Vì sao nên bình tĩnh khi tìm cách giúp đỡ người lên cơn động kinh?

Khi chứng kiến một người bị động kinh có thể sẽ khiến bạn hoảng hốt, tuy nhiên điều quan trọng là cần bình tĩnh tìm cách xử lý khi gặp người lên cơn động kinh.

Ngày đăng: 30-06-2022

353 lượt xem

Những biểu hiện của bệnh động kinh thường gặp

Dấu hiệu cơn động kinh toàn thể

Đây là dạng động kinh toàn thể, còn gọi là động kinh cơn lớn là kết quả sự rối loạn hoạt động điện bất thường ở cả hai bán cầu não tại cùng một thời điểm. Động kinh toàn thể biểu hiện dưới 6 dạng chính bao gồm:

Cơn động kinh co cứng – co giật toàn thân

Triệu chứng của bệnh động kinh này khiến người bệnh bị mất ý thức kèm theo các triệu chứng co cứng, co giật trên toàn cơ thể ngay lúc bắt đầu xảy ra cơn động kinh. Cơn động kinh co cứng - co giật toàn thân thường xuất hiện với 4 giai đoạn:

Giai đoạn co cứng: thường xảy ra đột ngột trong 15 - 20 giây, người bệnh có thể chỉ kịp kêu lên 1 tiếng rồi ngã bất tỉnh ngay. Bắt đầu các cơn co cứng, chân tay duỗi thẳng nhưng ngón tay gấp vào trong, sắc mặt nhợt nhạt tím tái, hàm răng cắn chặt, hai mắt trợn ngược, ngưng thở trong vòng vài giây và người bệnh có thể không tự kiểm soát được đại tiểu tiện.

Giai đoạn co giật: kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Toàn thân bất ngờ co giật liên tục theo từng nhịp, thân mình gấp hoặc ưỡn ra sau. Ban đầu cơn co giật mạnh nhưng sau đó giảm nhẹ, thưa dần và đi vào từng nhóm cơ bắp. Các cơ mặt cũng có thể bị giật, sùi bọt mép.

Giai đoạn hôn mê: sau khi hết co giật, các cơ giãn ra, người bệnh mất cảm giác và ý thức, họ nằm yên tưởng chừng như đang ngủ. Sau khoảng 1 – 2 phút sắc mặt trở lại bình thường, nhịp thở đều dần.

Giai đoạn thức tỉnh: người bệnh tỉnh dậy mà không biết điều gì đã xảy ra trước đó. Lúc này họ có thể cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không ổn định và có thể ngủ thiếp đi sau đó.

Với một số trường hợp trước khi xuất hiện cơn động kinh, họ sẽ có những dấu hiệu cảnh báo trước, chẳng hạn như đau nửa đầu, ảo giác, mất phương hướng, cảm giác ngứa ran, mùi khét hoặc vị lạ khó chịu trong miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, hồi hộp, tính tình thay đổi trở nên cáu gắt vô cớ.

Cơn động kinh vắng ý thức

Giống như một luồng vô thức đi qua, người bệnh thường có những cái nhìn trống rỗng về phía trước trong 10 – 15 giây mà người bệnh không nhận biết được điều gì đã xảy ra với mình. Ngoài ra một số dấu hiệu khác cũng dễ bị bỏ sót như hay giật mí mắt liên tục, đang nhai ngừng nhai hoặc dừng đột ngột các hành động, làm rơi đồ vật trên tay không rõ lý do.

Động kinh dạng rung giật cơ

Dùng để chỉ tình trạng giật cơ bắp một cách đột ngột, không tự chủ và nhanh chóng ở một phần cơ thể hoặc cả toàn thân. Nấc cũng là một dạng rung giật cơ hoặc cảm giác giật xuất hiện ngay trước khi vào giấc ngủ, sau khi ăn, lo lắng, căng thẳng... 

Cơn co cứng

Biểu hiện là cánh tay hoặc chân bị cứng lại đột ngột trong khoảng 20 giây, cơn động kinh thường xuất hiện trong khi ngủ, liên quan đến tất cả các vùng của não bộ và làm ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể. Nếu co cứng cơ ở cổ, người bệnh sẽ có biểu hiện đứng cố định ở tư thế thẳng đứng, đôi mắt mở lớn, hàm răng cắn chặt. Cơn co thắt các cơ hô hấp và bụng có thể dẫn đến một tiếng kêu the thé và ngưng thở trong giây lát. 

Cơn mất trương lực cơ - Nhược cơ

Cơn động kinh xảy đến khiến cơ bắp đột nhiên mất hết sức lực kéo dài đến 15 - 30 giây. Mí mắt có thể sụp xuống, gật đầu về phía trước, buông bỏ hoặc đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay, ngã khụy xuống trong khi vẫn còn ý thức.

Động kinh ở thùy thái dương

Đây là một dạng động kinh phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần.

Khi mắc các vấn đề về động kinh thùy thái dương, nếu không được điều trị đúng sẽ gây các hệ luỵ cho người bệnh. Trong đó thường thấy là biến đổi nhân cách, tính tình. Người bệnh trở nên dễ giận dữ, ích kỷ... Lâu hơn nữa có thể sa sút tinh thần do bệnh động kinh.

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng mắc bệnh động kinh

Theo thống kê, hơn nửa bệnh nhân bị động kinh không tìm ra nguyên nhân, tuy nhiên 1 số yếu tố dưới đây là những nguyên nhân gây mắc bệnh động kinh:

- Bệnh động kinh có yếu tố di truyền cao: Theo nghiên cứu, có 1 số gen có sự liên kết với bệnh động kinh, những gen này khiến não bộ nhạy cảm hơn khi bị tác động mạnh tạo nên cơn co giật.

- Bị chấn thương sọ não do tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng (tai nạn, va đập mạnh đầu,...)

- Có khối u trong não, từng bị đột quỵ thì nguy cơ bị bệnh động kinh cao hơn. Nguyên nhân do khi não xuất hiện u hay bệnh lý, não bị tổn thương làm hoạt động của não có sự thay đổi, nguy cơ rối loạn hệ thần kinh trung ương cao dẫn tới tăng nguy cơ động kinh

- Mắc các bệnh lý liên quan tới não: Bị viêm màng não, viêm não,..

- Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, sử dụng thường xuyên các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, ma túy,... cũng là nguyên nhân mắc bệnh động kinh.

- Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé khi sinh ra có nguy cơ bị tổn thương não, dễ có nguy cơ mắc bệnh động kinh

- Trẻ nhỏ có nguy cơ cao xuất hiện co giật của bệnh động kinh khi sốt cao

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Cách xử trí khi gặp người lên cơn động kinh

Di dời người bệnh ra khỏi khu vực nguy hiểm

Người bị động kinh có thể ngã xuống một số kiểu địa hình khá nguy hiểm như nền đất sỏi đá, lọt xuống giữa các hàng ghế hay chênh vênh trên cầu thang… Khi co giật sẽ va chạm và gây tổn thương. Điều bạn cần làm là đưa họ ra khỏi khu vực đó thật nhẹ nhàng hoặc di dời những vật sắc cạnh ra xa bệnh nhân. Kế tiếp, hãy giải tán đám đông để bệnh nhân có không khí hít thở và tránh việc họ bối rối lúc tỉnh lại.

Xoay bệnh nhân nằm nghiêng một bên

Một số bệnh nhân bị động kinh khi lên cơn co giật gặp tình trạng nôn ói hoặc sùi bọt mép. Hãy đặt họ nằm nghiêng để bọt dãi chảy ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường thở, nới lỏng cổ áo. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cơ địa lưỡi dài, khi bị động kinh co giật thì các cơ lưỡi bị thả lỏng, nằm ngửa rất dễ nghẹn đường thở. Trường hợp này nằm nghiêng cũng giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Nên bình tĩnh khi gặp người lên cơn co giật do động kinh

Kê vật lót dưới đầu cho bệnh nhân

Bị co giật trên nền cứng có thể làm tổn thương vùng đầu của bệnh nhân. Vậy nên, bạn hãy tìm cho họ thứ gì mềm mại như gối, áo khoác hay chăn màn gấp gọn để gối đầu cho người bệnh động kinh lên cơn co giật.

Những việc không nên làm khi sơ cứu cho người lên cơn động kinh

Không nắm giữ (ghì, đè...) cơ thể bệnh nhân: Khi thấy bệnh nhân bị co giật, không nên dùng sức mạnh của tay mình để nắm, giữ hạn chế sự co giật của tay, chân bệnh nhân vì dễ gây nên trật khớp, gãy xương hoặc tổn thương cơ.

Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân: Người nhà sợ bệnh nhân cắn vào lưỡi nên thường đưa đồ vật vào miệng để hạn chế cắn vào lưỡi. Nếu đồ vật quá cứng sẽ làm gãy răng hoặc nếu vật đó quá mềm sẽ gây gãy vật đó. Cả hai đều có khả năng gây tắc đường hô hấp.

Không cho bệnh nhân uống thuốc hoặc bất kỳ nước gì khi đang co giật để tránh tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân. Không nặn chanh vào miệng bệnh nhân, cũng như không ép bệnh nhân uống thuốc hoặc uống nước cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Cần biết rằng cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự ngưng.

Hướng dẫn một số điều nên và không nên làm khi sơ cứu người bị động kinh

Trường hợp nào cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu

Thông thường, cơn co giật động kinh chỉ kéo dài vài chục giây đến vài phút sau đó bệnh nhân sẽ khá hơn. Chỉ gọi bác sĩ trong trường hợp:

- Cơn co giật kéo dài hơn 4 phút

- Có nhiều cơn liên tiếp mà không có khoảng dừng giữa các cơn

- Bệnh nhân đang mang thai, sốt cao hoặc bị tiểu đường

- Co giật khi đang bơi lội hoặc ở trong môi trường nước

- Người bệnh không tỉnh lại sau cơn động kinh

- Ngừng thở hoặc bị chấn thương sau cơn co giật

Chỉ cần mọi người nhớ và thực hành đúng những điều cơ bản nêu trên khi sơ cứu cho người bệnh động kinh sẽ không gặp nguy hiểm. Họ sẽ an tâm hơn khi bước ra ngoài xã hội mà không sợ bị thương hay nguy hiểm đến tính mạng.

Các phương pháp điều trị động kinh

Điều trị bằng thuốc

Hầu hết bệnh nhân bị bệnh động kinh sẽ được sử dụng thuốc kháng động kinh để hạn chế xuất hiện tình trạng lên cơ co giật. tùy vào thể trạng, mức độ lên cơn động kinh nhiều hay ít, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng 1 loại hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.Thuốc kháng động kinh có thể gây ra những tác dụng phụ như khiến người bệnh mệt mỏi, lên cân, chóng mặt,...

Phương pháp phẫu thuật

Trong trường hợp mức độ bệnh nặng, dùng thuốc không hiệu quả, kháng thuốc dẫn đến tái phát những cơn co giật, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra, thăm khám lại toàn bộ để xem mức độ đáp ứng tiêu chuẩn có thể phẫu thuật được không, bác sỹ sẽ quyết định thực hiện xác định vị trí tổn thương ở não bộ và tiến hành phẫu thuật, loại bỏ vùng thương tổn.

Tuy nhiên sau khi trải qua phẫu thuật, vẫn có nhiều người bệnh sẽ cần phải uống thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát lại

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y

Bệnh động kinh đã được ông cha ta điều trị hiệu quả ứng dụng các bài thuốc cổ phương của Đông y . Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh động kinh như ngũ sinh hoàn, tả thanh hoàn, thanh nhiệt trấn kinh thang gia giảm, đương quy long hội đoàn,…Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha