4 tác dụng phụ của thuốc chống bệnh động kinh thường gặp nhất

Việc hiểu rõ về những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh là cách tốt nhất để bảo vệ chính bản thân mình, tránh gặp những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngày đăng: 02-02-2023

436 lượt xem

Nên hiểu về bệnh động kinh như thế nào cho chính xác?

Bệnh động kinh là chứng rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do có sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, người mắc bệnh động kinh có thể bình phục gần như hoàn toàn, hòa nhập tốt với xã hội và có cuộc sống ổn định. Mục tiêu của điều trị bệnh động kinh bằng thuốc là kiểm soát tối đa các cơn đồng hành với việc giảm thiểu tác dụng phụ có hại của thuốc và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các thuốc chống động kinh không giúp điều trị khỏi hẳn bệnh động kinh, nhưng nếu dùng thuốc trong thời gian dài thì khi ngừng thuốc có một số trường hợp cơn động kinh không tái phát.

Để kiểm soát tốt bệnh động kinh thường là phải dùng thuốc lâu dài, thậm chí là suốt đời. Còn nếu để tình trạng cơn co giật kéo dài mà không được điều trị thì bệnh nhân có thể gặp phải các nguy cơ như: chậm phát triển thể chất, sa sút tâm thần, bệnh nhân bị cô lập với cuộc sống xã hội, chấn thương do co giật và có thể tử vong.

Yếu tố gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh

Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh trên hệ thần kinh thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể như sau:

- Liều thuốc càng nhiều thì khả năng gặp tác dụng phụ càng cao.

- Sử dụng thuốc Barbiturat, Benzodiazepin và Topiramate dễ bị giảm nhận thức, hoặc gặp tác dụng an thần quá mức.

- Người cao tuổi thường gặp tác dụng phụ suy giảm nhận thức và rối loạn phối hợp vận động, trong khi đó trẻ em thường xuất hiện triệu chứng rối loạn hành vi hơn.

- Khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau như Carbamazepine, Oxcarbazepine, Lamotrigine và Lacosamide sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn.

4 tác dụng phụ của thuốc chống bệnh động kinh thường gặp nhất

Tác dụng phụ trên thai nhi

Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ có mẹ đang điều trị bằng thuốc chống động kinh trong thai kỳ là khoảng 2 – 6%. Nguy cơ này càng cao khi người mẹ phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc kháng động kinh khác nhau.

Không chỉ vậy, mỗi loại thuốc kháng động kinh khác nhau sẽ có nguy cơ gây dị tật khác nhau, chẳng hạn như thuốc Sodium valproate (Depakine, Epilim…) có nguy cơ cao hơn các thuốc khác, nhất là khi uống nhiều hơn 1.000mg/ngày. Trong khi đó, thuốc Carbamazepine (Tegretol) và Lamotrigine (Lamictal) có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh thấp nhất, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.

Tuy nhiên, nếu ngưng thuốc kháng động kinh các cơn co giật có thể xuất hiện dày đặc hơn hoặc nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều vấn đề cho bà bầu và thai nhi hơn là các tác dụng phụ của thuốc chống động kinh. Vì thế, bà bầu cần hỏi ý kiến bác sỹ thật kỹ để chọn lựa loại thuốc chống động kinh an toàn nhất.

Thuốc tây y chữa bệnh động kinh thường dễ gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe

Tác dụng phụ trên hệ thần kinh

Vì thuốc chống động kinh có tác dụng cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, giúp ổn định hoạt động não bộ, do đó phần lớn tác dụng phụ của thuốc chống động kinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Những biểu hiện thường gặp nhất đó là:

- Mệt mỏi, chóng mặt, run.

- Rối loạn phối hợp (loạn nhịp, nhìn đôi…)

- Suy giảm nhận thức.

- Thay đổi tâm trạng, rối loạn hành vi

- Chậm phản xạ, giảm sự tập trung

Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh trên hệ thần kinh thường phụ thuộc loại thuốc, liều lượng, đối tượng sử dụng và có xu hướng xuất hiện trong giai đoạn đầu điều trị, đôi khi có thể giảm thiểu bằng cách hiệu chỉnh liều và một số tác dụng phụ có thể tự biến mất.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Tác dụng phụ đến khả năng tình dục

Đa phần các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh động kinh như Diphenylhydantoin, Phenobarbital, Carbamazepine, Valproic… đều có tác dụng phụ là giảm ham muốn tình dục, gây rối loạn cương dương ở nam giới và làm giảm khả năng bôi trơn âm đạo ở nữ giới, khiến họ khó khăn để đạt được cảm giác cực khoái khi quan hệ.

Riêng với phụ nữ bị bệnh động kinh đang trong thời gian dùng thuốc, nên áp dụng biện pháp tránh thai an toàn. Một số thuốc như Phenytoin, Primidonum, Carbamazepin có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai đường uống, do vậy, chị em nên lựa chọn biện pháp khác phù hợp hơn.

Tác dụng phụ gây phản ứng dị ứng

Thuốc chống động kinh, đặc biệt là Lamotrigine, Carbamazepine, Oxcarbazepine, Phenytoin, Barbiturat và Felbamate, là một trong những loại thuốc thường xuyên gây ra các phản ứng trên da như ngứa, phát ban, tăng bạch cầu ái toan… Những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh này thường xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần khi bắt đầu điều trị và cải thiện sau khi ngừng thuốc.

Giải pháp giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống động kinh

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc chống động kinh cũng như kiểm soát tốt bệnh, bạn nên lưu ý:

- Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc.

- Không nên dừng thuốc kháng động kinh đột ngột, bởi điều này có thể làm cơn co giật  tái phát nhiều hơn.

- Tránh uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc vì rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bệnh động kinh nên dùng thuốc và kết hợp với các bài thuốc đông y để tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

Mặc dù thuốc kháng động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không phải ai cũng sẽ gặp. Mặt khác, nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc chống động kinh cũng nhỏ hơn rất nhiều so với lợi ích mà nó mang lại. Nếu cơn động kinh không được kiểm soát thì những ảnh hưởng với cơ thể còn lớn hơn rất nhiều. Do vậy, người bệnh vẫn nên sử dụng thuốc đều đặn, kiên trì theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nên làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh?

Một số tác dụng phụ của thuốc chống động kinh chỉ là tạm thời trong giai đoạn đầu, sau một thời gian khi đã quen với thuốc sẽ dần cải thiện và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ của thuốc chống động kinh quá trầm trọng và bạn không thể chịu đựng được hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống thì tốt nhất bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời. Thông thường bác sĩ có thể giảm liều hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc tây chữa động kinh

Dùng đúng thuốc chống động kinh và đúng với từng thể bệnh

Chỉ khi được bác sĩ chẩn đoán chính xác mắc bệnh động kinh người bệnh mới nên sử dụng thuốc chống động kinh. Với những trường hợp cơn co giật xảy ra lần đầu tiên hoặc vài  năm mới xuất hiện một, hai lần thì người bệnh không nhất thiết phải điều trị, trừ khi có nguy cơ tái phát cơn cao.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống động kinh, nhưng mỗi loại sẽ tác động trên từng thể bệnh khác nhau. Do vậy dựa vào dạng bệnh, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe, bác sỹ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng động kinh thích hợp nhất cho bạn.

Tác dụng tuyệt vời của Đông y trong điều trị bệnh động kinh

Thuốc tây y điều trị bệnh động kinh thường có tác dụng nhanh, cắt cơn hiệu quả, tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác, vì vậy, thuốc Đông y đang là biện pháp được nhiều người lựa chọn để chữa dứt điểm căn bệnh này.

Theo Đông y, Động kinh thuộc chứng “kinh phong”, “kinh giản”, “điên giản” liên quan đến sự rối loạn công năng của các tạng tâm, tỳ, can, thận làm mất cân bằng âm dương gây khí nghịch, đàm trệ, hỏa viêm, phong động, che lấp thanh khiếu.

Khi can thận âm suy yếu, không kiềm được dương, dương vượng lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh cực phong gây can phong nội động, hoặc do nhiệt thịnh sinh đàm, do ăn uống thất điều, ăn quá nhiều đồ béo ngọt làm tổn thương tỳ vị làm đàm trọc tụ lại.

Hay tình chí uất kết hoặc lao lực quá độ làm khí nghịch lên. Can phong kết hợp với đàm nhiễu lên gây bế trở kinh lạc, che lấp tâm khiếu gây ra bệnh. Hoặc do tiên thiên bất túc, bẩm tố âm hư nhất là ở trẻ nhỏ.

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài. Các bài thuốc này có hiệu quả rất cao, nhanh chóng làm giảm tần số lên cơn, bệnh nhân sẽ dần hồi phục trí nhớ, tinh thần ổn định.

Để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, Đông Y dùng những chẩn đoán của y học hiện đại làm gốc, dùng tứ chẩn của y học cổ truyền để đưa ra bát cương (âm, dương, hàn, nhiệt, biểu, lý, hư, thực) của khí, huyết, tạng, phủ. Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán riêng của đông y như bắt mạch, quan sát thần thái, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học.

Đông y có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh động kinh

Những nguyên tắc điều trị động kinh theo Đông y bao gồm:

- Đào thải các chất cặn bã, gây độc cho cơ thể mà y học cổ truyền gọi là Đàm (sản vật bệnh lý).

- Dùng các vị thuốc có tính tác dụng trấn kinh, an thần, bình can tức phong, trừ đàm để điều trị bệnh, các cơn động kinh sẽ thưa dần, giảm các triệu chứng nặng nề và tiến tới ổn định.

- Bổ khí huyết, âm dương điều chỉnh công năng tạng phủ trên những người bệnh có bẩm tố bất túc, hoặc bệnh lâu ngày dẫn đến hư nhược. Việc kết hợp bổ tả (tiêu bản đồng trị) giúp bệnh nhân cắt cơn động kinh.

- Tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn thanh đạm, hạn chế các chất kích thích, cay nóng như tiêu, ớt, thịt và mỡ động vật… 

- Tư vấn cho bệnh nhân cách sinh hoạt điều độ, không lao lực quá sức, tránh căng thẳng stress để hạn chế các yếu tố thuận lợi xảy ra các cơn động kinh.

- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga để nâng cao sinh khí.

Với những nguyên tắc điều trị bệnh động kinh như trên, đông y đã trở thành thế mạnh và được nhiều bệnh nhân ưu tiên dùng làm phương pháp chữa bệnh để cho kết quả tốt nhất.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha