Làm cách nào để chăm sóc tâm lý cho trẻ bị động kinh

Bệnh động kinh dễ gây ra những biến đổi sâu sắc về tâm lý của trẻ, do đó, gia đìnhcần lưu ý phát hiện và có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Ngày đăng: 06-05-2018

1,244 lượt xem

Tâm lý của trẻ bị động kinh

- Cảm xúc: một số trẻ có cảm giác sợ hãi, lo âu, xấu hổ, cảm giác có lỗi vì đã bị bệnh động kinh. Một số khác có thể hay cáu gắt dễ phản ứng lại hoặc trở nên gắn bó lệ thuộc. Đối với trẻ lớn có thể giấu bệnh với bạn bè và mọi người xung quanh.

- Do bị bệnh nên nhiều trẻ phải thay đổi nếp sống, thói quen, sở thích làm giảm đi những hoạt động trước kia. Do vậy trẻ có cảm giác mất đi sự tự do, cảm thấy gò bó hoặc chán nản.

Bên cạnh đó, những trẻ bị động kinh lâu năm, động kinh kháng thuốc thường có những biểu hiện thay đổi tâm lý như:

- Cảm xúc: nóng tính, khó kiềm chế, bướng, xung động, dao động thất thường.

- Tính cách: đòi hỏi, nhi hoá, phụ thuộc, không kiên trì, kém giao tiếp

- Hành vi: nhiều trẻ tăng động, có một số lại trở nên uể oải chậm chạp.

- Trí tuệ: một số trẻ học kém, giảm trí nhớ, chậm phát triển trí tuệ.

- Vấn đề sức khoẻ: một số có thể có rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn dạng cơ thể.

Trẻ mắc bệnh động kinh thường có tâm lý bất ổn

Tâm lý của gia đình có trẻ động kinh

- Nuông chiều quá mức và hạn chế trẻ giao tiếp, không cho tham gia hoạt động xã hội.

- Một số cha mẹ thấy trẻ bướng bỉnh, hay đòi hỏi, học kém…lại đánh mắng trừng phạt trẻ nặng nề.

- Cảm xúc: lo âu, lo sợ, trầm cảm (buồn, mặc cảm, che giấu…)

- Xáo trộn cuộc sống gia đình: thay đổi sinh hoạt, tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, giảm các hoạt động các giải trí

Cách ứng phó với bệnh động kinh khác nhau ở các gia đình:

- Coi như thử thách và tìm cách thích nghi vượt qua

- Coi bệnh là trừng phạt: mê tín, bi quan, bị động

- Không tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ, không tuân trị, đi khám nhiều nơi, tìm nhiều cách điều trị khác.

- Với trẻ kháng thuốc, gia đình thường lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài: mong thuốc mới, hy vọng sau đó lại thất vọng. Sợ thuốc có tác dụng phụ.

- Phản ứng của anh chị em trẻ bị động kinh: anh chị em của trẻ động kinh cũng có thể bị những rối loạn sau:

+ Than phiền cơ thể

+ Lo âu, sợ hãi

+ Cảm giác bị bỏ rơi hoặc ghen tỵ vì ít được quan tâm

Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân động kinh

- Tư vấn tâm lý nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện: hung tính, tăng động, học kém, lo lắng bất an, buồn chán, đau mỏi, ăn ngủ kém…

Trẻ bị động kinh rất cần đươc tư vấn về tâm lý

- Tạo nếp sống nề nếp, sinh hoạt điều độ.

- Tôn trọng, khuyến khích trẻ tự lập và tự tin.

- Khi trẻ có hành vi sai, gia đình cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, không đánh mắng, nên giải thích và hướng dẫn kiên trì.

- Liệu pháp hành vi nhận thức: động viên khen thưởng hành vi tốt, hướng dẫn trẻ kiểm soát cơn nóng giận: ngồi bình tĩnh, thở đều, đếm nhẩm…

- Cho trẻ tham gia vui chơi, sinh hoạt hoà nhập cộng đồng.

- Trẻ chậm trí tuệ nên học lớp đặc biệt, trẻ có khiếm khuyết chức năng cần tập luyện phục hồi chức năng.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên tham khảo thêm nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của trẻ thay vì sử dụng thuốc tây y dễ gây ra nhiều tác dụng phụ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha