Báo động đỏ về sức khỏe khi trẻ sơ sinh bị co giật

Trẻ sơ sinh bị co giật có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng có thể là báo động đỏ tình trạng sức khỏe của bé đang gặp nguy hiểm.

Ngày đăng: 18-11-2018

1,250 lượt xem

Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ, bình thường hay rất nguy hiểm?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị co giật, nếu mẹ thấy tay và chân của bé run nhẹ nhàng nhưng khi bố mẹ dùng tay giữ lại sẽ hết run thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn 4 tháng tuổi.

Nhưng ngược lại, nếu trẻ vẫn bị co giật ngay cả khi giữ chân, tay thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để  tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ vì rất có thể nguyên nhân của tình trạng này là hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết…

Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết được trẻ co giật khi ngủ có bị động kinh 

Giai đoạn trương lực: Xuất hiện lúc trẻ phát bệnh và kéo dài khoảng 30 giây. Theo đó, trẻ sẽ bị ngất đột ngột, dù trước đó đang vui chơi bình thường, kèm theo chân tay co cứng lại, da xanh tái, thở dốc, hai hàm răng nghiến chặt và mắt trợn ngược lên.

Giai đoạn giật rung: Người bé sẽ co giật mạnh, răng nghiến chặt, chân tay co quắp, lưỡi chuyển động theo từng cơn co giật, mặt và miệng bị méo, sùi bọt mép; thường kéo dài trong 3 phút rồi trẻ sẽ bị hôn mê.

Giai đoạn hôn mê: Hiện tượng này thường diễn ra khoảng 15 phút đến 1 giờ, kèm theo đó các cơ của bé sẽ dần giãn ra mềm nhũn, miệng thở khò khè, da xanh tái.

Lưu ý, khi các cơn co giật của trẻ sơ sinh kéo dài hơn 5 phút và lặp đi lặp lại thường xuyên thì tình trạng của bé đã rất nặng. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra những tổn thương não bộ, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Co giật ở trẻ sơ sinh là báo động đỏ về sức khỏe của trẻ

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Động kinh là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đe dọa đến cuộc sống sau này của trẻ, cho nên bé cần được chữa bệnh ngay lập tức. Bện cạnh đó là những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa đến gia đình của bé để ngăn ngừa bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh như:

- Các bà mẹ khi mang thai nên khám thai định kì để phát hiện dấu hiệu bất thường của thai nhi, chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, tránh những chất kích thích sẽ rất có hại cho bộ não thai nhi.

- Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé khỏi các bệnh về não có thể dẫn đến động kinh.

- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ, tránh những tác động gây chấn thương não

Nên cho trẻ đi khám kịp thời khi có dấu hiệu co giật động kinh sơ sinh

Đa số trẻ có dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường khỏi hẳn khi trẻ lớn lên, nhưng cũng có nhiều trường hợp biến chứng thành các hội chứng động kinh nguy hiểm khác.

Đây là dạng bệnh lý phức tạp, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay khi bệnh mới xuất hiện ở trẻ sơ sinh thì khả năng kiểm soát được bệnh là rất cao, ngăn ngừa bệnh tiến triển, ảnh hưởng đến tuổi thơ của bé.

Do vậy, nếu cha mẹ phát hiện ra con mình có biểu hiện nghi động kinh thì nên cho trẻ đi khám bệnh kịp thời để bác sĩ đưa ra đúng phác đồ điều trị.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha