Bằng cách nắm rõ những biểu hiện của động kinh ở trẻ sơ sinh, sẽ giúp bé được hỗ trợ tốt nhất, khắc phục và chữa khỏi bệnh sớm hơn.
Ngày đăng: 20-11-2021
841 lượt xem
Các dấu hiệu điển hình của biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Đa số mọi người đều chỉ nghĩ rằng, khi nào một ai đó bị co giật (cơn giật kinh phong) thì người đó mới mắc động kinh. Đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm gây ra nhiều hệ lụy trong việc điều trị bệnh. Hãy nhớ rằng động kinh có nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú tùy thuộc vào độ tuổi, đối tượng khác nhau. Dưới đây là 6 biểu hiện động kinh ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất:
Thứ nhất: Cơn co giật sơ sinh lành tính
Một tín hiệu đáng mừng dành cho các ông bố bà mẹ đó chính là hầu hết các cơn co giật, gồng người ở trẻ sơ sinh đều là lành tính. Nghĩa là biểu hiện bình thường, không xuất phát từ bệnh động kinh. Tuy nhiên, cũng đừng nên lơ là khi thấy con có biểu hiện bất thường. Hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem kết quả chính xác là như thế nào.
Các cơn co giật lành tính ở trẻ sơ sinh này thường xảy ra phổ biến nhất khi bé bước vào tháng thứ 5 – 6. Hầu hết các cơn co giật lành tính này xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn là các bé gái.
Theo các chuyên gia, các cơn này chỉ kéo dài trong khoảng tối đa 30 giây. Bé khi bị co giật sẽ xuất hiện tình trạng giật tay, chân, một bên cơ thể. Thường dễ nhận biết nhất trong giấc ngủ say, ngủ gà.
Các bé gặp phải tình trạng co giật lành tình thường có xu hướng dễ bị co giật toàn thân khi sốt cao, có nguy cơ chậm nói, nói lắp, nói ngọng.
Mặc dù không hoàn toàn là động kinh nhưng khi gặp phải các cơn co giật này, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thứ 2: Cơn co thắt ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi bé được 4-8 tháng
Cơn giật cơ ở trẻ sơ sinh với triệu chứng trẻ gật điều liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực;Cơn giật cơ duỗi ở trẻ với dấu hiệu trẻ ngửa đầu ra sau, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi cứng; Cơn co giật hỗn hợp có biểu hiện đầu ngửa ra sau, hai chân và tay co về phía trước. Đây là 3 dạng co thắt điển hình, phổ biến xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoảng tháng 4 – 8 tháng tuổi.
Theo đó, các dạng co thắt thường hết, chấm dứt khi các bé lớn hơn. Tuy nhiên, một số trong các trường hợp này lại có khả năng tiến triển thành động kinh. Vì vậy, điều này tạo ra một mối lo ngại lớn đối với các bậc phụ huynh.
Nói cách khác, khi trẻ nhỏ từ 4 – 8 tháng tuổi, hoặc lớn hơn khoảng 12 – 16 tháng tuổi có xuất hiện các tình trạng co thắt từng cơn như miêu tả ở trên, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể. Tránh các trường hợp khi trẻ đã bị động kinh nghiêm trọng mới phát hiện, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian hơn.
Thứ ba: Động kinh cơn lớn ở trẻ sơ sinh
Các cơn động kinh này chính là tình trạng co giật toàn cơ thể, có thể gặp khi sốt cao lẫn nhiệt độ cơ thể bình thường. Đối với dạng co giật vì sốt cao, tỉ lệ mắc động kinh mãn tính không cao, nếu được kiểm soát tốt và không tái phát. Trong khi đó, trẻ đột ngột xuất hiện co giật toàn thân, cộng thêm da dẻ nhợt nhạt, mất ý thức, khóc thét, mắt trợn, sùi bọt mép, tăng tiết đờm… Rất có thể trẻ sơ sinh mắc động kinh.
Thứ tư: Động kinh vắng ý thức
Động kinh vắng ý thức ở trẻ em là phổ biến nhất, mặc dù vậy, biểu hiện của nó lại cực kỳ khó để nhận biết. Khi tái phát, trẻ đột ngột mất đi hoàn toàn ý thức, mắt nhìn mơ hồ, lơ đễnh và thường té ngã, đánh rơi đồ vật, dừng lại mọi hoạt động đang thực hiện.
Rơi vào cơn vắng ý thức khiến trẻ không phản ứng lại trước bất cứ tín hiệu nào. Cơn này kéo dài trong gần 1 phút thì cơ thể quay trở lại trạng thái bình thường.
Thứ 5: Biểu hiện bệnh Động kinh ở trẻ sơ sinh mang yếu tố gia đình
Biểu hiện sớm của động kinh này thường xuất hiện trong khoảng ngày thứ 2, 3 hoặc 1 tuần sau khi bé chào đời. Triệu chứng điển hình chính là các cơn co giật cơ, bé có thể ngưng thở từ 1 – 3 phút. Đặc biệt, trong ngày, các cơn co giật có thể tái phát nhiều lần mà không báo trước.
Theo nhiều cuộc khảo sát, có khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc động kinh vì yếu tố gia đình. Khi lớn lên khoảng chừng 2 tuổi, các cơn động kinh thứ phát mới xuất hiện nhiều hơn. Đến giai đoạn trưởng thành, động kinh sẽ có các biểu hiện rõ rệt hơn.
Do đó, yếu tố di truyền động kinh vẫn tồn tại làm nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Thứ 6: Bệnh Động kinh tiến triển nặng, không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh
Bước vào giai đoạn nghiêm trọng hơn của động kinh, trẻ sẽ xuất hiện các cơn co giật dữ dội hơn rất nhiều. Đây là các cơn co giật toàn thân làm mất ý thức, mất khả năng kiểm soát cơ thể, hành vi. Kèm theo đó, trẻ bị động kinh còn bị tím tái, thở gấp, ngưng thở, mắt trợn lớn, hàm nghiến chặt, sùi bọt mép. Cơn co giật động kinh lớn nếu không được kiểm soát tốt có thể tái phát bất cứ lúc nào. Trong trường hợp này, rất có thể trẻ phải sử dụng thuốc để điều trị lâu dài.
Động kinh ở trẻ sơ sinh nếu không được kiểm soát và điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như chậm nói, kém phát triển trí tuệ, mắc một số rối loạn về tiếp xúc xã hội…
Chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vốn đã là việc vô cùng khó nhằn với các ông bố bà mẹ. Đối với các bé mắc động kinh hay thường lên các cơn co giật, gồng người lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Vì chưa phát triển một cách toàn diện về ý thức, trí não, các em bé chưa thể nhận thức được tình trạng sức khỏe của bản thân. Điều này đòi hỏi mẹ phải quan sát con rõ hơn, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp. Hơn hết, chỉ có cách quan sát biểu hiện cơ thể cẩn thận, bố mẹ mới có thể kịp thời phát hiện động kinh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Điều quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị động kinh chính là làm theo những lời khuyên từ y bác sĩ. Bố mẹ không có nhiều kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng để chăm sóc các em bé non nớt. Sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe các bé nếu bố mẹ làm sai cách mỗi ngày.
Nên hiểu rằng, không quá lơ là, cũng không quá lo lắng khi gặp tình trạng co giật, gồng người, co thắt cơ của con. Hầu hết các cơn co giật ở trẻ sơ sinh đều lành tính, chỉ một số ít là động kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy mà tham khảo ý kiến bác sĩ, đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra luôn là những sự lựa chọn hợp lý nhất mà bố mẹ nên làm.
Đối với trẻ sơ sinh, hạn chế tuyệt đối tình trạng sốt cao dẫn đến co giật. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên động kinh. Do đó, biết cách kiểm soát cơn sốt, hạ sốt nhanh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc, ngăn ngừa động kinh ở trẻ sơ sinh.
Nếu trong trường hợp bé nhà bạn đã được chẩn đoán mắc động kinh, hãy tiếp nhận điều trị từ bác sĩ càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh này nhanh chóng hơn. Nếu bác sĩ cho thuốc, hãy cho bé uống đúng cách, đúng giờ và đủ liều lượng theo lời khuyên.
Nên nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Đâu là những nguyên nhân gây nên động kinh ở trẻ em?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc động kinh. Trẻ em, nhất là các bé trai chính là đối tượng phổ biến nhất của động kinh. Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra dưới đây:
- Động kinh do di truyền: Tỉ lệ di truyền động kinh từ bố mẹ sang thai nhi rơi vào khoảng dưới 3%. Mặc dù con số rất thấp nhưng khả năng gây ra động kinh ở trẻ sơ sinh trong gia đình có bố mẹ từng mắc bệnh lại cao. Nguyên nhân là vì chính các bậc bố mẹ lơ là trong giai đoạn thai kì và chăm sóc sau sinh.
- Động kinh do cấu trúc não: Một số trẻ sinh ra với các dị tật bất thường trong hệ thần kinh, đây cũng là nguyên nhân tăng khả năng mắc động kinh.
- Động kinh do bệnh về não: Nhiễm các loại virus viêm màng não, viêm não Nhật Bản cũng tăng khả năng mắc động kinh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Mẹ bị chấn thương trong quá trình mang thai như tai nạn, va đập mạnh vùng bụng, nhiễm trùng, sốt cao… cũng có thể sinh ra em bé mắc động kinh.
- Quá trình sinh nở khó khăn làm thai nhi bị chấn thương vùng đầu cũng là nguyên nhân khá phổ biến.
- Em bé sinh ra từ các bà mẹ, ông bố nhiễm bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sốt cao dẫn đến co giật nhiều lần.
Ngoài các nguyên nhân trên đây, một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải động kinh vô căn. Tức các trường hợp này không thể nào tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Các cơn co giật, co thắt cơ đến đột ngột, tự nhiên mà không do bất cứ lý do nào gây ra. Cho đến hiện tại, vấn đề này vẫn chưa được lý giải bởi các chuyên gia. Trên thực tế, động kinh vô căn có thể tự biến mất, đồng thời cũng dễ dàng kiểm soát biểu hiện khi sử dụng thuốc đúng cách và điều độ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Làm thế nào để điều trị động kinh ở trẻ nhỏ?
Một điều tất nhiên là bố mẹ, người thân trong gia đình chẳng thể nào tự điều trị động kinh tại nhà cho các em bé. Thay vào đó, với độ tuổi quá nhỏ, cơ thể yếu ớt và nhạy cảm, các bệnh nhi cần được chăm sóc và chữa trị tận tay bởi các bác sĩ có chuyên môn. Dưới đây là các phương pháp điều trị động kinh hiệu quả cho trẻ sơ sinh:
Sử dụng thuốc kháng động kinh
Nếu các cơn co giật hay biểu hiện động kinh ở trẻ chỉ xuất hiện một lần rồi thôi, bố mẹ có thể yên tâm vì chúng đều là lành tính. Tuy nhiên, trường hợp co giật, co thắt và mất ý thức tái phát liên tục, để đảm bảo an toàn cho con, chúng cần được cho sử dụng một số loại thuốc phù hợp.
Theo tìm hiểu, một số thành phần thuốc được xem là an toàn và mang lại hiệu quả trong điều trị động kinh ở trẻ em bao gồm:
- Phenobarbital: Liều dùng cho phép từ 1-2mg/ngày. Đây là một trong những loại thuốc cực kỳ lành tính, an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ. Khi dùng đúng liều mỗi ngày, các biểu hiện của rối loạn hệ thống thần kinh trung ương sẽ được kiểm soát hiệu quả.
- Valproic acid (Depakene, Depakote): Có hiệu quả trong việc điều trị nhiều rối loạn co giật ở trẻ em.
- Phenytoin (Dilantin): Đây là loại thuốc có khả năng điều hòa hệ thần kinh trung ương, ngăn ngừa co giật tái phát hữu hiệu ở trẻ nhỏ. Phenytoin được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì hiệu quả cao, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Để tránh các trường hợp kích ứng, dị ứng, phản ứng với thuốc, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe toàn diện và tuyệt đối nghe theo lời khuyên từ bác sĩ.
Phẫu thuật não bộ
Một số trường hợp khi mắc động kinh, các biểu hiện trên cơ thể không thể nào được kiểm soát bởi thuốc hay các phương pháp khác. Bên cạnh đó, những trẻ mắc động kinh vì trong não có dị vật, khối u, khối máu tụ chèn lên dây thần kinh… sẽ khó kiểm soát được bệnh khi chỉ sử dụng thuốc.
Các trường hợp này có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật não để loại bỏ các nguyên nhân gây động kinh thứ phát đang mắc phải. Và đây chắc chắn là một phương pháp nguy hiểm với nhiều rủi ro. Sở dĩ như vậy là bởi vì hệ thống não bộ của trẻ nhỏ lúc này vẫn chưa hoàn thiện, sẽ có nhiều yếu tố rủi ro xảy ra. Hơn hết, não bộ là nơi điều khiển nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể.
Phẫu thuật não điều trị động kinh sẽ loại bỏ đi vùng não gặp chấn thương, vùng não là nguyên nhân trực tiếp gây nên co giật, mất ý thức. Nói cách khác là cắt bỏ đi vùng não này. Vì vậy, rủi ro và hệ lụy có thể là suy giảm một số chức năng kiểm soát cơ thể, giảm chức năng ngôn ngữ, chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí nhớ…
Mặc dù vậy, nếu phẫu thuật thành công, các dấu hiệu động kinh sẽ hoàn toàn biến mất, trẻ nhỏ có thể quay trở lại với cuộc sống bình thường, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.
Nhận biết động kinh ở trẻ sơ sinh sớm bằng 6 dấu hiệu trên đây, bố mẹ sẽ giúp con tăng tỉ lệ điều trị thành công, rút ngắn thời gian điều trị, giảm hệ lụy trong tương lai.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn