Các loại bệnh động kinh có sự khác nhau gì không?

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn về vấn đề các loại động kinh có sự khác nhau gì hay dấu hiệu, triệu chứng của từng loại động kinh. Từ đó, người thân hay bệnh nhân mắc động kinh sẽ có cách sơ cứu tốt nhất cho người đang lên cơn giật kinh phong.

Ngày đăng: 26-10-2020

1,043 lượt xem

1. Tổng quan về bệnh động kinh

Trước đây, nhiều người xưa vẫn quan niệm động kinh là một căn bệnh về tâm lý và người mắc bệnh này đang bị tâm thần vì vậy mà gây ra rất nhiều suy nghĩ lệch lạc đối với người bệnh lẫn xã hội.

Theo các nghiên cứu, động kinh là một bệnh lý liên quan đến chấn thương vùng bán cầu não. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương, vùng tổn thương mà tần suất, cường độ các cơn co giật, động kinh sẽ khác nhau ở mỗi người.

Động kinh vô căn đến nay vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân, còn động kinh triệu chứng thường xuất phát do chấn thương, bệnh về não hay gen và cấu trúc não dị thường.

Theo thống kê, trong tất cả các bệnh nhân mắc bệnh động kinh thì có đến 70% phải sống với bệnh kèm theo thuốc suốt đời mà không cần phẫu thuật hay điều trị chuyên sâu. Chỉ có những trường hợp nặng, các cơn động kinh đến nhiều, kéo dài thì việc điều trị bằng phẫu thuật hay các phương pháp khác có yêu cầu chuyên môn cao mới được thực hiện.

Bệnh động kinh thường xuất phát ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến nhất chính là ở trẻ em dưới 10 tuổi và người dưới 20 tuổi. Tóm lại, động kinh là tình trạng co giật ở nhiều mức độ khác nhau xuất phát bởi bán cầu não, trung ương thần kinh bị tổn thương ở người.

2. Phân loại động kinh và các con co giật

Vậy bệnh động kinh có những dạng nào và các loại động kinh có gì khác nhau hay không? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu trong phần dưới đây. Theo nghiên cứu, động kinh có 2 dạng chính là động kinh toàn thể và động kinh khu trú. Mỗi dạng sẽ cho thấy biểu hiện, triệu chứng khác nhau, cụ thể:

2.1 Cơn động kinh toàn thể

Cơn co giật

Đối với người bị động kinh toàn thể, trước khi lên cơn co giật sẽ có nhiều triệu chứng báo trước, chẳng hạn như các cơn co giật nhỏ ở các ngón tay, ngón chân, nhóm cơ bất cứ trên cơ thể. Ngoài ra, trước cơn động kinh, người bệnh có thể sẽ gặp tình trạng bồn chồn lo lắng, suy nghĩ nhiều, ù tai, vị giác và khứu giác kém…

Ngoài các dấu hiệu báo trước trên, người bệnh động kinh thường không nhận biết được các cơn co giật và trạng thái co giật thường đến đột ngột gây ra nhiều nguy hiểm.

Một cơn co giật toàn thể đột ngột đến đột ngột sẽ đến theo trình tự như sau:

Ban đầu người bệnh sẽ đột ngột mất ý thức hoàn toàn hoặc một phần, hô hấp gặp khó khăn thậm chí là co cứng, các cơ thanh quản khép lại, lúc này bệnh nhân sẽ có biểu hiện thở gấp và người đối diện rất dễ dàng để nhận biết.

Do hô hấp khó khăn, người chuẩn bị lên cơn động kinh và co giật sẽ bắt đầu tím tái mặt, da dẻ xanh hơn vì thiếu oxy. Nhiều trường hợp mất khả năng hô hấp, cơ thể bắt đầu co cứng trong vòng 20 – 30 giây. Đây được gọi là giai đoạn co cứng trước khi lên cơn co giật.

Giai đoạn tiếp theo được gọi là co giật kéo dài dài nhất là 1 phút, nhiều trường hợp chỉ co giật trong khoảng 20 – 30 giây. Khi cơn co giật kéo đến, toàn thân, nhất là cánh tay và hai chân sẽ co giật từng cơn nhịp nhàng, cơ mặt cũng có dấu hiệu co cứng nhưng thường khó nhận biết. Lúc cao trào của cơn co giật, nạn nhân sẽ trợn ngược mắt, miệng bậm chặt, răng nghiến lại, sùi bọt mép. Nhiều trường hợp động kinh nặng thậm chí kéo dài giai đoạn co giật đến gần 5 phút. Nếu nằm trong nhóm này, người bệnh rất dễ đối mặt với tình trạng vỡ mạch máu, suy hô hấp dẫn đến đột tử, chết não vô cùng nguy hiểm.

Sau khi cơn co giật kết thúc, một số trường hợp sẽ vẫn còn ý thức và dần tỉnh lại, số khác sẽ rơi vào trạng thái hôn mê vì mất sức, thời gian hôn mê sẽ khác nhau. Sau khi lên cơn động kinh, khi vừa tỉnh lại, nạn nhân sẽ gặp phải các vấn đề như mệt mỏi, đau nhức đầu, ý thức không ổn định, phản xạ gân xương tăng ở tay chân. Một số người bệnh sau khi đã hồi tỉnh lại tiếp tục bộc phát cơn động kinh tiếp theo, đây được gọi là tình trạng status epilepticis.

Cơn vắng ý thức

Cơn động kinh vắng ý thức cũng là một triệu chứng của động kinh toàn thể, tuy nhiên chỉ xuất hiện phổ biến ở trẻ em trong khoảng 3 – 5 giây ngắn ngủi. Cơn cơn vắng ý thức được hiểu đơn giản là mất kiểm soát hành vi, cơ co giật chỉ trong 3 – 5 giây.

Lấy ví dụ, người bệnh động kinh trẻ em khi lên cơn vắng ý thức bỗng dưng ngừng nhau, làm rơi đồ vật, dừng nói chuyện, co giật cơ mặt, mắt trợn ngược, cứng người trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng quay về trạng thái bình thường. Các cơn vắng ý thức không thể nào kiểm soát được, chúng đến đột ngột và làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Cơn giật cơ

Giật cơ hoàn toàn khác với co giật khi động kinh, giật cơ là các nhóm cơ bị giật liên hồi, còn co giật là toàn bộ cơ thể bị tác động bởi cơn động kinh như đã phân tích phía trên.

Theo đó, biểu hiện lâm sàng của các cơn giật cơ ở người bệnh động kinh toàn thể là một số động tác của cơ thể đột ngột xuất hiện tình trạng co giật ngắn, đối xứng ở hai bên, đôi khi là toàn thân nhưng chỉ trong vài giây.

Bệnh nhân bị động kinh toàn thể ở trường hợp co giật này thường ở độ tuổi từ 20 – 30. Ngoài ra, các cơn co giật thường đến vào buổi sáng và có thể làm người bệnh mất thăng bằng, ngã nhào đột ngột nhưng hồi phục ngay lập tức chứ không kéo dài.

Cơn mất trương lực cơ

Chỉ có khoảng 1% bệnh nhân bị động kinh toàn thể bị hội chứng cơn mất trương lực cơ. Khi bắt đầu lên cơn này, bệnh nhân sẽ có xu hướng mất thăng bằng và ngã xuống đất nhưng sẽ hồi phục sau khoảng 5 giây. Các cơn mất trương lực thường đến đột ngột mà không thể kiểm soát được.

Hội chứng West

Bệnh nhân động kinh xuất hiện hội chứng West thường là trẻ em dưới 1 tuổi và chủ yếu xuất hiện nhiều ở trẻ nam chứ ít ở trẻ nữ. Hội chứng west là các cơn co giật toàn thân đối xưng hai bên cơ thể.

2.2.Cơn động kinh cục bộ

Nếu động kinh toàn thể gây ra các cơn co giật toàn thân thì cơn động kinh cục bộ nhẹ nhàng hơn, không làm ảnh hưởng đến nhận thức và người bệnh vẫn có cuộc sống bình thường. Khi các cơn động kinh cục bộ xuất hiện, người bệnh vẫn có khả ănng khi nhớ, lúc này các cơ có dấu hiệu co giật nhưng chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể, chẳng hạn như một cánh tay, một chân…

Tuy nhiên, một số trường hợp bị động kinh cục bộ ở dạng phức tạp, ý thức của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Các trường hợp này tình trạng co giật sẽ đến nhiều và mạnh mẽ hơn. Biểu hiện sẽ là mặt nhăn nhó, nhai liên hồi, miệng nói lảm nhảm không có nghĩa, tự cởi quần áo, ngứa ngáy cơ thể và gãi liên tục.

Một số bệnh nhân bị động kinh cục bộ nặng nhưng không được chữa trị đúng cách thậm chí còn lan rộng ra và trở thành các cơn co giật toàn thể với biểu hiện trên toàn cơ thể.

3. Cách sơ cứu bệnh nhân động kinh

Khi lên cơn động kinh, nhất là trường hợp bị động kinh toàn thể, nếu không được sơ cứu kịp thời hay đưa đến vị trí an toàn, người bệnh sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm nhất là khi đang đi trên đường, đang ở vị trí cao, đang cầm vật sắt nhọn… Do đó, cách xử lý, sơ cứu cho bệnh nhân động kinh rất quan trọng để đảm bảo tính mạng cho cả họ và người xung quanh. Vậy khi bệnh nhân lên cơn động kinh, mọi người xung quanh cần:

Dời hết các vật sắc nhọn, vật nặng, vật có thể gây ra tổn thương cho bệnh nhân.

Đặt bệnh nhân nằm trên một chiếc gối mềm và mỏng để họ không đập đầu mạnh xuống sàn làm não bị chấn thương.

Tốt nhất là nên đặt nạn nhân nằm nghiêng sang một bên, dùng khăn chùi sạch bọt mép, đồ nôn ói và ngăn không cho họ cắn vào lưỡi, môi.

Nới lỏng quần áo để bệnh nhân có thể hô hấp dễ dàng hơn.

Không nên dùng khăn dày, vật lớn nhét vào miệng người động kinh vì có thể làm họ ngạt thở, suy hô hấp, thiếu oxy lên não rất nguy hiểm.

Không dùng dây hoặc cố gắng đè tay chân, cơ thể nạn nhân cố định một chỗ, trong quá trình cố gắng vùng vẫy, họ sẽ kiệt sức và ngất xĩu.

Không nặn chanh, không tự ý cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc gì mà chưa được người thân hay bác sĩ cho phép.

Cơn động kinh chỉ kéo dài 1 – 2 phút, bệnh nhân sẽ hồi phục ngay sau đó, lúc họ đã tỉnh táo mới được đưa đến bệnh viện.

Nên biết cách sơ cứu cho người mắc bệnh động kinh

4. Điều trị bệnh động kinh

Thuốc chống động kinh

Phương pháp mà bất cứ bệnh nhân động kinh nào cũng đang áp dụng mỗi ngày chính là sử dụng thuốc chống động kinh, ngăn co giật dạng viên. Bệnh nhân mắc giật kinh phong phải dùng thuốc kéo dài thì bệnh tình mới cải thiện, cuộc sống mới được duy trì ở mức bình thường.

Có hai hình thức thuốc mà bệnh nhân động kinh cần sử dụng đó là thuốc chống động kinh và thuốc cắt cơn động kinh. Thuốc cắt động kinh được xem là phương pháp cấp tốc, cấp cứu trong tình huống khẩn cấp nhất.

Trong khi đó, thuốc chống động kinh giúp người bệnh kiểm soát tinh thần, ngăn các cơn động kinh cả về cường độ và tần suất xuất hiện. Nếu uống thuốc đúng cách, đúng liều cùng với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và đời sống tinh thần ổn địnhsẽ xoá bỏ hoàn toàn các cơn co giật.

Khi điều trị bằng thuốc mà các cơn động kinh cách nhau khoảng 2 năm, bác sĩ sẽ cân nhắc loại bỏ thuốc vì cơ bản, não bộ đã quay trở về trạng thái ổn định. Trong trường hợp chỉ mới lên cơn động kinh lần đầu, bạn không cần phải sử dụng thuốc mà nên theo dõi thêm một thời gian nếu triệu chứng này tái phát, hãy đến thăm khám tại bệnh viện trước.

Trước khi điều trị bệnh, việc phân biệt dạng động kinh, biểu hiện của cơn co giật rất quan trọng vì quyết định hiệu quả ra sao. Vì vậy mà các loại động kinh có sự khác nhau như thế nào sẽ ảnh hướng trực tiếp đến phương pháp điều trị. Thông thường, phương pháp điều trị động kinh bằng thuốc sẽ kéo dài khoảng 3 năm, thậm chí là kéo dài hơn.

Phẫu thuật não

Động kinh xuất hiện bởi bán cầu não hay trung ương thần kinh bị tổn thương một hoặc hai bên não. Do đó, một khi phương pháp điều trị động kinh bằng thuốc không hiệu quả, phẫu thuật sẽ là phương án tiếp theo được chọn lựa.

Phẫu thuật sẽ loại bỏ phần não tổn thương gây ra chứng động kinh. Do đó, phần não này phải an toàn sau khi cắt bỏ, nằm ở vị trí tốt, không ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Sau khi phẫu thuật, các cơn động kinh nhỏ có thể vẫn còn xuất hiện nhưng sẽ có cường độ rất nhẹ và có thể điều trị bằng thuốc.

Một số trường hợp sau khi phẫu thuật tình trạng bệnh động kinh sẽ hoàn toàn được loại bỏ.

5. Có nên điều trị bệnh động kinh bằng thảo dược tự nhiên được không?

Theo nhiều nghiên cứu, ngoài thuốc Tây y, một số loại thảo dược tự nhiên trong y học cổ truyền phương Đông cũng mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh động kinh, xoa dịu các cơn co giật và giúp bệnh nhân động kinh giải toả căng thẳng.

An tức hương và một số thảo dược Đông y rất tốt cho bệnh nhân động kinh

Một số loại thảo mộc dưới đây chính là lựa chọn hợp lý để bệnh nhân động kinh có thể bổ sung mỗi ngày để hạn chế co giật.

An tức hương

Nhắc đến các loại thảo dược tốt cho trí não, nhất là hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, chắc chắn an tức hương chính là  “ứng cử viên” sáng giá nhất trong danh sách. Loại thảo dược này được nhiều nhà y học cổ truyền tại Trung Quốc nghiên cứu thấy thành phần tương tự như thuốc an thần, hỗ trợ não bộ, điều hoà khí huyết và ngăn chặn các cơn động kinh đến.

Thành phần tinh dầu tự nhiên chỉ có trong an tức hương có tác dụng xoa dịu bộ não, ngăn ngừa các cơn kích thích dẫn đến co giật toàn cơ thể giúp người bệnh động kinh kiểm soát cảm xúc, không bị kích động, lo âu, mất ngủ. Vì vậy, an tức hương được xem như một loại thuốc quý giúp điều trị dứt điểm bệnh động kinh tại nhà.

Thiên ma

Ngoài An tức hương, vị thuốc Đông y nổi tiếng – Thiên ma cũng là một thảo dược có khả năng giảm thiểu tần suất, cường độ của các cơn co giật, hỗ trợ tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân động kinh. Trong Đông y, thiên ma có tác dụng bình can tiềm dương, xoa dịu các hội chứng co giật toàn thân hay cục bộ, phá thương phong, tức phong chỉ kinh, can dương thượng kháng, điều trị bệnh đau nhức đầu…

Ngoài ra, sử dụng thiên an mỗi ngày giúp mọi người ngủ ngon, thư giãn, giảm lo âu, xoá tan căng thẳng, chống co giật ở mọi mức độ. Đối với bệnh nhân cao tuổi bị động kinh, cây thuốc quý này tăng cường chất chống oxy hoá giúp phục hồi não bộ bị thoái hoá hiệu quả.

Trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc các loại động kinh có sự khác nhau như thế nào mà chúng tôi đã tổng hợp được với hy vọng người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi các cơn co giật không mong muốn, quay trở về với đời sống bình thường.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha