Đừng xem nhẹ hiện tượng trẻ sơ sinh bị co giật chân tay

Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc về hiện tượng trẻ thường bị giật chân tay khi ngủ. Nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị giật như vậy trong thời gian dài thì cha mẹ đừng chủ quan mà hãy cho bé đi khám để yên tâm.

Ngày đăng: 07-03-2017

5,205 lượt xem

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị co giật chân tay có bình thường không?

Trước 4 tháng tuổi, nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu tay và chân của bé bị co giật nhẹ nhưng khi mẹ dùng tay giữ lại thì nó sẽ hết rung thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và nó sẽ dần biến mất khi trẻ lớn hơn.

Trẻ bị co giật có thể là dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe

Nhưng ngược lại, nếu bé co giật thật sự và ngay cả khi mẹ giữ chân, tay bé lại nhưng hiện tượng này cũng không mất đi thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ vì rất có thể nguyên nhân của tình trạng này là hạ canxi huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết….

Tóm lại, khi bé bị co giật, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh việc để kiểm tra chắc chắn về vấn đề sức khỏe của bé, nhất là khi điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh co giật khi ngủ có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm 

Cách khắc phục tình trạng co giật ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị co giật  thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu còi xương sớm ở trẻ nhỏ, do vậy, hãy thường xuyên tắm nắng cho trẻ.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh để khắc phục tình trạng co giật

– Chế độ dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất để có thể bổ sung cho bé thông qua sữa mẹ.

– Cho bé uống bổ sung vitamin D nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Cẩn trọng với bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Không loại trừ khả năng trẻ sơ sinh bị co giật là dấu hiệu của bệnh động kinh, do đó, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu sau:

– Giai đoạn trương lực: Xuất hiện đầu tiên lúc trẻ phát bệnh và kéo dài trong khoảng 30 giây. Mẹ sẽ thấy trẻ bị ngất đột ngột dù trước đó vẫn đang chơi vui vẻ, chân tay co cứng lại, đi kèm là khó thở, da xanh tái, hai hàm răng nghiến chặt và mắt trợn ngược lên.

– Giai đoạn giật rung: Người trẻ co giật mạnh, lưỡi thụt ra thụt vào theo từng cơn co giật, răng nghiến chặt nên trẻ rất dễ cắn vào lưỡi. Vì vậy mẹ cần giữ chặt miệng trẻ, chân tay trẻ vẫn co quắp, mặt bị méo, miệng sùi bọt mép. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 phút sau đó trẻ rơi vào trạng thái hôn mê.

– Giai đoạn hôn mê: Người trẻ mềm nhũn, miệng thở khò khè, da xanh tái. Trung bình trẻ sẽ hôn mê khoảng 15 phút tới 1 giờ. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và không nhớ chuyện đã xảy ra.

Nếu các cơn co giật của trẻ kéo dài hơn 5 phút, hay trẻ bị phát bệnh thường xuyên thì tình trạng bênh đã trở lên nặng hơn. Nó có thể gây ra những tổn thương não bộ và gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ, do đó, tốt nhất hãy thăm khám ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu lạ ở con mình.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

                BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha