bệnh động kinh hoàn toàn có khả năng di truyền, thậm chí là cao lên đến 12% đối với động kinh toàn thể.

Bệnh động kinh thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Làm cách nào để điều trị dứt điểm bệnh động kinh

Bệnh động kinh có khả năng được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, khả năng điều trị dứt điểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Đối với những trẻ bị chấn thương sản khoa, ngạt não nếu được cấp cứu ngay thì cơ hội điều trị thành công rất cao. Đó là lý do cho thấy việc theo dõi sức khỏe cực kỳ cần thiết.

Đối với một số người mắc chứng rối loạn vô căn di truyền, việc điều trị có thể khó khăn và đầy thử thách. Thiếu hợp tác trong điều trị, thiếu thái độ tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khỏi bệnh.

Thông thường phải mất 2 đến 3 năm điều trị bằng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cần tích cực hợp tác với bác sĩ để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân càng sớm càng tốt.

Do đó, bệnh động kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh là không cao. Người bệnh và người nhà cần tích cực hợp tác với bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị. Nếu lơ là, bỏ qua việc điều trị, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân động kinh: Cần tuân thủ ngủ, nghỉ đúng giờ; tùy theo nghề nghiệp của từng người có thể thức khuya hay dậy sớm, miễn là không xáo trộn giờ giấc từng ngày, gây mất định hình cho thần kinh. Tránh các công việc có thể nguy hiểm cho bệnh nhân và người xung quanh như làm việc trên cao, dưới nước, gần lửa, lái xe, lái tàu...; tránh làm việc lâu ngoài nắng và phải tuyệt đối kiêng các loại rượu bia và thức uống có cồn ở bất cứ dạng nào.

 Lợi ích của việc điều trị động kinh bằng phương pháp y học cổ truyền

Bệnh động kinh trong đông y hay còn được gọi là giật kinh phong đã được biết đến từ hàng trăm năm qua với nhiều bài thuốc mang đến hiệu quả lâu dài và an toàn. Trong đó, phổ biến nhất là 2 vị thuốc An tức hương và cây câu đằng.

An tức hương là nhựa của cây Bồ đề, từ lâu An Tức Hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ xa xưa đã được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh bằng Đông y và xua đuổi tà khí. Đặc biệt, An Tức Hương được coi như là bài thuốc truyền tay của các lương y đối với những trường hợp động kinh ở trẻ nhỏ. 

Bên cạnh An Tức Hương, Câu đằng cũng là một thảo dược truyền thống được sử dụng để điều trị các rối loạn co giật. Bộ phận dùng làm thuốc là phần mẩu thân có gai như cái móc câu. Cây được thu hái quanh năm trên các sơn đồi, nhưng vụ thu nhiều nhất là vào tháng 7, tháng 8 vì thời điểm này các bộ phận gai của cây đã già (chuyển màu nâu) đủ tiêu chuẩn để thu hái làm thuốc. Người ta chặt các cành có gai, sau đó cắt lấy phần đốt có gai móc câu rồi đem phơi khô làm thuốc.

Khoa học nghiên cứu trong câu đằng có chứa alcaloid và Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già, điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, điều trị bệnh cao huyết áp và rất hiệu quả trong chữa trị bệnh động kinh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha