Các loại động kinh có sự khác biệt gì không?

Dựa vào đặc điểm lâm sàng các chuyên gia về động kinh sẽ phân thành nhiều loại. Vậy Các loại động kinh có sự khác biệt gì không?

Ngày đăng: 21-11-2021

737 lượt xem

Sự khác biệt của các loại động kinh

Đặc điểm lâm sàng của các cơn động kinh được nghiên cứu là phụ thuộc vào vị trí phóng điện ở não cũng như mức độ lan rộng của nó. Dựa vào đặc điểm lâm sàng, bệnh này được chia làm hai nhóm chính:

Cơn động kinh toàn thể

Cơn động kinh toàn thể này lại được chia thành nhiều loại nhỏ.

Cơn động kinh vắng ý thức: Chủ yếu xảy ra ở trẻ em, biểu hiện bằng sự gián đoạn ý thức cũng như hành động với môi trường xung quanh và thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.

Biểu hiện của loại động kinh này có thể là bệnh nhân đang ăn thì ngưng nhai, rơi bát đũa hoặc đang nói chuyện thì ngừng lại,... Vẻ mặt người bệnh ngơ ngác rồi có ý thức trở lại và tiếp tục công việc. Việc này chỉ diễn ra trong khoảng vài giây nhưng lại khiến người bên cạnh thường tưởng là họ ngủ gật hoặc không chú ý vào công việc.

Cơn co giật: Trước cơn động kinh người bệnh thường sẽ thấy mình bị giật giật nhẹ ở ngón tay một bên. Kèm theo đó là các biểu hiện như: nóng ran nửa người, ù tai, cảm thấy mùi gì khó chịu, mắt nảy đom đóm, hoặc bệnh nhân cảm thấy lo lắng, bồn chồn,...

Cơn giật cơ: Biểu hiện của cơn giật cơ là những động tác giật cơ đột ngột. Cơn giật cơ xuất hiện thời gian ngắn và xảy ra đối xứng hai bên. Vị trí diễn ra tình trạng giật cơ có thể toàn thân hoặc khu trú ở đầu, tay với cường độ khác nhau, không kèm rối loạn tri giác. Bệnh động kinh loại giật cơ thường khởi đầu ở tuổi thanh niên và các cơn giật thường xảy ra vào buổi sáng. Đôi khi giật cơ làm bệnh nhân ngã nhưng hồi phục lại ngay lập tức.

Cơn mất trương lực cơ: Động kinh thuộc nhóm cơn mất trương lực cơ chiếm khoảng 1% số những bệnh nhân động kinh. Người bệnh sẽ đột ngột mất trường lực cơ và ngã xuống đất nhưng sau đó hồi phục nhanh nên nhiều người thường không để ý.

Hội chứng West: Biểu hiện của bệnh này 80% các trường hợp có sự co thắt gấp người cả hai bên cơ thể và đối xứng. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ và chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi.  

Hội chứng West là dạng động kinh nặng thường gặp ở trẻ 1 tuổi

Cơn động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ cũng được chia thành các nhóm sau:

Cơn toàn thể hóa thứ phát: Cơn động kinh cục bộ có thể đơn giản hoặc phức tạp, tiến triển thành cơn toàn thể hóa thứ phát khi sự kích thích lan tỏa ra toàn bộ não. Người bệnh  có thể có những dấu hiệu báo trước nhưng sự lan tỏa xảy ra rất nhanh và chúng ta khó có thể thấy được, chỉ có điện não độ mới có thể chứng minh được bản chất của cơn co giật. Cơn co giật của nhóm này giống như cơn động kinh toàn thể.

Cơn cục bộ đơn giản, không rối loạn ý thức: Với bệnh nhân thuộc nhóm động kinh này hoàn toàn tỉnh táo, vẫn ý thức được việc gì đang diễn ra. Vị trí co giật thường xảy ra ở một chi hay ở mặt, ít khi tiến triển thành các cơn cục bộ loại khác. Đặc biệt sự co cứng hoặc co giật xuất hiện ở một phần cơ thể.

Cơn cục bộ phức tạp, có rối loạn ý thức: Từ những biểu hiện của triệu chứng cục bộ đơn giản, sau đó kèm theo xuất hiện rối loạn ý thức. Bệnh nhân động kinh dạng này có những biểu hiện rối loạn hành vi. Vốn dĩ có sự xuất hiện những cơn cục bộ phức tạp là do thùy trán hay thùy thái dương của não, có thể tiến triển thành cơn toàn thể hóa thứ phát.

Dấu hiệu điển hình của bệnh nhân khi lên cơn động kinh

Như đã chia sẻ, dựa vào biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhân động kinh được chia thành hai nhóm là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.

+ Động kinh cục bộ được nghiên cứu chỉ ra là sự rối loạn và tổn thương của một vùng, một bên bán cầu não.

+ Ngược lại, động kinh toàn thể lại là sự xuất phát bởi toàn bộ hai bên bán cầu não đều có vùng bị chấn thương.

+ Dấu hiệu của động kinh toàn thể sẽ dữ dội, mạnh mẽ và dễ nhận biết hơn động kinh cục bộ.

+ Động kinh cục bộ chỉ đơn giản là tình trạng mí mắt giật, khóe miệng giật, không gây mất ý thức, một số nhóm cơ nhỏ trên cơ thể bị co giật trong vài giây.

+ Động kinh toàn thể gây nên co giật trên toàn thân và có thể làm mất ý thức người bệnh.

+ Động kinh toàn thể gây nguy hiểm và có ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến cuộc sống, quá trình học tập và làm việc thường ngày của người bệnh hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh động kinh hiện nay

Bệnh động kinh là một trong những hội chứng bệnh lý về não gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và là một bệnh lý tương đối phổ biến trên thế giới. Các kích thích điện và hóa chất trong não làm xuất hiện các cơn động kinh. Bệnh phát hiện nhờ các triệu chứng lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu.

Theo thống kê ở một số nước trên thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh động kinh chiếm khoảng 0.5-0.8% dân số. Tỷ lệ mắc động kinh mới là 20-70 người/100.000 dân số liệu trung bình hằng năm. Mức độ nguy hiểm của bệnh ngày càng tăng.

Bệnh động kinh gặp ở mọi lứa tuổi chứ không riêng gì trẻ em. Khoảng 50% số bệnh nhân mắc động kinh dưới 10 tuổi và 75% số người động kinh dưới 20 tuổi.  Có thể thấy, tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc bệnh động kinh càng thấp nhưng chỉ ở mức dưới 60 tuổi. Đặc biệt đến tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ động kinh lại tăng, cụ thể ở độ tuổi này có tỷ lệ khoảng 100/100.000 người.

Ngoài ra, theo khảo sát cho thấy có khoảng 10-25% số bệnh nhân động kinh có tiền sử gia đình bị động kinh, mức độ di truyền bệnh này là rất lớn, đòi hỏi chúng ta cần lưu ý để điều trị một cách kịp thời nhất.

Người mắc bệnh động kinh có gây tử vong không?

Hầu hết những trường hợp bị động kinh sẽ sống trọn vẹn và lâu dài. Nhưng với bất cứ bệnh gì cũng vậy vẫn có những trường hợp xấu xảy ra. Vẫn có trường hợp bệnh nhân động kinh tử vong khi: Cơn động kinh xuất hiện rất dài có những trường hợp dài tới 60 phút hoặc lâu hơn; lên cơn động kinh khi đang bơi, leo trèo … gặp nguy hiểm; Trường hợp hiếm trong bệnh động kinh đột tử không giải thích được (SUDEP).

SUDEP là hiện tượng đột tử khi mắc bệnh động kinh vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng nhưng theo nghiên cứu thì một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hiện tượng này là do: đang sử dụng thuốc mà ngừng thuốc đột ngột hoặc dùng nhiều loại thuốc chữa động kinh khác nhau; không cho sử dụng thuốc thường xuyên; Rối loạn phát triển; Co giật không kiểm soát được…

Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh động kinh sẽ gặp nhiều nguy hiểm

Khi nào cần đưa bệnh nhân động kinh tới gặp bác sỹ ngay?

Khi nào nên đưa người bệnh đến bác sĩ đang là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là các bậc phụ huynh đang có con nhỏ.  Bạn phải bệnh nhân đến phòng cấp cứu ngay nếu có những biểu hiện sau: Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút; tỏ ra đau đớn trong khi co giật; gặp khó khăn khi thở; Không phản ứng lại những lời gọi sau khi trải qua cơn co giật khoảng 30 phút….

Lưu ý: Khi lên cơn động kinh bệnh nhân thường không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào về hô hấp dù miệng trông có vẻ xanh xao. Bởi theo bác sỹ hiện tượng miệng xanh xao khá phổ biến nó không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh đã giải thích rằng trong cơn động kinh, bộ não người phải làm việc vất vả và cần nhiều oxy hơn. Và khi đó cơ thể sẽ lấy một ít oxy từ khu vực xung quanh miệng để gửi đến não gây ra hiện tượng xanh xao.

Làm gì để việc điều trị bệnh động kinh trở nên dễ dàng?

Cách tốt nhất để giữ an toàn khỏi chấn thương và đột tử khi động kinh là sử dụng các biện pháp phòng ngừa động kinh. Phải đảm bảo rằng người bệnh được uống thuốc thường xuyên và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh ở trẻ em cũng như người lớn, bác sĩ sẽ cần phụ huynh, người thân, người mắc bệnh miêu tả đầy đủ các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Bên cạnh đó phải kết hợp với xét nghiệm điện não đồ thường (EEG) hoặc điện não đồ video (VEEG).  Phương pháp này giúp ghi lại hoạt động điện não. Đặc biệt hoàn toàn không gây đau, cũng không có tác dụng phụ nguy hiểm mọi người có thể yên tâm.

Ngoài ra, có một số xét nghiệm thăm dò hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI)… cũng có thể được thực hiện để tìm nguyên nhân mắc bệnh động kinh.

Làm gì khi bắt gặp bệnh nhân lên cơn động kinh?

Mỗi khi bắt gặp bệnh nhân lên cơn động kinh, người thân, bạn bè cần phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn đơn giản sau:

- Đặt bệnh nhân nằm xuống sàn, mặt phẳng không gồ ghề chướng ngại vật. Nếu có thể nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên vì lúc này người phát bệnh có thể hô hấp được tốt nhất, ngoài ra nước dãi và đờm không chèn ép khí quản làm suy hô hấp.

- Không nên nhét khăn kín miệng người bệnh vì hành động này có thể làm thiếu oxy dẫn tới nghẹt thở rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Chỉ nên dùng chiếc đũa, vật dài để chắn ngang nếu thấy bệnh nhân có triệu chứng sắp cắn phải lưỡi, miệng.

- Trong suốt quá trình lên cơn động kinh chúng ta không dùng dây, tay để kiềm chế các cơn co giật bởi sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ.

- Nên nới lỏng quần áo để bệnh nhân dễ thở hơn và cho sử dụng thuốc ngay khi cơn co giật kết thúc.

- Trong trường hợp người bệnh ngủ và bất tỉnh đến hơn 4 – 5 giờ đồng hồ thì nên đưa ngay đến cơ sở y tế để theo dõi.

Mỗi người nên biết cách sơ cứu khi gặp bệnh nhân lên cơn động kinh

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh phổ biến hiện nay

Bệnh động kinh có ảnh hưởng đến tương lai của người bệnh. Tuy nhiên thì mức độ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng và dạng động kinh mắc phải là như thế nào. Chính vì thế mới nói việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân là trẻ em, chỉ có quá trình học tập, làm việc và khả năng phát triển trí tuệ của trẻ mới được đảm bảo.

Các phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay các bạn có thể tham khảo:

Phẫu thuật não - Cắt bỏ phần não bị tổn thương

Phương pháp này chỉ nên áp dụng sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng động kinh một thời gian dài mà tình trạng co giật, lên cơn động kinh vẫn không thuyên giảm. Lúc này bệnh nhân, gia đình người thân bạn phải cân nhắc đến việc kiểm tra và cho phẫu thuật để cắt bỏ phần não bị tổn thương.

Quá trình Phẫu thuật não này được đánh giá là rất nguy hiểm nên cần được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Và một thông tin đáng mừng là có rất nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật bệnh tình được thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên vẫn phải sử dụng thuốc kháng động kinh để kiểm soát bệnh.

Dùng thuốc kháng động kinh điều trị bệnh

Thuốc kháng động kinh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn: hạ thấp những chỉ số bị tăng cao đột ngột; giúp xoa dịu các cơn kích thích; ức chế cơn co giật do động kinh xuất hiện. Thuốc được bày bán rộng rãi trên thị trường tuy nhiên trước khi uống cần phải hỏi ý kiến bác sỹ. Thuốc phải được sử dụng dựa trên hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý trong sử dụng thuốc kháng động kinh:  Sử dụng trong thời gian dài dễ mắc phải các tác dụng phụ, nên phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia và dùng đúng liều và đúng giờ thì mới phát huy hết tác dụng.

Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh động kinh không phải mới. Nó đang được áp dụng một cách rộng rãi đặc biệt cho các đối tượng mắc bệnh là trẻ em. Việc bổ sung các loại thảo mộc tự nhiên như câu đằng, an tức hương, hoa cúc La Mã, cây xấu hổ… giúp an thần, ngủ ngon, cải thiện quá trình chuyển hóa, tốt cho trí não… của trẻ em.

Dùng thuốc đông y là dùng các loại thuốc từ tự nhiên để điều trị bệnh động kinh, trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng. Các loại thảo dược được nghiên cứu bên trong với nhiều loại dưỡng chất có khả năng tương tự thuốc kháng động kinh.

Không những vậy phương pháp này hoàn toàn không gây nóng, có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài. Ngoài việc uống thuốc vẫn nên kết hợp với các phương vật lý trị liệu và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Việc ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ cũng giúp cho bệnh tình giảm đáng kể.

Bệnh động kinh hoàn toàn có thể được chữa khỏi vì thế hãy kiên trì áp dụng mọi phương pháp điều trị của bác sỹ nhé! 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha