Cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị bệnh động kinh?

Cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị bệnh động kinh để người bệnh mau chóng hồi phục? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Ngày đăng: 27-04-2024

22 lượt xem

1. Định nghĩa về bệnh động kinh mà bạn nên biết

Bệnh động kinh là tình trạng bệnh lý ở não, đặc trưng hoạt động phóng điện quá mức và đồng thời của các tế bào thần kinh ở não (có thể khu trú hoặc lan toả), biểu hiện lâm sàng bởi những cơn co giật đột ngột, nhất thời và có tính chất lặp lại.

Lưu ý, trường hợp bệnh nhân xảy ra cơn động kinh do một bệnh lý cấp tính (viêm não, nhiễm độc cấp,…) thì không được gọi là bệnh động kinh. Nói cách khác, bệnh động kinh được định nghĩa bởi sự lặp lại các cơn động kinh tự phát trên cùng một đối tượng.

Phân loại cơn động kinh bao gồm:

- Cơn động kinh cục bộ: có thể là đơn giản hoặc phức tạp đi kèm có hoặc không có sự rối loạn ý thức. Vị trí co giật có thể là ở một chi hay ở mặt, co cứng xuất hiện ở một phần của cơ thể.

- Cơn động kinh toàn thể: bệnh nhân có thể xuất hiện cơn co giật từ một chi, một bộ phận cơ thể lan nhanh ra toàn thân trong cơn thì bệnh nhân đột ngột mất ý thức. Sau cơn động kinh thì bệnh nhân hoàn toàn không nhớ gì.

Động kinh là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay

2. Bệnh động kinh có lây nhiễm không?

Động kinh hiện nay đã gây ra nỗi ám ảnh và những lầm tưởng cho nhiều người. Từ đó, không ít người đặt ra câu hỏi: Bệnh động kinh có lây không?

Thực chất, bệnh động kinh bắt nguồn từ sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của nhóm noron, gây rối loạn thần kinh trung ương. Cho đến hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra con đường lây lan của căn bệnh này. 

Ngoài ra, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nhận định đây là một bệnh mạn tính không lây nhiễm vì vậy bạn có thể yên tâm rằng căn bệnh này không lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. 

3. Chẩn đoán bệnh động kinh bằng phương pháp nào?

- Kiểm tra lâm sàng.

- Xét nghiệm máu: xác định dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm, đánh giá chức năng gan, chức năng thận, kiểm tra mức đường huyết.

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Điện não đồ (EEG): là xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh động kinh. Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong quá trình kiểm tra. Trong một số trường hợp, bài kiểm tra được thực hiện trong khi ngủ.

Chẩn đoán hình ảnh có thể tiết lộ các khối u và các bất thường khác có thể gây co giật:

- Chụp Cắt lớp vi tính (CT).

- Chụp cộng hưởng từ (MRI).

- Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET/CT).

Đo điện não đồ thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh động kinh

4. Cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị cho người bệnh động kinh?

Chúng ta nên biết rằng bệnh động kinh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng có thể khỏi bệnh, ổn định lâu dài. Người bệnh vẫn phát triển trí tuệ, có thể học tập, lao động bình thường. Một số điều bạn cần lưu ý trong qúa trình điều trị cho người bệnh động kinh:

Những việc nên làm:

- Khi phát hiện người thân của bạn có những biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh như đã kể trên thì bạn cần phải làm gì? Tốt nhất là nên đến trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn.

- Khi đã được khám, có chẩn đoán mắc bệnh động kinh thì nên có biện pháp điều trị kịp thời

 - Khi có cơn động kinh xảy ra, bạn cần phải làm gì? Trước hết bạn phải biết rằng không thể ngăn được một khi cơn động kinh đã xảy ra. Để hạn chế tối đa các thương tổn do co giật có thể gây ra bạn có thể bằng các cách làm đơn giản như sau: 

  + Nới rộng cổ áo, thắt lưng để bệnh nhân dễ thở hơn.

  + Lót dưới đầu bệnh nhân mền hay gối để giảm sang chấn khi co giật.

  + Bạn có thể dùng tay đè lên các khớp lớn như khớp gối để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.

Điều bạn phải cương quyết là tuyệt đối không được nhỏ chanh hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân vì không những không cắt được cơn mà còn có nguy cơ làm tắt đường thở gây tử vong.

Bên cạnh đó, bạn cần có thái độ thông cảm, tôn trọng người bệnh vì ngoài cơn họ là người bình thường như mọi người, phải thương yêu, nâng đỡ, tạo điều kiện cho người bệnh bớt mặc cảm bệnh tật, tạo không khí thoải mái, vui chơi, giải trí để họ có thể phát huy việc học, lao động kiếm sống.

Chăm sóc bệnh nhân động kinh khi họ lên cơn động kinh

Những việc không nên làm:

- Không được mê tín chữa thầy bùa, làm phép. Không những bệnh không thuyên giảm mà còn làm mất đi thời gian quý báu ban đầu.

- Bạn khuyên người bệnh không nên làm các công việc nguy hiểm như trèo cao, lái xe, vận hành máy móc, công việc liên quan đến sông nước vì có nguy cơ xảy ra tai nạn chết người nếu bất chợt xảy ra cơn động kinh.

- Sống chừng mực, điều độ, không được làm việc, học tập quá mức, không được say xỉn. Người bệnh động kinh không nên xem tivi truyền hình, chơi vi tính quá lâu có thể làm cơn động kinh xuất hiện.

Những thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh động kinh: 

- Không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản: thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn, mì chính, bột nêm, các loại đồ ngọt nhiều đường như kẹo bánh, nước ngọt đóng chai,… đều ảnh hưởng tiêu cực làm tăng số cơn co giật, động kinh. Do vậy, người mắc bệnh động kinh không nên ăn nếu trong giai đoạn chưa thể kiểm soát được bệnh.

- Thực phẩm giải phóng năng lượng nhanh chóng: Bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, mì tôm, mật ong, cơm, cháo, bún… Lưu ý rằng: đây là những thực phẩm nên hạn chế bớt chứ không phải tránh tuyệt đối, người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng tránh sử dụng quá nhiều, đồng thời khi sử dụng cũng nên kết hợp với các thực phẩm giải phóng năng lượng từ từ chứ không dùng đơn lẻ.

- Hạn chế thực phẩm chứa Gluten: Đây là một hỗn hợp protein gồm có gliadin và glutenin, chúng được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và một vài loại ngũ cốc khác đề làm mì ống, bánh mì, bột ngũ cốc, nước sốt đóng hộp, đồ ăn chay, thậm chí cả bia,...Không chỉ gây phản ứng dị ứng với các vấn đề đường ruột, gluten cũng có thể gây co giật ở một số người do tính chất gây viêm của nó. Theo các nhà nghiên cứu nếu như ăn quá nhiều thực phẩm chứa gluten có thể khiến những cơn co giật thường xuyên hơn. Bởi trong gluten rất giàu glutamate và aspartate, hai axid amin này làm kích thích đến hoạt động điện của não, chúng là nguyên nhân trực tiếp gây nên những coen co giật.

Một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi mắc bệnh động kinh

- Cắt giảm bớt lượng đường: Mặc dù glucose thường được coi là nguồn năng lượng chính cho não, tuy nhiên với những người bị bệnh động kinh nếu như lạm dụng quá nhiều đường có thể làm kích thích hoạt động não, làm gia tăng những cơn co giật. Do vậy, theo các chuyên gia nếu như người động kinh xây dựng cho mình một chế độ ăn ít đường, nhiều chất béo (chế độ ăn ketogenic) có thể kiểm soát tốt các cơn co giật vì nó buộc tế bào thần kinh não bộ ngừng sử dụng năng lượng từ glucose, thay vào đó là đốt cháy chất béo. 

- Không ăn các sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành là một trong những chất có thể gây dị ứng và làm kích hoạt các cơn co giật tiềm ẩn. Giống như hầu hết các loại ngũ cốc, thì đậu nành cũng chứa lượng glutamine rất cao và có thể làm kích thích axit amin hóa học gây ảnh hưởng đến tế bào não. Chính vì vậy các thực phẩm từ đậu nành hay nước tương, đậu phụ, sữa bột trẻ em, ngũ cốc, súp đóng hộp, trộn salad, thịt chế biến, xúc xích, cá ngừ đóng hộp, bơ đậu phộng ít béo, sữa đậu nành, kem… là những thực phẩm người động kinh không nên ăn.

- Lưu ý trong việc dùng sữa: Một số sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, sữa bột, sữa bò, pho mát,... thường có một lượng đường nhất định, chúng có thể gây dị ứng và làm xuất hiện những cơn co giật. Do vậy nếu như việc thường xuyên uống các loại sữa mà khiến cơn co giật của bạn có tần suất tăng lên thì bạn nên xem lại và hạn chế nó. 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha