Những thực phẩm nào tốt cho trẻ bị động kinh?

Gia đình có trẻ bị động kinh thường rất lo lắng và không biết nên cho con ăn gì hay bổ sung những thực phẩm nào tốt cho trẻ bị động kinh?

Ngày đăng: 22-06-2022

634 lượt xem

Thực hiện chế độ ăn Ketogenic cho trẻ động kinh

Chế độ ăn ketogenic là một chế độ ăn rất ít carbohydrate, giàu chất béo, tương tự như chế độ ăn low carb ở người muốn giảm cân. Việc áp dụng chế độ ăn này như một liệu pháp thay thế cho thuốc đã được y học hiện đại sử dụng từ những năm 1920, nó chủ yếu được sử dụng cho trẻ bị động kinh không kiểm soát được bệnh vì phản ứng với thuốc.

Chế độ ăn Ketogenic hay còn gọi là chế độ ăn sinh ceton được thiết kế đặc biệt cho những người mắc bệnh động kinh (đặc biệt là trẻ em). Trong chế độ ăn uống này, người bệnh tiêu thụ chủ yếu là protein, chất béo và hạn chế tối đa carbohydrate. Nếu không có glucose dư thừa từ carbohydrate, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển đổi chất béo được dự trữ thành năng lượng.

Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn Ketogenic giúp làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật không đáp ứng với thuốc. Trước khi bắt đầu áp dụng chế độ ăn này, cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, tôm, sò… là những nguồn protein chất lượng cao mà người bệnh động kinh có thể lựa chọn.

Chế độ ăn này có thể gây một số tác dụng phụ như mất nước, táo bón, biến chứng do sỏi thận hoặc sỏi mật, viêm tụy (viêm tuyến tụy), giảm mật độ xương và các vấn đề về mắt. Do đó, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra các chỉ số liên quan đến sức khỏe của con mình.

Trẻ bị động kinh thường được áp dụng chế độ ăn này trong thời gian khoảng hai năm. Lúc này, trẻ vẫn cần được theo dõi nghiêm ngặt qua những lần tái khám với những xét nghiệm chuyên biệt để đánh giá hiệu quả. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ kiểm tra điện não đồ (EEG) kết hợp sổ ghi chép theo dõi tần số và mức độ cơn động kinh trong thời gian áp dụng chế độ ăn.

Việc dừng chế độ ăn này cần thực hiện từ từ theo thời gian, giảm dần các loại thực phẩm chất béo và tăng lượng carbohydrate. Sau đó, trẻ sẽ dần trở về chế độ ăn uống bình thường như trước đây.

 

Chế độ ăn Ketogenic rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh

Bổ sung cho trẻ Chất xơ hòa tan 

Có nhiều trong chuối, bơ, táo, cà rốt, đậu Hà Lan, súp lơ, rau mồng tơi, hạnh nhân, gạo lứt, bột yến mạch… Đây là nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh động kinh nên thường xuyên sử dụng.

Cho trẻ ăn thêm rau xanh, trái cây tươi không chứa tinh bột

Cam, đào, cà chua, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải… rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào não, giúp ngăn ngừa cơn co giật. Nếu không biết nên cho trẻ mắc bệnh động kinh ăn gì thì rau xanh, trái cây tươi chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Bổ sung vitamin cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh

Vitamin và khoáng chất là vi chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng có nhiệm vụ tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể.Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất trẻ sẽ dễ mắc bệnh. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý bổ sung các loại vitamin cho trẻ mắc bệnh động kinh:

Vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, bên cạnh đó, đây cũng là chất kiểm soát lượng calci trong máu. Việc dùng các thuốc động kinh thường xuyên gây ra tình trang thiếu hụt vitamin D, từ đó dẫn đến lượng calci máu tăng hoặc giảm đột ngột gây co giật, khiến tình trạng bệnh động kinh trầm trọng thêm. Các loại thực phẩm giàu viamin D nên bổ dung thường xuyên gồm sữa, nước hầm xương, các loại hải sản, thịt đỏ…

Vitamin E

Vitamin E có thể ngăn cản không cho độ thẩm thấu của tế bào não tăng cao, như vậy sẽ có tác dụng ngăn ngừa cơn động kinh hiệu quả. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra người bị động kinh thường bị thiếu hụt vitamin E.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy vitamin E giúp giảm những cơn co giật ở những người bệnh động kinh kháng thuốc. Các nhà khoa học cũng cho biết, vitamin E có thể sử dụng chung với các thuốc chống động kinh mà không đem lại tác dụng phụ nào. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E như tảo biển, giá đỗ, các hạt nảy mầm, sò, hến, cà rốt, dầu vừng, dầu lạc, trứng gà...

Những thực phẩm giàu vitamin E rất tốt cho bệnh nhân động kinh

Vitamin B6

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protid, lipid, glucid và tổng hợp một số chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt vitamin B6 sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng như run tay chân, múa giật, co cơ, đặc biệt là chứng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ. 

Bổ sung vitamin B6 có trong chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, pho mát, súp lơ để kiểm soát cơn động kinh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin B6 quá liều cũng gây ra độc tính, dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh.

Taurine

Taurine là một trong các axit amin phong phú nhất trong bộ não con ngươi, tham gia vào quá trình dẫn truyền tín hiệu điện bên trong não bộ. Taurine có nhiều trong thịt và các loại hải sản

Bên cạnh đó, Taurine còn tương tác với chất dẫn truyền thần kinh gọi là acid gamma-aminobutyric (GABA) – chất dẫn truyền ức chế quan trọng của não bộ, cũng là chất tham gia vào sự phát triển của não. Điều hòa nồng độ các chất điện giải kali, calci, natri ở bên trong và ngoài màng tế bào, giúp ổn định điện thế, ngăn ngừa sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh dẫn tới cơn co giật động kinh.

Vitamin B12

Khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra hủy myelin sợi thần kinh, suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác trong tế bào, gây bất thường huyết học ở người bệnh thiếu vitamin B1

Bên cạnh đó, vitamin B12 rất quan trọng với những người bị động kinh vì vitamin B12 giúp duy trì hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh trong não.

Nhiều trường hợp bị co giật do thiếu vitamin B12, tình trạng co giật này sẽ được cải thiện khi họ được bổ sung đầy đủ vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong gan lợn, trứng gà, tôm, cá, phô mai.

Như vậy, bên cạnh dùng thuốc để điều trị bệnh động kinh thì việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất nêu trên sẽ giúp cho người bệnh tăng khả năng nhanh chóng chữa khỏi bệnh động kinh hoàn toàn.

Magie

Magie trong cơ thể người ở nồng độ thích hợp rất quan trọng cho hoạt động của não, chức năng tim và cơ bắp.

Thiếu khoáng chất magie có thể làm cho sự hưng phấn của thần kinh lên cao, màng điện vi không ổn định, dẫn đến sự phóng điện bất thường ở các tế bào thần kinh, gây ra hiện tượng cô giật. Magie có nhiều trong dưa hấu, các loại rau sậm màu, các loại đậu….

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị động kinh

Hạn chế thực phẩm Gluten

Đây là hỗn hợp protein bao gồm gliadin và glutenin. Chúng được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và một vài loại ngũ cốc khác đề làm mì ống, bánh mì, bột ngũ cốc, đồ ăn chay, thậm chí cả bia,... Không chỉ gây phản ứng dị ứng với các vấn đề đường ruột, gluten còn có thể gây ra những cơn co giật ở một số người do tính chất gây viêm của nó.

Theo nghiên cứu, ăn quá nhiều thực phẩm chứa gluten có thể khiến những cơn co giật xuất hiện thường xuyên hơn. Vì trong gluten rất giàu glutamate và aspartate, hai axit amin này làm kích thích hoạt động điện của não, là nguyên nhân trực tiếp gây nên những cơn co giật khởi phát.

Nguời mắc bệnh động kinh nên hạn chế thực phẩm có chứa gluten

Hạn chế các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành được xem là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu protein thực vật. Tuy nhiên, trong đậu nành lại có một số chất có thể gây dị ứng và làm kích hoạt các cơn co giật tiềm ẩn. Tương tự như các loại ngũ cốc, đậu nành chứa lượng glutamine rất cao và có thể làm kích thích axit amin hóa học, làm ảnh hưởng đến tế bào não.

Vì thế các thực phẩm từ đậu nành hay nước tương, đậu phụ, sữa bột trẻ em, ngũ cốc, súp đóng hộp, trộn salad, thịt chế biến, xúc xích, cá ngừ đóng hộp,… là những thực phẩm người động kinh không nên ăn để phòng tránh bệnh động kinh.

Cắt giảm bớt lượng đường

Mặc dù glucose được coi là nguồn năng lượng chính cho não, tuy nhiên người động kinh nếu như lạm dụng quá nhiều đường có thể làm kích thích hoạt động não, làm gia tăng những cơn co giật.

Vì thế, theo các chuyên gia nếu người động kinh xây dựng cho mình một chế độ ăn ít đường, nhiều chất béo (gọi là một chế độ ăn ketogenic) có thể kiểm soát tốt hơn các cơn co giật vì nó buộc tế bào thần kinh não bộ ngừng sử dụng năng lượng từ glucose, thay vào đó là đốt cháy chất béo. Kẹo, bánh quy, socola, kem, bánh nướng, ngũ cốc ăn sáng, nước ngọt, đồ uống có ga chứa đường hóa học,.. cũng cần tránh.

Nên hạn chế ăn đồ ngọt nếu không muốn cơn co giật xuất hiện nhiều hơn

Cần xem xét việc dùng sữa cho trẻ

Một số sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, sữa bột, sữa bò, pho mát,... thường chứa một lượng đường nhất định, chúng có thể gây dị ứng đồng thời làm xuất hiện những cơn co giật. Vì thế nếu như việc thường xuyên uống các loại sữa khiến cơn co giật của con bạn có tần suất tăng lên thì bạn nên xem lại và hạn chế nó.

Không nên ăn bột ngọt (mì chính)

Nhiều loại phụ gia trong thực phẩm như bột ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người mắc bệnh động kinh. Vì chúng được làm từ glutamate axit amin gây kích thích các tế bào thần kinh, làm tăng hoạt động điện não và có thể khiến gia tăng những cơn co giật.

Loại bỏ các chất làm ngọt nhân tạo

Một số chất làm ngọt nhân tạo không tốt cho người mắc bệnh động kinh, đặc biệt là aspartame (đường hóa học) - chất phụ gia được làm để thay thế cho các loại đường tự nhiên và thường được ứng dụng dùng trong thực phẩm, dược phẩm.

Theo các chuyên gia, aspartame được làm từ aspartate, đây là một axit amin có tính chất kích thích, đồng thời aspartame cũng chứa phenylalanine gây độc hại cho tế bào thần kinh, làm tăng nguy cơ phóng điện não bất thường khiến cơn co giật gia tăng thường xuyên. 

Tránh carrageenan (phụ gia tạo gen)

Carrageenan có nguồn gốc từ rong biển màu đỏ, loại phụ gia này không có giá trị dinh dưỡng, thường được dùng phổ biến trong các sản phẩm thịt, sữa, các món súp, sữa chua, socola,... như một chất ổn định. Mặc dù vậy khi sử dụng quá nhiều, nó thể gây rối loạn lượng đường trong máu, kích thích viêm trong cơ thể từ đó có thể khiến cơn co giật xuất hiện nhiều hơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha