Bệnh động kinh ở là căn bệnh thường gặp nhất, tuy nhiên vì một số lý do khách quan và dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn phân biệt bệnh động kinh với một số bệnh lý khác.
Ngày đăng: 04-09-2017
1,699 lượt xem
Phân biệt bệnh động kinh và chứng rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là hiện tượng phổ biến, người bệnh sẽ những hành vi bất thường như: mơ mộng, sợ hãi khi ngủ, mộng du, đái dầm, đặc biệt là giai đoạn ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến cơn co giật. Vì sao rối loạn giấc ngủ thường bị nhầm lẫn với bệnh động kinh? Đó là vì những biểu hiện sau:
- Mơ mộng là khi trẻ đã ngủ nhưng vẫn mở mắt, nhìn chằm chằm vào vô thức, hiện tượng này dễ bị nhầm lẫn với cơn động kinh vắng ý thức tạm thời. Tuy nhiên, ở trẻ đang mơ mộng, nếu người lớn tạo ra tiếng ồn hoặc đụng vào thì trẻ sẽ tỉnh dậy ngay, trong khi trẻ bị động kinh vắng ý thức tạm thời sẽ không trở lại bình thường nếu tác động.
Nhiều trẻ bị nhầm lẫn cơn động kinh ngay cả trong giấc ngủ
- Nỗi sợ hãi khi ngủ biểu hiện bằng việc trẻ đang ngủ bỗng nhiên la hét, mồ hôi đầm đìa, người lớn không cần đánh thức trẻ dậy ngay vì vài phút sau trẻ sẽ ngủ lại bình thường.
- Mộng du: Trẻ đi lang thang khắp phòng trong khi vẫn đang còn ngủ say, lúc tỉnh dậy thường không nhớ những gì đã xảy ra. ảnh
Phân biệt bệnh động kinh ở trẻ và chứng rối loạn co giật(co giật sinh lý và co giật tâm lý)
Rất nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm động kinh trong khi họ mắc chứng rối loạn co giật bao gồm co giật sinh lý và co giật tâm lý.
Co giật sinh lý ở trẻ là hiện tượng co giật do một số nguyên nhân như: Thiếu canxi máu, hạ đường huyết, ngộ độc thức ăn, nhiễm độc giáp, rối loạn chuyển hóa và trao đổi chất.
Co giật tâm lý ở trẻ thường hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở trẻ đã nhận thức rõ về xung quanh, đây là tình trạnh cơ thể xuất hiện cơ co giật do rối loạn về vận động, hành vi, tâm lý. Ví dụ trẻ chịu quá nhiều áp lực học tập, áp lực gia đình, bị bạo hành, xâm hại mà không nói ra…
Biểu hiện thường gặp của co giật tâm lý là cơn co cứng giống với bệnh động kinh hoặc mất ý thức tạm thời, nhìn chằm chằm về một hướng như cơn động kinh vắng ý thức. Vì có sự tương đồng về triệu chứng nên trẻ bị co giật tâm lý thường dễ bị chuẩn đoán và điều trị như với bệnh động kinh, điều này rất nguy hiểm.
Không phải mọi cơn co giật đều do bệnh động kinh
Phân biệt phản xạ moro và bệnh động kinh
Phản xạ Moro là một chuỗi tổng hợp các chuyển động nhanh gây ra do kích thích đột ngột. Nó bao gồm chuyển động đối xứng đột ngột cả cánh tay lên phía trên xa khỏi thân người, mở tay, co mình tức thì và rồi tay dần dần quay trở lại ngang chéo cơ thể. Những biểu hiện này thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.
Phản xạ moro thường xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh từ 4 đến 5 tháng tuổi. Đây là những phản ứng bản năng, nhằm phong vệ trước một số trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ dễ bị nhầm lẫn với bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh, cụ thể như:
- Vào lúc cảm thấy sợ hãi với những âm thanh lạ hoặc có cảm giác như mình đang bị rơi xuống, phản ứng tức thì của trẻ thường là duỗi thẳng chân, cánh tay, ngón tay, cong lưng, thậm chí là cố gắng kéo đầu chạm xuống phía vùng ngực.
- Trẻ có thể giận dữ hoặc khóc, nhịp thở tăng nhanh, nhịp tim tăng; huyết áp tăng; da ửng
Như vây, việc phân biệt được dấu hiệu một số bệnh lý khác hay triệu chứng của bệnh động kinh rất quan trọng trong việc xác định đúng bệnh và điều trị đúng thuốc.
Gửi bình luận của bạn