Đột quỵ chu sinh có thể gây động kinh ở trẻ sơ sinh

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh rất khó nhận biết nếu không để ý quan sát. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Ngày đăng: 20-10-2018

1,193 lượt xem

Mối liên hệ giữa đột quỵ trước sinh và động kinh ở trẻ em

Đột quỵ trước sinh (hay còn gọi là đột quỵ chu sinh) là một cơn đột quỵ xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến 28 ngày đầu sau khi trẻ chào đời. Trong một số trường hợp, đột quỵ chu sinh có thể dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.

Một tổn thương thường xuyên cho não bộ do một cơn đột quỵ có thể trở thành nguyên nhân gây ra các cơn động kinh. Trong thực tế, đột quỵ trước sinh được cho là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra động kinh ở trẻ sơ sinh. Đột quỵ trước sinh xảy ra với tỷ lệ 1 trong 4.000 trường hợp. Khoảng 17% trẻ sơ sinh đủ tháng bị động kinh do đột quỵ trước sinh.

Đột quỵ chu sinh dễ gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân nào gây đột quỵ trước sinh?

- Nang não: Nang làm giảm lưu lượng máu ở tới nuôi một phần nào đó của não, gây đột quỵ.

Cục máu đông: Khi bạn sinh đôi trở lên, và một trong số các em bé trong bụng bị chết trước khi sinh, sẽ xuất hiện máu đông trong dạ con. Cục máu đông trở thành mô chết, có thể được hấp thụ lại và di chuyển bên trong nhau thai, dẫn đến đột quỵ ở thai nhi vẫn còn sống khác.

- Co thắt mạch máu làm cản trở quá trình đưa máu lên não bé, tình trạng này xảy ra khi người mẹ trong khi mang thai dùng các loại chất kích thích.

- Băng huyết: Khi một lượng lớn máu bị mất trong quá trình chuyển dạ, huyết áp của người mẹ lúc này có thể xuống rất thấp dẫn đến việc không đủ máu bơm lên não thai nhi, gây ra một cơn đột quỵ.

Bệnh động kinh ở trẻ do đột quỵ phổ biến như thế nào?

Khoảng 70% trẻ sơ sinh bị đột quỵ chu sinh bị bệnh động kinh. Tuy nhiên, bằng các cách điều trị và theo dõi thích hợp với các bác sĩ thần kinh nhi khoa, hơn 60% trẻ mắc bệnh không còn bị hành hạ bởi các cơn động kinh trong những năm qua.

Những nguy hiểm của bệnh động kinh ở trẻ em có thể  xảy ra

Đây là một căn bệnh không gây chết người ngay lập tức (dù có tuy nhiên tỉ lệ rất hiếm) nhưng không phải là không nguy hiểm với trẻ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó là những hậu quả đáng tiếc khi trẻ lên cơn động kinh như:

- Cắn phải lưỡi, ngừng thở do tắc đường thở, tổn thương não do thiếu oxy, cơn co giật lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi, hệ miễn dịch của trẻ yếu, dễ nhiễm các bệnh khác.

- Cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, trẻ bị mất ý thức mà không có ai ở bên cạnh sẽ dẫn đến những tai nạn thương tâm như gãy xương, chấn thương não, đuối nước…

Bệnh động kinh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của trẻ

Như vậy, mức độ nguy hiểm của bệnh động kinh ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Ngoài những cơn động kinh, trẻ vẫn sinh hoạt, vui chơi và học tập như bao đứa trẻ khác.

Trên thực tế, trẻ mắc bệnh động kinh không hề gây nguy hiểm cho người xung quanh. Chúng rất cần tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, sự thông cảm từ những người xung quanh để không cảm thấy bi quan, mặc cảm trong cuộc sống. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ hoàn toàn có khả năng khỏi bệnh để trở lại với cuộc sống bình thường.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha