Dựa theo đặc điểm của cơn động kinh, người bệnh có thể tự xác định được loại bệnh mình đang gặp phải để việc điều trị và quản lý bệnh trở nên dễ dàng hơn
Ngày đăng: 25-08-2018
1,282 lượt xem
Động kinh vắng ý thức (Absence seizures)
Động kinh vắng ý thức rất phổ biến, có thể xuất hiện đột ngột vào bất kỳ lúc nào mà không có dấu hiệu cảnh báo. Khi cơn động kinh xảy ra, người bệnh thường bất động, đánh rơi đồ vật và nhìn chằm chằm vào không gian, nháy mắt, giật cơ miệng…
Cơn động kinh vắng ý thức thường kéo dài không quá 15 giây và có thể xảy ra nhiều lần trong ngày. Với các triệu chứng này, bệnh rất khó phát hiện và thường bị nhầm lẫn với trạng thái mơ mộng.
Động king vắng ý thức rất phổ biến nhưng khó để nhận biết
Động kinh múa giật (Myoclonic seizures)
Động kinh múa giật dẫn đến sự gia tăng trương lực cơ. Người bệnh thường có triệu chứng giống như gặp phải một cú sốc điện đột ngột, co rút nhẹ ở tay và chân.
Thông thường những cơn động kinh múa giật xảy ra chẳng bao lâu sau khi thức dậy hoặc sắp đi ngủ, lúc người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Bệnh nhân có thể bị mất ý thức thoáng qua. Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng tần suất và mức độ của bệnh động kinh múa giật.
Động kinh nhược cơ (Atonic seizures)
Ngược lại với động kinh múa giật, loại bệnh này lại làm cho các cơ bắp mềm nhũn, người bệnh bị ngã gục và có thể bị thương. Cơn mất trương lực cơ có thể là dấu hiệu của hội chứng Lennox-Gastaut.
Người bệnh cần kết hợp điều trị hai hoặc nhiều phương pháp sau để kiểm soát động kinh nhược cơ như cấy thiết bị kích thích thần kinh phế vị, áp dụng chế độ ăn ketogenic hoặc phẫu thuật nếu phù hợp.
Động kinh toàn phần hay động kinh cơn lớn
Động kinh toàn phần là một rối loạn co giật mạn tính được biểu hiện bởi những cơn co giật được tạo ra từ hoạt đồng thời của những vùng lan toả hai bán cầu. Với các triệu chứng dễ nhận biết như: Mất ý thức, co giật tay chân, cánh tay, chân hay toàn thân, cắn lưỡi, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Động kinh cục bộ
Động kinh cục bộ bắt nguồn từ sự tổn thương của một khu vực nhất định bên trong não bộ. Bằng cách quan sát các vị trí cơ thể bị ảnh hưởng bởi cơn động kinh, các bác sỹ có thể xác định được khu vực nào trong não bộ gây ra tình trạng này. Động kinh cục bộ được phân loại thành 2 dạng với các đặc trưng gồm:
- Động kinh cục bộ đơn giản: Bắt nguồn từ một bên não bộ nhưng có thể lan truyền sang bên còn lại. Tùy thuộc vào vị trí khởi phát trong não và các bộ phận bị ảnh hưởng, người bệnh vẫn tỉnh táo trong cơn, chỉ có một phần cơ thể bị ảnh hưởng bởi cơn động kinh:
- Động kinh cục bộ phức tạp: Bắt nguồn từ một thùy não bất kỳ, gây ra sự thay đổi về nhận thức, động kinh cục bộ phức tạp có thể khiến người bệnh bị mất ý thức hoàn toàn, kèm theo là những rối loạn về hành vi kéo dài trong khoảng từ 30 giây tới 2 phút.
Bệnh nhân có thể bị kích động quá mức trong cơn động kinh cục bộ phức tạp
Động kinh là một bệnh rất phức tạp do có liên quan đến bộ phận chứa nhiều bí ẩn nhất của cơ thể con người – não bộ. Mặc dù cơn động kinh có thể làm cho chúng ta cảm thấy hoảng sợ, nhưng nếu biết cách điều trị đúng phương pháp, dùng đúng thuốc thì bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi tận gốc mà không lo tái phát.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn