Những lưu ý khi mang thai của phụ nữ mắc bệnh động kinh

Phụ nữ mắc bệnh động kinh khi mang thai cần phải lưu ý hơn nhiều để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cả mẹ và con.

Ngày đăng: 30-05-2022

475 lượt xem

Nhận biết bệnh động kinh và những cơn co giật

Động kinh là một căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường khởi phát từ khi người mắc bệnh còn là một đứa trẻ, với triệu chứng đặc trưng là các cơn co giật lặp đi lặp lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh là do sự bất thường trong hoạt động điện não của các tế bào thần kinh não bộ, khiến cơ thể cử động một cách không kiểm soát được (gây cơn co giật) và có thể bị bất tỉnh trong thời gian ngắn.

Động kinh xảy ra do sự bất thường của hoạt động điện não

 Khi phụ nữ mắc bệnh động kinh, nên lập kế hoạch trước khi mang thai

Nếu người mắc bệnh động kinh đang dùng thuốc chống động kinh (AED) và mong muốn sinh con, chị em nhất thiết cần phải tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai và dùng AED đúng chỉ định cho đến khi thông báo với bác sỹ về kế hoạch có thai của mình. Khi mang thai, loại, liều lượng AED cần được điều chỉnh, và điều này chỉ có thể được thực hiện dưới sự khuyến cáo và giám sát của bác sỹ điều trị.

Một số loại thuốc điều trị động kinh có thể khiến cho sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng. Ngược lại, bỏ thuốc hay tự ý giảm liều có thể gây ra nguy cơ co giật không kiểm soát trong thai kỳ.Vì vậy, sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai bằng cách tham khảo bác sỹ chuyên khoa thần kinh để có thay đổi trong sử dụng thuốc là điều tối quan trọng trước khi bạn quyết định mang thai

Phụ nữ mắc bệnh động kinh khi mang thai không nên tùy tiện sử dụng thuốc

Diễn tiến của bệnh động kinh trong giai đoạn thai kỳ

Các chuyên gia thần kinh hiểu rằng, mang thai chính là một giai đoạn đặc biệt có thể ảnh hưởng đến căn bệnh động kinh của người phụ nữ. Có nhiều phụ nữ mắc bệnh động kinh không bị ảnh hưởng, thậm chí là có sự cải thiện trong các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân phải đối mặt với những cơn co giật xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Đó là do mang thai có thể khiến chị em phụ nữ bị căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới thai nhi khi điều trị bệnh động kinh

Khi mang thai, nhiều chị em vẫn tiếp tục sử dụng thuốc chống động kinh AED để kiểm soát các cơn co giật. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chị em khi mang thai có sử dụng AED khiến thai nhi tăng nguy cơ mắc "Hội chứng bào thai phơi nhiễm với thuốc chống co giật" (FACS). Những đứa trẻ mắc hội chứng FACS có thể găp khó khăn về phát triển về thể chất hoặc trí tuệ, chẳng hạn như:

-   Khả năng trí tuệ thấp

-   Kỹ năng giao tiếp kém

-   Trí nhớ kém

-   Rối loạn tự kỷ

-   Chậm chạp trong học nói, học đi.

Ngoài ra các thuốc chống động kinh cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh trên cơ thể trẻ như nứt đốt sống, dị tật tim và hở hàm ếch.

Do đó, cho dù bạn chưa có thai hoặc có thai ngoài ý muốn, bạn đều phải đến gặp bác sỹ để được tư vấn các phương pháp điều trị thay thế an toàn. Tốt hơn hết là sự điều chỉnh thuốc điều trị nên được thực hiện trước khi mang thai, thay vì trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu bạn mang thai ngoài ý muốn trong khi vẫn đang sử dụng AED, bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc và đến khám bác sỹ điều trị ngay lập tức.

Thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú, thai phụ cần điều trị bổ sung bằng acid folic trong vòng 2 tháng đầu của thai kỳ và đồng thời bổ sung vitamin K1 kể từ tuần thứ 36 của thai kỳ, trẻ sinh ra cần tiêm bắp vitamin K để đề phòng hội chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các thuốc chống động kinh.

Các loại thuốc thường dùng và nguy cơ:

- Thuốc điều trị động kinh Valproat:

Nguy cơ gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi nếu mẹ sử dụng thuốc valproat được sử dụng đơn độc hay phối hợp với những thuốc khác là rất cao, điều này đã được 4 hệ thống ghi nhận thông tin trong quá trình mang thai và nhiều nghiên cứu lớn nhỏ cảnh báo, nguy cơ có thể lên đến 16% nếu mẹ sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ với liều lượng nhiều hơn 1400 mg/ngày. 

Phụ nữ mang thai bị động kinh nên tránh sử dụng thuốc valproat, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên dùng liều thấp.- Thuốc điều trị động kinh Lamotrigin

Bà mẹ mang thai sử dụng lamotrigin trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ hở hàm ếch ở thai nhi, liều gây quái thai của lamotrigin đã được báo cáo là trên 200 mg/ngày, đây là số liệu đã được nghiên cứu bởi hệ thống ghi nhận thông tin trong quá trình mang thai ở Bắc Mỹ.

Đặc biệt, thuốc Lamotrigin cũng có khả năng bài tiết vào sữa mẹ với lượng đáng kể, do vậy vẫn có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân cần theo dõi chặt chẽ biểu hiện độc tính.

- Thuốc điều trị động kinh levetiracetam

Levetiracetam là loại thuốc ít được sử dụng ở phụ nữ mang thai bị động kinh bởi nguy cơ gây quái thai của thuốc chưa được nghiên cứu rõ. Levetiracetam có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu gần đây cho rằng nồng độ thuốc trong trẻ sơ sinh là thấp nên việc nuôi con bằng sữa mẹ là có thể được chấp nhận đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, nhưng cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ.

Tóm lại, đối với phụ nữ mang thai bị động kinh và cần phải sử dụng thuốc chống động kinh cần phải có chỉ định từ bác sĩ và theo dõi chặt chẽ, nên tham khảo sử dụng các loại thảo dược từ Đông y để điều trị bệnh động kinh vì tính hiệu quả và an toàn.

Người mẹ động kinh nên lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Thường các cơn co giật động kinh xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu cảnh báo trước, một số gợi ý sau đây giúp người mẹ động kinh giữ an toàn cho trẻ sơ sinh khi không có ai bên cạnh giúp đỡ:

- Thay quần áo, tã lót, bỉm cho con trên sàn nhà để tránh làm té ngã con.

- Nên đặt bé xuống một tấm thảm trên sàn để tắm, không nên tắm bồn hoặc tắm chậu cho bé. Vì cơn động kinh có thể khiến bạn đánh rơi con vào nước gây đuối ngạt.

- Sử dụng địu hoặc thắt dây an toàn, không nên bế con trên tay nhằm đảm bảo an toàn cho em bé nếu chẳng may bạn bị ngã.

- Buộc xe đẩy của bé vào cổ tay bạn bằng một sợi dây để đảm bảo xe sẽ không tự lăn khi bạn buông tay.

- Cho con ngủ, chơi trong nôi thấp, tránh việc lên cơn động kinh bất ngờ bạn có thể vô tình làm lật nôi.

- Ngồi xuống sàn nhà, xung quanh trải đệm và tựa vào tường khi cho con bú.

Phụ nữ mắc động kinh nên hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Lưu ý khi cho con bú trong quá trình sử dụng thuốc chống động kinh

Một số thuốc chống động kinh có tác dụng an thần như phenobarbital và primidone, thuốc này dễ dàng qua sữa mẹ và làm cho em bé buồn ngủ. Vì vậy, nên cân nhắc việc cho con dùng sữa ngoài để thay thế. Do đó, nên tìm biện pháp điều trị thích hợp kiểm soát cơn một cách tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho em bé.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Phụ nữ mắc bệnh động kinh cần bổ sung Acid folic

Uống AED đồng nghĩa với chị em sẽ bị giảm hấp thu một loại vitamin cần thiết cho sự hình thành và phát triển khỏe mạnh của thai nhi: Acid folic (vitamin B9). Đây là nguyên nhân tại sao phụ nữ mắc bệnh động kinh cần bổ sung acid folic liều cao mỗi ngày (5mg) ngay từ khi có ý định mang thai và duy trì cho đến ít nhất là tuần thứ 16 của thai kỳ. Viên nén 5mg acid folic phải được kê đơn bởi bác sỹ.

Nếu bạn đã có thai ngoài ý muốn, hãy uống acid folic càng sớm càng tốt. Bạn có thể uống liều thấp mua được ngoài hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sỹ (liều 400mcg) trước khi đến gặp bác sỹ và được chỉ định viên nén 5mg. 

Nên nói cho con bạn biết về bệnh động kinh khi trẻ đủ nhận thức

Bạn có thể nói chuyện với con về tình trạng bệnh của mình và hướng dẫn con cách nhận biết và xử lý khi bạn lên cơn động kinh khi trẻ đủ nhận thức. Như vậy, khi bạn không may len cơn động kinh, trẻ sẽ biết cách nhờ sự giúp đỡ của người khác, ví dụ như bạn bè hay hàng xóm.

Bạn có thể hướng dẫn bé cách giúp đỡ bạn khi bạn lên cơn động kinh, ví dụ như nới lỏng cổ áo, đẩy vật cứng nhọn ra xa, xoay bạn nằm nghiêng về tư thế phục hồi, hoặc gọi cấp cứu nếu bạn không hồi it

Tham gia vào nhóm những người mắc bệnh động kinh

Hiện nay có rất nhiều câu lạc bộ, hội nhóm những người mắc bệnh động kinh. Bạn nên tham gia vào những hội này và đừng ngần ngại chia sẽ những băn khoăn về bản thân mình để được thông cảm và hỗ trợ.

Thường xuyên khám thai khi mắc bệnh động kinh

Trước khi bạn có thai, hoặc càng sớm trong thai kỳ càng tốt, bạn cần được tư vấn bởi bác sỹ. Phụ nữ động kinh khi mang thai cần được siêu âm thường xuyên hơn để phát hiện các dị tật thai nhi nếu có. Bạn cũng có thể được xét nghiệm nồng độ của các loại thuốc chống động kinh trong máu để đảm bảo an toàn.

Mặc dù tỷ lệ xuất hiện cơn co giật trong lúc sinh là rất nhỏ, phụ nữ mang thai mắc động kinh đều được khuyến cáo sinh nở ở cơ sở sản khoa có đầy đủ các trợ giúp cần thiết để đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp. Do một số loại AED làm giảm khả năng đông máu của em bé, ngay sau khi sinh ra bé sẽ được tiêm 1 liều vitamin K dự phòng. Bạn cũng có thể cho con bú bình thường vì cho dù một số thuốc bài tiết vào sữa, lợi ích mà sữa mẹ mang lại vẫn luôn vượt trội so với mọi nguy cơ có thể gặp phải.

Mang thai là một giai đoạn khó khăn nhưng cũng rất hạnh phúc của người phụ nữ. Riêng với những người phụ nữ mắc bệnh động kinh, họ cần phải lưu ý hơn nhiều để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cả mẹ và con.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha