Nguy cơ mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng ở trẻ bị động kinh

Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ bị bệnh động kinh phát triển bệnh lý tâm thần, nhưng chỉ có 1/3 trong số đó được điều trị.

Ngày đăng: 25-03-2017

1,919 lượt xem

Những dấu hiệu tâm thần thường gặp ở trẻ bị động kinh

- Cơn thoáng báo tâm thần:

Thường là những ơn cảm xúc lo âu, cảm giác lạ lùng,cơn hồi ức dồn dập, cơn sống lại trong dĩ vãng. Sau cơn trẻ còn giữ lại một số hình ảnh rất sinh động với sắc thái trải nghiệm và cảm xúc đặc biệt, cảm giác đã thấy rồi hoặc cảm giác chưa bao giờ thấy.

-Trạng thái lú lẫn ở trẻ bị động kinh:

Lú lẫn động kinh thường đi kèm với trạng thái lo âu, thường có khuynh hướng kích động giận giữ, lú lẫn có nhiều mức độ và sắc thái khác nhau, kết hợp với các trạng thái lo âu, mê sảng, mộng du, nhưng có đặc điểm là các trạng thái đều quên sau cơn.

Trạng thái lú lẫn thường xuất hiện sau một loạt cơn kịch phát, nhưng cũng có trường hợp trong quá trình lú lẫn lại nổi lên cơn kịch phát, cơn lú lẫn thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, có khuynh hướng tái phát cơn sau giống cơn trước.

- Các cơn loạn khí sắc:

Trong cơn bệnh nhân cảm thấy những cảm xúc lẫn lộn vừa buồn rầu, giận giữ, vừa bất mãn, hằn học và cảm giác sợ hãi mơ hồ.

- Trầm cảm ở trẻ bị động kinh:

Trầm cảm là dấu hiệu thường thấy nhất ở trẻ mắc bệnh động kinh

Có rất nhiều người nhân khiến trẻ động kinh bị trầm cảm, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do những bất thường não bộ. Cụ thể các khu vực của não có chức năng chi phối cảm xúc có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến một loạt các thay đổi tâm trạng khác nhau. Trầm cảm có thể xảy ra vài giờ trước khi cơn động kinh xuất hiện hoặc sau cơn động kinh vài ngày.

Trẻ mắc bệnh động kinh thường có tâm lý ngại giao tiếp, tự ti và cô độc do sự kì thị của bạn bè xung quanh, chúng thường không biết chơi với ai vì bị xa lánh. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh động kinh ở trẻ nhỏ xuất hiện trầm cảm cao vượt trội.

- Trí nhớ kém:

Các cơn co giật nặng hoặc một số thuốc chống động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ, vì vậy cha mẹ cần cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng các thuốc này.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng khẳng định trẻ em bị động kinh gặp các vấn đề hành vi sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tâm thần cao hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.

Điều cha mẹ cần làm để hạn chế xuất hiện dấu hiệu tâm thần ở trẻ bị động kinh

Bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị thì điều quan trọng không kém đối với trẻ bị bệnh động kinh là tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh... để không cảm thấy mặc cảm, thấy mình khác biệt với mọi người.

Tình yêu thương giúp trẻ vượt qua khó khăn về bệnh tật

- Đối với người thân trong gia đình, hãy tạo cho trẻ một môi trường sống thoải mái nhất về mặt tinh thần, đừng cằn nhằn, xúc phạm và thờ ơ họ.

- Nên ghi lại nhật kí chữa bệnh để theo dõi tình trạng bệnh cũng như giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lí nhất.

- Giúp trẻ tránh các tác nhân dẫn đến cơ co giật như mệt mỏi, thiếu ngủ, sốt cao, sợ hãi cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Đối với mọi người xung quanh: Tránh thái độ xa lánh, kỳ thị, chế giễu trẻ mà hãy thông cảm với nỗi đau về mặt tinh thần khi trẻ mắc phải căn bệnh quái ác này.

Như vậy, nguy cơ biến chứng thành bệnh tâm thần ở trẻ hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu trẻ không được điều trị kịp thời bằng những phương pháp an toàn, hiệu quả, cam kết có thể chữa khỏi bệnh động kinh ở trẻ.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

                BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha