Sử dụng thuốc điều trị động kinh nếu dùng sai cách có thể khiến cơn động kinh tái diễn nhiều hơn và gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh về sau.
Ngày đăng: 10-12-2022
341 lượt xem
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh theo Y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, động kinh có thể chia làm 2 loại: động kinh thứ phát là cơn động kinh do tổn thương thực thể ở não gây ra và động kinh nguyên phát (vô căn) là cơn động kinh không rõ hoặc chưa tìm thấy tổn thương ở não.
Động kinh thứ phát
- Do bẩm sinh: Nhiễm sắc thể bất thường, chức năng chuyển hóa di truyền gặp trở ngại, dị tật ở não, não úng thủy bẩm sinh…
- Chấn thương: Là nguyên nhân quan trọng gây động kinh ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở tuổi trẻ. Động kinh sau chấn thương hầu như sẽ xảy ra nếu màng cứng bị tổn thương và sẽ xuất hiện trong vòng 2 năm sau chấn thương.
- Khối u và các tổn thương nội sọ khác có thể dẫn đến động kinh ở mọi lứa tuổi nhưng đây là nguyên nhân gây động kinh đặc biệt quan trọng ở tuổi trưởng thành và người lớn tuổi, khi mà tỷ lệ bệnh ung thư tăng cao. Động kinh thường là triệu chứng đầu tiên của u não và thường là động kinh cục bộ.
Khối u ở não là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh động kinh
- Các bệnh mạch máu não: Tuổi càng tăng thì nguyên nhân động kinh do mạch máu càng tăng và là nguyên nhân thường gặp nhất của động kinh khởi phát ở tuổi trên 60.
- Các bệnh nhiễm khuẩn: cần phải được quan tâm ở tất cả các lứa tuổi như là nguyên nhân gây động kinh có thể hồi phục. Động kinh có thể xảy ra với nhiễm khuẩn cấp hoặc quá trình viêm như viêm màng não, viêm não herpes hoặc các bệnh mạn tính như bệnh giang mai thần kinh, kén sán não. Động kinh là hậu quả thường gặp của áp xe não và xuất hiện trong năm đầu tiên sau điều trị.
- Nguyên nhân do công việc: Xã hội hiện nay không ngừng phát triển, vì thế mật độ công việc cũng gia tăng, ví dụ như công việc mệt nhọc, căng thẳng, tâm thần hoang tưởng, cường độ lao động về thể chất mệt mỏi thường xuyên, suy nghĩ nhiều, vận động trí óc quá nhiều dẫn đến não bị tổ thương, đây cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến động kinh ở người lớn.
- Nghiện rượu: Nghiện rượu cũng có thể dẫn đến động kinh, ví dụ như uống rượu nhiều trong thời gian dài nó không chỉ gây ra bệnh viêm dạ dày hay loạn nhịp tim mà còn gây ra rối loạn hệ miễn dịch, đặc biệt là hệ thần kinh bị nhiễm độc dẫn đến trở ngại chuyển hóa của các tổ chức não dẫn đến phát tác bệnh động kinh.
- Áp lực tinh thần: Phần lớn số người do áp lực tinh thần quá độ, căng thẳng, phấn khích quá mức, giận dữ đột ngột, trầm cảm lâu ngày, kích động tâm thần, giật mình dẫn đến chấn thương tinh thần, kích động tinh thần quá mức làm rối loạn khí cơ trong cơ thể khiến tạng khí mất cân bằng, đặc biệt là hoảng loạn đột ngột, đó là những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.
- Nội tiết tố của bệnh nhân động kinh: Nội tiết thay đổi cũng có thể dẫn đến phát tác cơn động kinh, đặc biệt là động kinh ở nữ giới. Bệnh thường phát vào chu kỳ trứng rụng, thực tế cho thấy bệnh động kinh rất dễ phát tác khi hoocmon estrogen và progesterone hạ, chỉ có số ít là phát tác vào chu kì kinh nguyệt, đây gọi là động kinh theo chu kì. Có một số khác cũng phát tác vào thời kì đầu thai nghén, đây gọi là động kinh khi mang thai.
- Bệnh chuyển hóa dinh dưỡng: Bệnh chuyển hóa dinh dưỡng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến phát tác bệnh động kinh. Những người bị bệnh động kinh khi phát hiện thường có liên quan đến đến các yếu tố như tiểu đường, đường huyết thấp, cường giáp và thiếu hụt vitamin B6.
- Nhân tố thói quen trong sinh hoạt: khi quá mệt mỏi, đói khát, táo bón, uống rượu, xúc động, phản ứng hoặc rối loạn chuyển hóa, những thói quen sinh hoạt này cũng có thể dẫn đến kích thích cơn động kinh phát tác.
Áp lực cuộc sống là nguyên nhân thường thấy kích hoạt cơn động kinh
Động kinh nguyên phát hoặc động kinh vô căn:
Cơn động kinh thường khởi phát từ 5- 25 tuổi nhưng có thể muộn hơn. Ở các trường hợp này không tìm thấy nguyên nhân và không có bất thường thần kinh nào được phát hiện.Trường hợp này gặp ở trên 50% số bệnh nhân động kinh.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh theo Y học cổ truyền:
Theo các Y văn cổ, phát sinh bệnh động kinh chủ yếu là do sự rối loạn chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinh khí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu. Về các nguyên nhân và sự thay đổi bệnh lý có thể nhận thức như sau:
Cơ thể vốn hư
Tâm chủ huyết mạch. Do lao động, nghĩ ngợi nhiều làm tổn hao tâm huyết, tâm huyết không đủ thì thần không được nuôi dưỡng, thận hư thì can huyết kém, tỳ hư vận hóa suy giảm, tinh khí không đủ dưỡng não đều là những nguyên nhân làm cho chức năng não rối loạn sinh bệnh.
Đàm trọc ứ tụ
Do ẩm thực không điều độ, tỳ khí hư thì đàm trọc nội tụ, tình khí không điều hòa, can khí uất thì can phong động sinh cơn co giật, can khí nghịch đưa đàm lên che lấp thanh khiếu (đàm mê tâm khiếu) sinh mê man bất tỉnh.
Ngoại cảm lục dâm
Ngoại phong kích động nội phong, can phong động sinh co giật. Can khí uất, tỳ khí suy giảm (can khắc tỳ) đàm trọc nội sinh, can khí uất hóa hỏa sinh phong, phong đàm nhiễu tâm, sinh hôn mê co giật.
Huyết ứ nội tụ
Té ngã, chấn thương sản khoa gây ứ huyết nội tụ gây tắc não khí, thần chí hôn mê, huyết ứ sinh huyết hư không dưỡng can, sinh can phong nội động gây co giật.
2. Khi sử dụng thuốc điều trị động kinh cần lưu ý những gì?
Hạn chế sử dụng thuốc chống động kinh:
Nếu cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên hoặc vài năm mới lên cơn một lần không nhất thiết phải điều trị, trừ khi có nguy cơ tái phát cao hoặc trước đây người bệnh có cơn vắng ý thức, cơn giật cơ nhưng không phát hiện ra. Nên lưu ý, không nên bắt tay vào điều trị khi chưa chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh động kinh.
Chọn loại thuốc chống động kinh:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau, mỗi loại tác động đặc hiệu với từng thể động kinh, vì vậy việc lựa chọn thuốc cần căn cứ vào thể bệnh mà bạn gặp phải.
Mặc dù tác dụng phụ, chống chỉ định của phần lớn thuốc chống động kinh giống nhau với tất cả mọi người nhưng việc lựa chọn loại thuốc vẫn phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của người bệnh.
Nên cân nhắc và tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc chữa động kinh
Tăng liều dần dần
Ban đầu, bác sĩ sẽ kê thuốc chống động kinh với liều thấp nhất có thể, sau đó tăng liều từ từ cho đến khi đạt hiệu quả điều trị. Điều này mặc dù khiến việc kiểm soát cơn co giật chậm hơn một chút nhưng lại giúp cơ thể làm quen với thuốc dần dần và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Sử dụng cùng một biệt dược trong suốt quá trình điều trị:
Bác sĩ phải đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng, người bệnh được kê đơn cùng một thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn tối ưu nhất. Kể cả việc chuyển đổi giữa các thuốc cũng không được khuyến cáo bởi nó có thể gây ra các phản ứng phụ hoặc khiến cơn động kinh nặng hơn.
Theo dõi nồng độ thuốc trong máu:
Mục đích của việc theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương là đánh giá sự tuân thủ của người bệnh trong quá trình điều trị cũng như sự ngộ độc thuốc. Ngoài ra, theo dõi nồng độ thuốc trong máu còn giúp đánh giá mức độ tương tác của thuốc chống động kinh với các loại thuốc khác.
Nhiều chuyên gia trên thế giới khuyến cáo nên ngừng thuốc chống động kinh khi cơn co giật được kiểm soát trong khoảng từ 2 – 5 năm. Khi ngừng thuốc cần lưu ý giảm liều từ từ, sau đó mới dừng hẳn.
Bởi dừng thuốc đột ngột có thể khiến cơn động kinh tái phát nặng hơn và rất khó kiếm soát, nhiều lần tiến triển thành động kinh kháng thuốc sẽ gây nhiều khó khăn cho việc điều trị.
Hạn chế phối hợp nhiều loại thuốc chống động kinh:
Khi bắt đầu điều trị, bác sĩ chỉ sử dụng một loại thuốc chống động kinh duy nhất. Nếu vẫn chưa đạt hiệu quả, người bệnh phải đổi thuốc cho đến khi kiểm soát được cơn. Trong trường hợp đã thử hết các loại thuốc nhưng vẫn không có tác dụng, bác sĩ mới xem xét tới việc kết hợp các loại thuốc chống động kinh nhằm đảm bảo tính an toàn, giảm tác dụng phụ và tránh nguy cơ tương tác giữa các thuốc với nhau.
Hạn chế phối hợp nhiều loại thuốc chữa bệnh động kinh để tránh tác dụng phụ
3. Thuốc điều trị động kinh theo Y học cổ truyền an toàn mà hiệu quả.
Theo đông y, thuốc chữa bệnh động kinh phải có vai trò cân bằng âm dương, tiêu đàm, an thần, bổ thận. Vậy nên, khi bệnh nhân đã được chuẩn đoán mắc bệnh động kinh mà lo sợ tác dụng phụ của tây y, thì nên cho bệnh nhân đến phòng khám đông y để được chuẩn mạch, bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh.
Ngoài ra, có một số loại thảo dược tự nhiên trong đó nổi bật nhất là cây câu đằng với hoạt chất rhynchophylline có vai trò tăng nồng độ GABA(là chất dẫn truyền thần kinh chính được phân bổ rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương), bảo vệ các tế bào thần kinh tránh khỏi sự tổn thương khi có những tín hiệu điện bất thường trong não bộ, giúp trẻ ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn động kinh một cách hiệu quả.
Như vậy, việc sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh bằng đông y hay tây y còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, các biện pháp đông y vẫn được ưu tiên hơn vì hiệu quả lâu dài và an toàn.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn