Động kinh đang là căn bệnh ngày một phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, người trưởng thành và người cao tuổi cũng đang là đối tượng bị “đe doạ” bởi căn bệnh nguy hiểm này. Vậy bệnh động kinh cần lưu ý những gì để hiệu quả tốt hơn? Hay khi gặp động kinh, người thân cần lưu ý điều gì để giúp bệnh nhân hồi phục tốt nhất… Tất cả các thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ngày đăng: 02-11-2020
836 lượt xem
Bạn có hiểu về động kinh chưa?
Trong dân gian, động kinh còn có các tên gọi khác là kinh phong, phong xù hay kinh giật và quan niệm của nhiều người hiện nay vẫn còn rất lệch lạc về căn bệnh nguy hiểm này.
Theo nghiên cứu, động kinh xuất phát bởi bán cầu não hay một vùng não bị tổn thương. Vì vậy, khi các chuyển hoá ion rối loạn, các tín hiệu lên não bị lệch hay não bị kích động, động kinh sẽ xuất hiện dẫn đến các cơn co giật ở người bệnh. Tuỳ thuộc vào vùng não bị tổn thương ở mức độ nào mà cường độ và tần suất của cơn co giật sẽ cao hay thấp.
Theo khảo sát, tổng số bệnh nhân động kinh chiếm tỉ lệ khoảng 0,4 – 0,5% dân số thế giới, đây là một con số khá lớn, vẫn đang tăng lên ở người trưởng thành, người cao tuổi.
Có hai dạng động kinh là động kinh cơ chế và động kinh vô căn. Với động kinh cơ chế, nguyên nhân được tìm ra rõ ràng. Trong khi đó, động kinh vô căn lại không có nguồn gốc rõ ràng, cho đến nay vẫn không có nghiên cứu nào tìm ra.
Các cơn động kinh cũng chia thành nhiều loại, trong đó có động kinh khu trú và động kinh toàn thể là hai loại chính phổ biến nhất.
- Động kinh khu trú: Các cơn co giật chỉ xuất hiện ở cánh tay, chân hay một vùng nhất định. Khi lên cơn động kinh khu trú, người bệnh vẫn giữ được ý thức, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày.
- Động kinh toàn thể: Loại động kinh này bao gồm cơn co giật toàn thân, cơn vắng ý thức, cơn mất trương lực cơ, hội chứng west, cơn giật cơ. Cơn cơ giật toàn thể được xem là tình trạng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất vì ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như hô hấp, hệ tim mạch và huyết áp.
Bạn nên chuẩn bị những gì khi đi khám động kinh?
Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu của động kinh, bạn cần phải đi kiểm tra ngay để sớm tìm được phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Vậy khi đi khám động kinh, người mắc nên lưu ý những gì?
- Lưu lại nhật ký của các cơn động kinh, bạn có thể dặn dò người thân ghi lại thời gian xuất hiện các co giật kèm theo biểu hiện. Dựa vào các thông tin này, bác sĩ sẽ xác định được mức độ bệnh của bạn, điều này rất tốt cho việc điều trị.
- Ngoài ra, trong lúc sử dụng thuốc, bạn có gặp các hiện tượng khác lạ nào không, chẳng hạn như rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, chán ăn, các cơn co giật vẫn xuất hiện nhiều.
- Một số phương pháp kiểm tra động kinh bằng cách xét nghiệm máu, do đó, trước khi đi khám đừng nên ăn uống bất cứ thứ gì vì thức ăn sẽ làm máu không còn tinh khiết nữa. Điều này ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Nói cho bác sĩ những loại thuốc, những thực phẩm chức năng đang uống để quá trình điều trị và tư vấn của bác sĩ được chính xác hơn.
- Bệnh nhân đi khám động kinh cần có người thân bên cạnh.
- Chuẩn bị sẵn các câu hỏi, thắc mắc để đến gặp bác sĩ.
Những điều bạn nên làm và không nên làm khi lên cơn động kinh
Động kinh nguy hiểm nhất là khi lên các cơn co giật, vì vậy mà biết cách sơ cứu, xử lý bệnh nhân khi đang xuất hiện dấu hiệu giật cơ hay giật toàn thân là điều rất quan trọng. Dưới đây là các việc nên làm và cần tránh khi người bệnh đang lên cơn co giật:
Những điều cần lưu ý khi sơ cứu cho bệnh nhân bị động kinh
Nên làm:
- Đầu tiên, khi phát hiện một bệnh nhân đang chuẩn bị lên cơn co giật, bạn không nên vội đưa nạn nhân lên xe và đưa đến bệnh viện rất nguy hiểm, nhất là khi đi xe gắn máy. Cơn động kinh có thể làm người bệnh té ngã trên đường rất nguy hiểm.
- Khi khởi phát các cơn động kinh, 10 – 30 giây đầu, bệnh nhân sẽ còn tỉnh táo, vì vậy hãy hỏi ngay họ có mang theo thuốc hay không. Nếu có, tìm ngay rồi cho bệnh nhân uống đúng liều.
- Trong trường hợp không có thuốc động kinh, hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, dùng cây để chắn ngay hàm vừa có khoảng trống để hít thở vừa giúp bệnh nhân không cắn vào lưỡi, mỗi khi co giật.
- Khi thấy bệnh nhân có triệu chứng thở gấp, hãy nới rộng quần áo ra để họ có thể hô hấp tốt hơn, tránh tình trạng thiếu oxy.
- Trong quá trình điều trị: Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng những lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ, nhất là uống thuốc đúng giờ, đúng liều, không bỏ ăn, không bỏ tự ý bỏ thuốc.
- Sau khi lên cơn co giật, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Lúc này, bạn nên để đầu nạn nhân lên gối mềm, vừa không quá cao, cũng không quá thấp để hô hấp được tốt hơn.
- Bệnh nhân động kinh cũng như người thân không nên gây ra các cơn kích động, lo lắng, muộ phiền… tác động từ tinh thần cũng làm gia tăng các cơn co giật.
- Nếu các cơn động kinh xuất hiện liên tục, việc uống thuốc chống động kinh gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí là ngộ độc, thay vào đó nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám.
- Chế độ dinh dưỡng phải khoa học, lành mạnh, giàu các dưỡng chất tốt cho trí não. Như vậy, não bộ mới ức chế được các cơn kích thích, hạn chế tối đa việc động kinh và co giật.
- Thường xuyên trò chuyện, giao lưu với mọi người để hạn chế rơi vào trạng thái tưởng bị xa lánh, trầm cảm, căng thẳng kéo dài…
* Những điều bạn không nên làm:
- Khi phát hiện bệnh nhân giật kinh phong, người thân hay mọi người xung quanh không nên chữa trị bằng cách gọi thầy pháp cúng kính. Ngày nay, không ít người vẫn còn quan niệm rằng động kinh là bệnh do ma quỷ nhập vào.
Đây là suy nghĩ hết sức lệch lạc dễ làm người mắc bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nhiều trường hợp thậm chí đã tử vong.
- Bệnh nhân động kinh nên hạn chế tuyệt đối các công việc trèo cao, làm việc ở vị trí nguy hiểm, hạn chế tự lái xe, hạn chế đi bộ một mình trên đường đông xe cộ qua lại… Nếu lên cơn động kinh bất ngờ, bệnh nhân sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Không nên làm việc quá sức, không tức giận và biết cách điều hoà cảm xúc hơn. Bằng cách thường xuyên nghe nhạc thư giãn, ngồi thiền để duy trì trí não ổn định, tinh thần lạc quan.
- Khi lên cơn động kinh, không được tự ý cho bệnh nhân uống cây mọc trong tự nhiên mà chưa được bác sĩ cho phép. Ngoài ra, không được vắt chanh, các loại nước khác vào khi bệnh nhân đang co giật, hành động này có thể gây ngạt thở, hóc cổ rất nguy hiểm.
Điều trị bệnh động kinh và những lưu ý
Trong quá trình điều trị động kinh, người bệnh cũng như gia đình cũng nên có nhiều lưu ý để hiệu quả đạt được cao hơn giúp người mắc hoà nhập với cộng đồng và làm việc, học tập như bình thường. Hãy lưu ý những điều sau đây trong quá trình điều trị bệnh động kinh:
- Phenobarbital, Carbamazepine, Hydantoine, Valprate… là các chất có lợi cho bệnh nhân động kinh. Những loại chất này sẽ giúp ức chế, điều hoà và xoa dịu những cơn co giật ở dạng khu trú hay toàn thể hiệu quả.
- Điều trị bệnh động kinh là một quá trình dài, do đó, người bệnh phải sử dụng thuốc đều đặn và kiên trì mỗi ngày. Đa số các ca bệnh động kinh hoàn toàn khống chế được các cơn co giật nhờ quá trình điều trị bằng thuốc từ 3 – 5 năm.
- Sau khi dừng thuốc, hãy kiểm tra thể trạng thật tốt, nếu có bất cứ hiện tượng co giật nào quay trở lại, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám ngay. Sau đó cân nhắc đến việc dùng thuốc trở lại.
- Trong quá trình dùng thuốc chống động kinh có thể bị mất ngủ, căng thẳng, bạn có thể hỏi thăm bác sĩ bổ sung các loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ giấc ngủ, giải toả stress để uống mỗi ngày.
- Ăn uống hợp lý, tránh bổ sung các thực phẩm có thành phần kích ứng với thuốc hoặc có thành phần giải dược tính của thuốc.
Lưu ý khi dùng thuốc chống động kinh
Mỗi loại thuốc chống động kinh sẽ có một hiệu lực, tác dụng riêng nên người bệnh cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ thật tốt để thuốc phát huy tác dụng tối ưu.
Thể trạng mỗi người sẽ khác nhau nên mức độ hấp thụ thuốc cũng không giống nhau, do đó, không nên tuỳ ý nghe theo người khác mà tự ý mua thuốc ngoài thị trường để uống mà chưa qua tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Đối với các trường hợp động kinh có nguyên nhân, thuốc chống động kinh chỉ giải toả cơn cơ giật chứ chưa điều trị triệt để tình trang tổn thương não đang gặp phải. Chẳng hạn như một người bị động kinh do chấn thương sọ não, thuốc chỉ làm giảm tần suất, cường độ của cơn co giật chứ không thể trị hết chấn thương.
Theo đó, không vì cảm nhân thấy hiệu quả cao mà bệnh nhân hay người nhà tự ý tăng hay thêm các loại thuốc khác vào để uống mỗi ngày. Các biến chứng có thể đến bất cứ lúc nào vô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ và tính mạng.
Ngoài ra, việc tự ý thêm các loại thuốc, các thành phần chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị có thể làm tình trạng động kinh trở nên nặng nề, nhiều biến chứng hơn nữa.
Quá trình động kinh, nhất là trường hợp động kinh toàn thế có mức độ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bên trong khác, chính vì vậy mà bệnh nhân cần phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ trong trường hợp co giật diễn ra liên tục.
Lưu ý khi điều trị động kinh bằng Đông y
Ngày nay, các phương pháp điều trị động kinh bằng Đông y hay Đông Tây y kết hợp mang đến rất nhiều hiệu quả và kết quả rất khả quan. Bởi vì vậy mà ngày càng nhiều người tìm đến thảo dược Đông y để kháng co giật, hỗ trợ sức khoẻ. Các loại thảo dược tốt cho bệnh nhân động kinh phải kể đến như:
- Câu đằng
- An tức hương
- Hoa cúc La Mã
- Cây hoa trinh nữ
- Cây sống đời
Câu đằng rất hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn ẩn chứa nhiều hệ luỵ, vì vậy bệnh nhân cần phải lưu ý các điều sau đây:
Các loại thảo dược tự nhiên rất dễ gây ngộ độc, dị ứng khi uống thường xuyên mà không đúng liều lượng. Các trường hợp nặng có thể phải nhập viện điều trị trong thời gian dài.
Ngoài ra, các loại cây trồng tự nhiên rồi mang về sắc uống sẽ có nguy cơ cao bị bám thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… nên khi uống rất dễ bị ngộ độc, sốc thuốc… Vì vậy, khi uống thuốc Đông y, nhất là thảo dược trong thiên nhiên, bạn nên sơ chế thật kỹ để loại bỏ hàm lượng vi khuẩn, thuốc trừ sâu (nếu có).
Tuyệt đối không nên tự ý tìm đến các thầy lang chưa có giấy phép hành nghề Đông y hay nghe lời mời gọi từ nhiều người xung quanh rồi mua sản phẩm thảo dược tràn lan trên thị trường để điều trị bệnh động kinh.
Thị trường thảo dược Đông y rất hỗn loạn, nhiều nhà thuốc vì trục lợi cá nhân mà tìm những nguyên liệu rẻ tiền có màu sắc, hình dáng giống thảo dược để bán. Điều này không chỉ làm bệnh tình không thuyên giảm mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
Nếu chẳng may uống phải thành phần kích ứng, gây tác dụng phụ, chắc chắn nguy cơ gặp nguy hiểm sẽ rất cao. Nếu đang điều trị Tây y mà bạn muốn kết hợp với các loại thảo dược Đông y để ngủ ngon, ăn nhiều hơn, hãy tham khảo ý kiến của y bác sĩ.
Với các chia sẻ trên về vấn đề bệnh động kinh cần lưu ý những gì, hy vọng ai đang mắc căn bệnh nguy hiểm này có thể sẽ được điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Lưu ý: Mặc dù các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả vượt trội của các loại thảo mộc tự nhiên đối với con người tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn