Bố mẹ cần làm gì khi con lên cơn co giật lần đầu tiên?

Co giật ở trẻ là một trong những biểu hiện khá nguy hiểm, nếu không được chăm sóc cẩn thận, trẻ có nguy cơ gặp phải tai nạn rất cao thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Ngày đăng: 10-10-2021

874 lượt xem

Nguyên nhân dẫn tới co giật ở trẻ

Trước khi tìm hiểu việc cần làm gì khi con lên cơn co giật lần đầu tiên thì cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới biểu hiện nguy hiểm này. Chúng ta có thể chia nguyên nhân dẫn tới co giật ở trẻ thành 2 loại chính:

Co giật vì các cơn sốt do virus quá cao: Thường cơn co giật do sốt này chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Khi trẻ đang sốt cao 39 độ C đến 40 độ C  sẽ dẫn tới co giật. Trong  khi trẻ sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38 độ C đến 38,5 độ C là sốt vừa, trên 38,5 độ C là sốt cao. Cơn co giật do sốt cao thường xảy ra sớm, có khi ngay khi trẻ sốt cao lên đột ngột.

Đặc điểm của co giật do sốt có tính chất lan toả toàn thân, cả 2 tay, 2 chân, thân mình, đầu và ít khi kéo dài quá 10 phút và hết ngay khi trẻ được hạ sốt. Quan trọng hơn là sau cơn co giật thường trẻ ngủ, thức dậy tỉnh táo chứ không ngủ li bì hoặc mê man, tình trạng sức khỏe toàn thân của trẻ không giảm sút nhiều.

Co giật ở trẻ do rối loạn chức năng não: Cụ thể co giật thường do những tác nhân ngoài não làm ảnh hưởng đến điện não, như trong các trường hợp sốt cao đột ngột, thiếu canxi trong máu, hạ đường huyết...

Co giật ở trẻ còn có thể là triệu chứng của các tổn thương thực thể ở não như trong các trường hợp viêm não, viêm màng não...

Đặc biệt nếu trẻ bị động kinh thì co giật là một trong những biểu hiện thường thấy. Tuy nhiên nó thật sự rất nguy hiểm nếu như bạn sơ cứu không kịp hoặc không thực hiện đúng cách. Cha mẹ là người gần gũi với con cái nhất vậy nên việc cập nhật những kiến thức này hằng ngày không bao giờ là thừa.

Bố mẹ cần làm gì khi con lên cơn co giật lần đầu tiên?

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó chính là bình tĩnh và xử lý tình huống theo các cách sau:

- Nếu trẻ co giật kèm sốt việc đầu tiên là phải hạ nhiệt. Các trẻ nhỏ biểu hiện thường là mặt đỏ nhừ, đầu nóng, chân tay nóng, người lừ đừ, lúc này cha mẹ phải đưa bé ngay vào chỗ mát, lấy khăn nhúng nước ấm hoặc mát (tùy theo độ tuổi của trẻ) đắp lên trán. Đặc biệt cần cho trẻ uống nhiều nước.Vốn dĩ trẻ nhỏ dễ bị sốt cao sau đó dẫn tới các cơn co giật là vì hệ thần kinh của các bé phát triển chưa hoàn thiện. Trung tầm điều hòa nhiệt, khả năng ức chế, hưng phấn của trẻ chưa thăng bằng, các tế bào thần kinh chưa hoàn toàn biệt hóa.

- Trong trường hợp trẻ co giật không biết do bất cứ lý do gì các bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn uống lúc trẻ lên cơn. Bố mẹ cũng không nên cho vật cứng vào mồm trẻ vì có thể làm trẻ bị tổn thương răng miệng.

- Hãy đặt trẻ nằm nghiêng bên phải trên mặt phẳng mềm một cách an toàn. Lí do đặt trẻ nằm nghiêng sẽ giúp bé dễ thở hơn và phòng trường hợp trẻ bị nôn trớ gây sặc đường thở.

- Khi trẻ co giật thì bố, mẹ nên kết hợp day ngực trẻ day lòng bàn tay,với lòng bàn chân, hai bên thái dương và huyệt ở dưới mũi sẽ giúp bé xoa dịu và ngừng co giật.

- Các bậc bố mẹ cần biết đặc điểm của cơn co giật do sốt cao để phân biệt với những cơn co giật do các nguyên nhân khác.Đây là một trong những việc đầu tiên và cần lưu ý khi con lên cơn co giật mà các bạn không nên bỏ qua.

Cha mẹ nên biết cách sơ cứu cơn co giật ở trẻ

Những lưu ý của bố mẹ không nên làm khi trẻ bị co giật

Trẻ bị co giật việc giữ chân tay của trẻ quá chặt không khiến trẻ ngừng lên cơn mà thậm chí có thể làm trẻ bị sai trật khớp. Vì thế cha mẹ nên để cho trẻ ở tư thế thoải mái nhất như chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

Bố mẹ cần phải bình tĩnh, bạn hãy dùng ngay điện thoại di động quay lại hình ảnh con mình lúc đang co giật. Việc làm này tưởng chừng vô ích nhưng nó lại rất quan trọng với bác sĩ để giúp họ chẩn đoán một cách chính xác bệnh của con.

Cuối cùng khi trẻ hết cơn giật, bạn hãy nhẹ nhàng bế trẻ vào viện để được theo dõi cũng như điều trị một cách nhanh chóng và kịp thời. Chờ cho cơn co giật của trẻ qua đi, phải đưa ngay đến bệnh viện để tiếp tục điều trị tránh cơn co giật tái phát.

Tầm quan trọng của việc lựa chọn nơi điều trị uy tín

Khi con bị co giật mà không hiểu nguyên nhân thì lúc này cần cấp cứu, bố mẹ nên chạy xe vào thẳng phòng cấp cứu trong viện uy tín chứ không phải chỗ khám bệnh bên ngoài ở một số phòng khám tư nhỏ. Bởi ở đấy chẳng có thuốc mà cấp cứu đâu, tệ hơn là nhiều trường hợp khám vớ vẩn đấy. Lúc này cha mẹ vừa phải làm thủ tục mất thời gian mà lại không tìm đúng bệnh.

Tóm lại, khi trẻ co giật thời gian là thuốc quý trong những lúc thế này, bố mẹ hãy vào thẳng khu cấp cứu trong viện, trong đó có đội ngũ bác sỹ đúng chuyên môn chắc chắn cha mẹ cũng giúp mình yên tâm phần nào.

Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị động kinh lên cơn co giật

Những sai lầm trong cách sơ cứu co giật ở trẻ em dẫn tới tai hại khôn lường

Có một số người lớn nói khi trẻ lên cơn co giật phải cho trẻ ngậm đũa hoặc thìa để khỏi cắn vào lưỡi hậu quả là trẻ có thể bị đau do ê răng khi cắn phải vật cứng. Vậy nên các bố mẹ lưu ý nhé sợ con cắn vào lưỡi thì chỉ nên cho con ngậm khăn mềm ẩm ẩm thôi nhé.

Sai lầm thứ 2 là lấy nước tiểu xoa khắp lên người trẻ và thậm chí đổ cả nước tiểu vào mồm trẻ để hạ nhiệt... Điều này không biết có hiệu quả hay không nhưng vốn dĩ là rất mất vệ sinh, rất dễ gây ra nhiễm khuẩn ở trẻ.  

Nhiều người có suy nghĩ trẻ co giật rồi sẽ hết nên không cần đi viện. Điều này thật sai lầm, các bậc cha mẹ nên nhớ rằng khi bị co giật như vậy sẽ rất có hại cho cơ thể và bộ não của trẻ do thiếu oxy não. Đặc biệt nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái phát nhiều lần vì thế hãy đưa trẻ tới thẳng bệnh viện để được chăm sóc và tìm ra thuốc phù hợp.

Làm gì để phòng tránh các cơn co giật ở trẻ?

- Nên cho trẻ mặc quần áo rộng, bằng vải mỏng, nhạt màu và tránh dùng những loại vải dày, vải nylon, bí mồ hôi.

- Chú ý cho các trẻ uống đủ nước, kể cả những cháu nhỏ còn bú chưa biết đòi uống nước nhé!

- Tắm rửa cho trẻ một cách thường xuyên để luôn luôn giữ da sạch sẽ mồ hôi bài tiết được dễ dàng.

- Ưu tiên dành cho trẻ những gian phòng rộng rãi, thoáng mát đặc biệt là trong mùa hè để đề phòng sốt cao co giật cho trẻ nhỏ.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc tới những nơi quá nóng bức như gần bếp, trên gác xép sát mái nhà, những căn phòng quá kín, nhiều đồ đạc, ít cửa

Chú ý giữ gìn không cho đùa nghịch ngoài nắng. Tốt nhất bố mẹ có thể cho các bé ra ngoài vườn chơi vào buổi sáng, lúc nắng còn dịu và sau 17 giờ. Quan trọng nhất vẫn là tránh cho các cháu ánh nắng gay gắt vào buổi trưa.

Cách xử trí khi trẻ phát bệnh động kinh cha mẹ cần phải nắm vững

Biểu hiện của những lần phát bệnh của trẻ mắc bệnh động kinh?

Trẻ thường co giật toàn thân hoặc một bộ phận tùy theo dạng bệnh mà bé mắc.

- Chân tay co cứng, miệng méo, răng nghiến chặt.

Vì sao khi phải đặt trẻ nằm nghiêng?

Khi trẻ lên cơn co giật do động kinh bố mẹ cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng bên phải. Mục đích của việc này là để phòng trẻ bị nôn, chất nôn chảy ngược vào gây sặc.

Thêm một lí do nữa là tư thế này cũng giúp cha mẹ dễ dàng móc chất nôn, nước bọt ra khỏi miệng bệnh nhân. Phòng lúc khi trẻ đang ăn mà lên cơn động kinh thì cha mẹ ngay lập tức nên móc hết thức ăn trong miệng ra tránh để thức ăn kẹt trong cổ họng, gây khó khăn cho việc hít thở. Và trong suốt quá trình diễn ra cơn co giật tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khi đang phát bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ bị co giật tới bác sỹ?

Cơn co giật do động kinh thường diễn ra rất ngắn, tuy nhiên nếu cơn co giật của trẻ kéo dài trên 10 phút hoặc tần suất tăng đột biến thì hãy đưa trẻ tới gặp bác sỹ ngay để không dẫn tới nguy hiểm.

Tầm quan trọng của việc theo dõi sự co giật ở trẻ?

Ngoài việc sơ cứu ban đầu là nới lỏng quần áo, khăn quàng, thắt lưng để cổ tay và cơ thể trẻ được thông thoáng các bậc cha mẹ hãy theo dõi xem các cơn co giật để biết rõ tình trạng tiến triển của bệnh.

Hãy để ý các cơn co giật ở trẻ em: 

- Có gì bất thường không

- Thời gian kéo dài bao lâu và tần suất phát bệnh như thế nào,…

- Quan sát trẻ co giật như thế nào?

- Bắt đầu từ lúc nào

- Rung giật cơ nào…  thậm chí là phải quay lại để đưa cho người có chuyên môn đánh giá đưa ra nhận xét chính xác nhất. Gia đình mô tả càng kỹ, hoặc quay thật chi tiết thì bác sỹ càng dễ phân loại bệnh và chọn thuốc thích hợp.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh cực kỳ cần thiết

Sau khi trẻ hết cơn co giật, thường trẻ bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê và lúc tỉnh lại sẽ không nhớ những gì đã xảy ra nên bố mẹ cần an ủi và động viên trẻ. Tốt nhất chúng ta hãy coi đó là chuyện bình thường để trẻ không cảm thấy mặc cảm vì bị bệnh.

Luôn tạo điều kiện để trẻ giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái, vui vẻ. Điều này rất tốt trong quá trình điều trị bệnh của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ, anh chị em, bạn bè hãy luôn quan tâm, động viên trẻ. Tuyệt đối không mắng mỏ hay đem chuyện trẻ bị bệnh ra dọa nạt trẻ điều này vô tình khiến bệnh tình của trẻ bị bệnh nặng hơn.

Không nên kể về bệnh tật của trẻ cho người khác khi có trẻ ở đó vì điều đó, điều này sẽ tạo ấn tượng trẻ có bệnh gây mặc cảm tự ti ở trẻ, khiến trẻ mặc cảm so với bạn bè cùng lứa, trở thành đối tượng bị trêu chọc.

Bố mẹ cần lưu ý trẻ bị bệnh động kinh thường khởi phát đột ngột vì thế hãy hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho trẻ như đuối nước, tai nạn xe, vận động mạnh ngã...  Tốt nhất hãy luôn giám sát trẻ, không cho trẻ chơi ở những nơi nguy hiểm như gần hồ nước, trên cầu thang, trèo cây, ngoài đường,…

Ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ?

Ngoài việc tạo tâm lý thoải mái thì chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng để hạn chế các cơn động kinh tái phát.

Cho nên bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra thì phải là các thức ăn lành tính, hạn chế các chất kích thích như cay, nóng, đồ uống có men.

Với thói quen sinh hoạt thì trẻ cần được hướng dẫn đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Thường xuyên duy trì những bài tập có động tác nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày, tránh tập những động tác gây mất nhiều sức và mệt mỏi.

Đảm bảo ăn uống và sinh hoạt điều độ sẽ giúp cho bệnh tình của trẻ tiến triển tốt nhất, chính vì thế các bố mẹ cần lưu ý kỹ nhé!

Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc như thế nào?

Với trẻ bị bệnh động kinh vì việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị thật sự rất quan trọng. Để hạn chế các cơn co giật do động kinh gây ra, bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Thông thường các bài thuốc từ đông y được ưa chuộng vì sự hiệu quả cũng như lành tính.

Các vị thuốc Đông y chữa bệnh động kinh thường an toàn cho trẻ, giúp ổn định điện thế tế bào não, ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương. Từ việc ổn định dẫn truyền thần kinh sẽ giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.

Việc dùng thuốc cũng cần lưu ý những việc sau đây:

- Sử dụng thuốc thường xuyên, lưu ý không bỏ thuốc giữa chừng vì bỏ thuốc giữa chừng sẽ khiến bệnh động kinh trở nặng và gây khó khăn trong những lần điều trị sau.

- Dùng thuốc theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sỹ.

- Cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc chống động kinh

- Sử dụng đúng phác đồ của bác sỹ

Bệnh động kinh có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm. Bệnh động kinh có thể giảm được các cơn co giật và có khả năng khỏi tương đối cao nếu được điều trị đúng cách đúng thuốc cũng như được chăm sóc tốt vì thế các cha mẹ nên lưu lại mọi thông tin mà chúng tôi tổng hợp trên đây nhé! Chúc con bạn mau khỏe!

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha