Phân biệt chứng rối loạn phân ly và bệnh động kinh

Đặc điểm lâm sàng thể hiện ở các rối loạn phân ly giống như các cơn lớn ở bệnh động kinh, cơn ngất, biểu hiện run hay cơn vận động. Điều này khiến nhiều người bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị không đúng cách.

Ngày đăng: 22-12-2017

2,726 lượt xem

Rối loạn phân ly là gì?

Các rối loạn phân ly là rối loạn tâm thần có đặc điểm chủ yếu là rối loạn các chức năng về ý thức, trí nhớ, bản sắc, nhận thức về môi trường và vận động, có thể xuất hiện đột ngột, từ từ và tiến triển nhất thời hay mạn tính.

Rối loạn phân ly có nhiều biểu hiện giống bệnh động kinh

Biểu hiện và nguyên nhân

Biểu hiện rối loạn phân ly: Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của các rối loạn phân ly vô cùng đa dạng, có thể là triệu chứng cơ thể, các triệu chứng về thần kinh, tâm thần, có thể giống với triệu chứng của các loại bệnh khác nhau nhưng lại chẳng giống bệnh nào.

Đặc điểm lâm sàng thể hiện ở các rối loạn kịch phát như các cơn lớn giống cơn co giật động kinh, cơn ngất, biểu hiện run hay cơn vận động bất thường giống như múa vờn, cơn ngáp, cơn nấc, quên đột ngột; các rối loạn kéo dài như rối loạn vận động - co cứng cơ như liệt chức năng, co thắt thực quản, nôn, đau... đặc biệt là các rối loạn tâm thần như rối loạn trí nhớ, quên hoàn toàn một thời kỳ trong đời hay quên những sự kiện riêng lẻ...

Mặc dù các ca rối loạn phân ly thường gặp ở người trưởng thành, song nó vẫn được phát hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các rối loạn phân ly ở thanh thiếu niên gần giống với các rối loạn phân ly ở ngườ lớn. Cần cảnh giác với các ý tưởng tự sát hay gặp ở thanh thiếu niên gái.

Nguyên nhân của rối loạn phân ly: Nguyên nhân chủ yếu của các rối loạn phân ly là các chấn thương tâm lý hoặc hoàn cảnh xung đột. Đó là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề...

Các rối loạn này có xu hướng phát sinh một thời gian ngắn sau khi chấn thương nhưng đôi khi rất khó nhận ra nguyên nhân chấn thương do tái phát nhiều lần. Các nhân tố thuận lợi thúc đẩy rối loạn phân ly phải kể đến trước hết là những người có loại hình thần kinh yếu, thiếu tự chủ, thiếu kiềm chế, thích được chiều chuộng, phô trương, tinh thần chịu đựng khó khăn kém.

Những người thần kinh yếu dễ mắc chứng rồi loạn phân ly

Biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa

Liệu pháp tâm lý được coi là liệu pháp có hiệu quả nhất trong việc điều trị rối loạn phân ly. Việc nâng đỡ tâm lý, lắng nghe giao tiếp giúp bệnh nhân kiểm soát được các hành vi là hết sức quan trọng. Ngoài ra, liệu pháp hóa dược như một số thuốc chống trầm cảm, lo âu có thể dùng để phụ trợ liệu pháp tâm lý.

Tiếp theo, cần khám xét, thăm dò tiền sử cá nhân và gia đình, hội chẩn chuyên khoa để loại trừ các bệnh thần kinh, bệnh nội khoa, bệnh tai mũi họng. Ngoài ra, cần tìm hiểu các nét tính cách như thích phô trương, thích chiều chuộng, khả năng chịu đựng kém, dễ bị ám thị ở bệnh nhân. Để phòng ngừa rối loạn phân ly nói riêng và các rối loạn tâm lý khác như stress, lo âu, trầm cảm, chúng ta cần thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh.

Một thực trạng nữa là hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo vô vàn những hệ lụy của nó khiến trẻ “nghiện” điện tử, điện thoại, ipad... Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ như ngại giao tiếp, mất ngủ, lo âu, biểu hiện hành vi hung tính, dễ nổi nóng... Do vậy, gia đình cần thảo luận với con trẻ để thống nhất thời gian sử dụng các phương tiện công nghệ này.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha