Trẻ mắc căn bệnh động kinh nếu không được chữa trị sớm, trí tuệ sẽ dừng phát triển, các cháu trở nên ngây dại và thường xuyên lên cơn co giật.
Ngày đăng: 10-09-2017
2,551 lượt xem
Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh động kinh
Đối với trẻ em, vì hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên chỉ cần tổn thương hoặc bị tác động sẽ rất dễ xuất hiện triệu chứng của bệnh động kinh. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra đã mắc bệnh nên người thân cần phải theo dõi, quan tâm trẻ thật kĩ.
Theo nhiều nghiên cứu, hơn một nửa các trường hợp bệnh động kinh ở trẻ em thường không tìm ra nguyên nhân, các trường hợp còn lại được xác nhận là do yếu tố di truyền(cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh) hoặc do não của trẻ bị tổn thương sau một số tác nhân khách quan và bệnh tật.
Một số người thường nhầm lẫn giữa khái niệm co giật và động kinh, cho nên cần lưu ý không phải trẻ em nào bị co giật đều là động kinh. Các biểu hiện khác có thể trông giống động kinh như ngất xỉu do tụt huyết áp và co giật do sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể khi một đứa trẻ bị ốm. Nhưng đây không phải là bệnh động kinh ở trẻ vì chúng không phải sinh ra bởi hoạt động bất thường của não bộ. Tuy nhiên, nếu cơn co giật tái diễn nhiều lần thì nguy cơ tiến triển thành bệnh động kinh là rất lớn.
Trẻ em là đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh động kinh
Nguy cơ thiểu năng trí tuệ nếu không điều trị bệnh động kinh kịp thời
Thiểu năng trí tuệ hay chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết phát triển trí não, phát triển tinh thần dưới mức trung bình ở trẻ. Tình trạng thiểu năng trí tuệ khiến trẻ không có đủ khả năng học tập, phát huy các kỹ năng xã hội nhanh chóng cũng như không sở hữu được tư duy học tập, tiếp thu hiệu quả như các bạn bè đồng trang lứa.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chậm phát triển trí tuệ trong đó có nguyên nhân do bệnh động kinh. Lí do vì bệnh động kinh gây ra những bất thường trong não bộ, do đó, vấn đề tư duy và nhận thức ở trẻ bị chậm hơn so với trẻ bình thường.
Bệnh động kinh ở trẻ có thể gây ra triệu chứng chậm phát triển trí tuệ
Phải làm gì khi trẻ bị chậm phát triển trí tuệ do bệnh động kinh
- Đưa trẻ đến các chuyên khoa tâm lý, tâm thần để được các bác sĩ tâm lý tư vấn cho giải pháp chăm sóc, dạy dỗ trẻ thiểu năng phù hợp.
- Luôn quan tâm, chăm sóc và lưu ý đến mọi hành vi của trẻ. Khuyến khích trẻ học tập dù có khó khăn, tin tưởng trẻ sẽ vượt qua được dù tốn thời gian.
- Với trẻ có mức độ thiểu năng nhẹ, có thể cho trẻ theo học từ các lớp mẫu giáo, tiểu học rồi lên dần dù có tốn thời gian, và không nhận được những kết quả học tập tốt nhất từ ban đầu.
Như vậy, để hạn chế biến chứng chậm phát triển trí tuệ do bệnh động kinh gây ra cha mẹ cần điều trị bệnh cho con ngay khi phát hiện bệnh, đồng thời, quan sát các biểu hiện của trẻ ngay từ những tháng đầu đời để có thể phát hiện kịp thời tình trạng thiểu năng của trẻ nếu có.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn