Sự nguy hiểm khi nhầm lẫn bệnh động kinh với các bệnh lý khác ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, ngoài động kinh còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra biểu hiện co giật động kinh từ đó gây ra nhiều sự nhầm lẫn.

Ngày đăng: 27-06-2022

330 lượt xem

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là gì?

Trên thực tế, có đến 7/10 nguyên nhân gây động kinh ở trẻ vẫn là ẩn số. Nếu không rõ nguyên nhân thì những cơn co giật được gọi là động kinh co giật nguyên nhân ẩn. Nếu co giật gây nên do chấn thương ở não – do tai nạn hoặc do bệnh tật – thì gọi là động kinh co giật triệu chứng.

Những nguyên nhân có thể gây nên động kinh ở trẻ nhỏ bao gồm bệnh viêm màng não và các nhiễm trùng não khác, do bị sốt, u não, dị tật não, do các bệnh bẩm sinh (như hội chứng Down hoặc xơ cứng củ), bị chấn thương vùng đầu, đột quỵ, ngộ độc (ngộ độc chì hoặc carbon monoxide)…Trẻ sơ sinh cũng có thể bị động kinh nếu bị thiếu oxy trong quá trình mẹ mang thai và sinh nở, bị chảy máu trong não, người mẹ dùng các chất kích thích trong thời gian mang thai,...

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường dễ bị nhầm lẫn với các phản xạ sơ sinh khác

Các biểu hiện của cơn động kinh ở trẻ sơ sinh

Não bộ của trẻ rất nhạy cảm trong tuần đầu tiên sau khi sinh, do đó ở giai đoạn này trẻ thường có các cơn co giật. Đa số các trường hợp, cơn co giật ở trẻ là lành tính và sẽ mất đi khi trẻ lớn lên. Nhưng một số trường hợp trẻ tiếp tục bị co giật về sau nếu nguyên nhân là do bệnh động kinh. Các thể động kinh và triệu chứng cụ thể mà trẻ sơ sinh thường gặp:

- Cơn co giật cơ (Clonic): Trẻ bị giật hoặc cứng một bên chân hay một bên cánh tay, có thể luân phiên co giật giữa hai bên của cơ thể.

- Động kinh múa giật (Myoclonic): Đầu trẻ gật liên tục hay toàn bộ nửa trên cơ thể bất ngờ giật về phía trước, hoặc cả hai chân giật mạnh về phía bụng, đầu gối uốn cong.

- Cơn co cứng cơ (Tonic): Cơ thể trẻ cứng lại, mí mắt nhấp nháy.

- Co thắt ở trẻ sơ sinh: Trẻ uốn cong cơ thể về phía trước, cánh tay và chân co cứng lại, không thể duỗi thẳng ra. Cơn co giật dạng này thường ảnh hưởng đến cả hai bên của cơ thể.

- Cơn vắng ý thức tạm thời: Trẻ giảm đáp ứng với tiếng nói của cha mẹ, dừng lại các hành động đang làm và thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và đầu về một bên.

Phụ huynh nên để ý đến các phản xạ  co giật thường gặp ở trẻ em

Nguyên nhân khởi phát bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Do khó sinh: Trong quá trình chuyển dạ, người mẹ gặp khó khăn trong việc đẩy em bé ra ngoài. Vì thế, các bác sĩ phải can thiệp bằng cách dùng kẹp lôi ra hoặc giác hút. Hơn nữa những trẻ sinh khó, thường lâu ra ngoài khi nước ối đã vỡ nên dễ bị ngạt thở, dẫn đến thiếu oxy lên não, làm tổn thương não. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ dễ bị động kinh về sau.

Do trẻ bị các bệnh viêm não và viêm màng não: Khi trẻ bị các chứng bệnh này nếu không điều trị sớm sẽ để lại di chứng giống như vết sẹo, nếu để lâu ngày sẽ gây nên bệnh động kinh ở trẻ.

- Xuất huyết nội sọ ở trẻ sinh non.

- Tổn thương não hoặc có khuyết tật dây thần kinh từ trong bào thai

Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, hoặc cha mẹ bị bệnh động kinh thì nguy cơ trẻ bị động kinh là rất cao. Tuy nhiên điều này rất khó phát hiện bằng mắt thường mà phải thông qua điện não đồ mới có thể xác định cụ thể

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn bị co giật do các nguyên nhân không phải bệnh động kinh như: Cơn co giật sơ sinh lành tính, rối loạn chuyển hóa, rối loạn di truyền, hạ đường huyết, thiếu canxi, sốt cao

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Phân biệt co giật do động kinh ở trẻ sơ sinh với co giật do các nguyên nhân khác

Các cơn co giật ở trẻ sơ sinh thường rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các biểu hiện bình thường khác như trẻ bị giật mình khi nghe một tiếng động lớn hoặc tiếp xúc với ánh sáng mạnh, người trẻ sẽ cứng lại, các ngón tay xòe rộng ra. Nhưng các cơn co giật có khả năng cao là biểu hiện của bệnh động kinh khi:

- Trẻ có sự thay đổi hành vi kỳ lạ, không giống với trẻ cùng độ tuổi.

- Các lần co giật lặp đi lặp lại, giống nhau về đặc điểm và thời gian xảy ra.

- Xuất hiện ngay cả khi trẻ đang thức hoặc đang ngủ.

- Co giật không phải do sự thay đổi tư thế hoặc hoạt động, người lớn có giữ chân tay trẻ cũng không thể ngừng lại.

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán như thế nào?

Bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên những mô tả về tình trạng bệnh của bé đồng thời làm kiểm tra điều kiện thể chất của bé để tìm nguyên nhân gây co giật. Những xét nghiệm máu, phương pháp chụp CT hoặc MRI (cung cấp những hình ảnh chi tiết về bộ não), hoặc điện não đồ EEG (ghi lại các sóng điện trong não thông qua các điện cực gắn trên đầu) cũng có thể được thực hiện. Đôi khi, phương pháp chụp cắt lớp PET cũng được áp dụng để tìm vùng não đang gây co giật.

Đặc điểm nhận biết cơn động kinh ở trẻ sơ sinh

- Là những cơn động kinh xảy ra trong 1-2 tháng đầu đời.

- Do sự phát triển của não còn hạn chế, trẻ sơ sinh chỉ có biểu hiện một số hành vi nhất định, vì vậy các cơn động kinh ở trẻ sơ sinh thường khó phân biệt với các hành vi của trẻ sơ sinh bình thường.

- Do sự myelin hóa của hệ thống thần kinh trung ương chưa hoàn toàn đầy đủ ở trẻ sơ sinh, cơn động kinh dạng tăng trương lực - co giật không xuất hiện vào tuổi sơ sinh.

- Các cơn giật và tăng trương lực chỉ xảy rải rác ở từng phần khác nhau của cơ thể, không đối xứng, ngay cả khi não có tổn thương lan tỏa.

- Các cơn giật cơ thường xuất hiện ở hai bên, nhưng không phải là động kinh trên một trẻ sơ sinh có thần kinh bất thường, mà cơn động kinh có thể là ngừng thở, tăng trương lực toàn thân, mút môi liên tiếp, chân có cử động như đạp xe, hai mắt liếc,...

Các thể động kinh ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ cho biết, bệnh động kinh ở trẻ có nhiều dạng với những biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, ở nước ta bệnh động kinh ở trẻ em thường gặp có ba dạng bao gồm: Động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát Rolando.

Động kinh toàn thân

Là dạng phổ biến thường gặp ở nhiều trẻ em hiện nay. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện như: Tự nhiên bị ngất đột ngột, chân tay co cứng lại, không thở được, da xanh tái, hai răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược thường kéo dài khoảng 30 giây.

Giai đoạn giật rung: Ở giai đoạn này toàn thân trẻ sẽ bị rung bởi những cơn co giật mạnh, kèm theo lưỡi bị thụt vào thụt ra theo từng cơn co giật, hai răng cắn chặt vào nhau gây chảy máu ở lưỡi hoặc ở miệng. Ngoài ra, các cơ ở mặt cũng bị rung giật theo, gây méo mặt, trẻ sẽ bị sùi bọt mép. Mặt khác, nhiều trẻ không kiểm soát được tiểu tiện, có thể tè ra quần trong các cơn co giật. Giai đoạn này, thường kéo dài 3 phút, sau đó trẻ chuyển sang hôn mê và mềm nhũn người ra.

Lưu ý: Ở giai đoạn này, để tránh trẻ cắt đứt lưỡi khi con có biểu hiện trên ba mẹ cần dùng vật cứng cạy miệng giữ cho hai răng không nghiến chặt vào nhau, để tránh nguy hiểm đến tính mạng của con.

Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối của dạng động kinh toàn thân. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có những biểu hiện như sau: Toàn thân mềm nhũn, nằm yên một chỗ, thở khò khè, trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh kèm da xanh tái. Thường kéo dài trong vòng 15 phút, cho tới 1 giờ đồng hồ. Sau đó, trẻ sẽ tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi, mất sức và không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra với mình.

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có một số dấu hiệu nhận biết điển hình

Động kinh cục bộ

Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, có thể là phần bên dưới, trên, trái hoặc bên phải của cơ thể. Trẻ sẽ có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng nó chỉ diễn ra ở một bộ phận nào đó mà thôi.

Bệnh nhân bị động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, một nửa bị co giật nhưng nửa kia vẫn khỏe mạnh. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan ra toàn thân thì triệu chứng vẫn tương tự như cơn động kinh toàn thân.

Động kinh kịch phát Rolando

Là sự kết hợp giữa động kinh toàn thân và động kinh cục bộ. Trẻ sẽ có biểu hiện có lúc là động kinh toàn thân, có lúc lại chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể. Thể động kinh Ronaldo thông thường chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ và chỉ diễn ra khi trẻ đang ngủ.

Động kinh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trong hầu hết trường hợp thì không. Tuy nhiên, nếu bạn biết con mình bị động kinh thì cần giám sát bé kỹ hơn cũng như ở các môi trường khác mà bé có thể bị thương nếu như bị co giật. Đồng thời, ở nhà, bạn cũng cần trải thảm dày dưới sàn, bọc lại các góc nhọn trên đồ vật.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những trường hợp tuy rất hiếm gặp nhưng lại là những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh. Tình trạng đầu tiên được gọi bằng thuật ngữ "trạng thái động kinh", là thuật ngữ chỉ một cơn con giật (hoặc một chuỗi cơn co giật liên tục) xảy ra lâu quá 5 phút. Tình trạng này có thể khiến người bị động kinh gặp nguy cơ tổn thương não, thậm chí tử vong.

Một trường hợp khác là đột tử không rõ nguyên nhân khi động kinh (SUDEP). Tình trạng này xảy ra ở những người bị động kinh nhưng không được điều trị kiểm soát, nhất là nếu họ thường xuyên co giật với đặc điểm là bị cứng cơ hoặc co giật rút cơ.

Điều trị co giật, động kinh ở trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc điều trị động kinh

Có rất nhiều loại thuốc chống động kinh được sử dụng để kiểm soát các cơn co giật, động kinh ở trẻ như phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, valproat,… Việc lựa chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào loại động kinh, tuổi khởi phát, nguyên nhân và các thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh khác. Bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh còn chưa phát triển toàn diện, nên việc sử dụng thuốc điều trị động kinh cần hết sức thận trọng và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y gia truyền

Các vị thuốc Đông y gia truyền có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh động kinh. Bởi các vị thuốc này có tác dụng an thần, trấn tĩnh các xung điện bất thường trong não bộ, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ cơn và hạn chế ảnh hưởng của các cơn co giật động kinh lên não trẻ. Hơn nữa, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con bởi đây là các thảo dược tự nhiên hoàn toàn lành tính, không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh sau này.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị động kinh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bồi bổ cơ thể cũng như nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Cho con uống thuốc đúng thời gian, liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu quên cho con uống một ngày, bệnh sẽ nặng thêm và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Cha mẹ phải xác định tâm lý điều trị bệnh động kinh cần thời gian dài, không được vội vàng vì sẽ nguy hiểm cho tính mạng của con.

Cần theo dõi thường xuyên tiến trình bệnh để nắm được mức độ phục hồi. Cần thiết nên đưa con đi khám bác sĩ theo định kỳ để các bác sĩ nắm được tiến trình phục hồi bệnh của trẻ để có phác đồ điều trị hợp lý.

Nên nhớ điều trị bệnh động kinh cần thời gian lâu dài, có thể khiến gia đình hao tâm tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà tỏ ra ghẻ lạnh, thơ ơ và cáu gắt với con.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha