Khi biết tái phát co giật nhiều lần do sốt cao có thể là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh, điều này khiến các bậc phụ huynh càng cảm thấy lo lắng hơn.
Ngày đăng: 31-10-2021
1,585 lượt xem
Tại sao sốt cao gây co giật?
Đối với bất kỳ người nào nào từng trải qua giai đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng đều lo ngại về những lần sốt cao của con. Theo khảo sát, đây là độ tuổi mà cơ thể trẻ vô cùng dễ xảy ra co giật khi sốt cao từ 38 độ C trở lên. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi cơ thể, nhiệt độ của bé. Từ 12 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn bé rất nhạy cảm với nhiệt độ cơ thể, vì lúc này bé đang dần phát triển vượt trội, mọc răng.
Cơn co giật do sốt cao ở trẻ sơ sinh kéo dài gây ra nhiều hệ lụy rất nguy hiểm, do đó, người nhà phải biết cách sơ cứu kịp thời để ngăn ngừa các trường hợp xấu xảy ra. Các chuyên gia cũng chia sẻ rằng khi phát hiện bé sốt, bố mẹ phải tìm cách xử lý ngay vì không nhất thiết phải đến 38 độ C thì cơ thể con mới xảy ra co giật toàn thân. Có nghĩa là một số trường hợp thể trạng dễ xảy ra co giật thì sốt nhẹ vẫn hoàn toàn có thể xuất hiện.
Nhắc đến nguyên nhân gây ra sốt co giật ở trẻ, bố mẹ có thể theo dõi các yếu tố như nhiễm trùng, bệnh do virus, nhiễm vi khuẩn, tiêm vắc xin ngừa bệnh, mọc răng, thời tiết thay đổi…
Bên cạnh đó, di truyền từ người trong gia đình có cơ địa dễ co giật vì sốt cao cũng là một điều mà bố mẹ nên chú ý để theo dõi và chăm sóc trẻ tốt hơn.
Một điều mà mọi người cũng nên biết chính là co giật vì sốt cao, không liên quan đến các bệnh khác chỉ xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi mà thôi. Do đó, nếu quá 6 tuổi mà vẫn bị co giật vì sốt, mọi người nên đưa con đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe tốt hơn.
Sốt co giật là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em
Xử lý như thế nào khi trẻ bị co giật vì sốt cao?
Xử lý khi trẻ bị sốt
Sốt là tình trạng mà nhiệt độ cơ thể đột ngột lên cao so với mức bình thường là 36,5 – 37 độ C ở cả trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành. Đối với người lớn, sử dụng thuốc hạ sốt là điều rất đơn giản nhưng trẻ em lại cần cẩn thận hơn để tránh tác dụng phụ với sức khỏe sau này. Vậy bố mẹ hay người thân xung quanh nên sơ cứu trẻ sốt cao có khả năng dẫn đến co giật như thế nào mới đúng? Hãy cùng theo dõi dưới đây:
Đặt trẻ nằm thoải mái ở nơi thông thoáng, không khí lưu thông tốt, không có gió lùa, cũng không nên quá kín và nóng bí. Bên cạnh đó, hạn chế đắp chăn mềm dày cộm khắp người vì dễ dàng làm nhiệt độ cơ thể nóng hơn, khó hạ sốt. Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, xem xét cách hạ sốt có hiệu quả hay không, nếu không, bạn cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất ngay.
Về quần áo, hãy chọn chất liệu vải thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, không quá dày, nên ngắn tay để dễ dàng lau cơ thể bé.
Ngoài ra, hãy cho trẻ đang sốt cao uống thuốc đúng chỉ định, uống nhiều nước, ăn đủ chất để sớm khỏe mạnh trở lại.
Sơ cứu khi trẻ bị co giật do sốt cao
Khi trẻ đã bắt đầu co giật do sốt cao, bên cạnh việc hạ sốt tức thời, mọi người xung quanh cần biết cách xử lý cơ thể đang chuyển động của bé để ngăn ngừa nguy hiểm khó lường. Ngay lúc này, mọi người nên thực hiện theo các chỉ dẫn sau đây:
Tuyệt đối không nên di chuyển bé bằng cách bồng bế trong lúc cơn co giật xảy ra vì bạn có thể vô tình làm cơ thể trẻ bầm tím, trật khớp, gãy xương… Hãy để bé nằm yên và chỉ loại bỏ các dị vật, đồ cứng, sắc nhọn xung quanh để đảm bảo an toàn mà thôi. Tiến tới nới lỏng thắt lưng và phần cổ áo để khi bé bị co giật vẫn có thể thoải mái hít thở, không bị ngạt, thiếu oxy gây ra nguy hiểm đến tính mạng.
Không chữa co giật sốt cao bằng mẹo dân gian như nhỏ dầu nóng, nước chanh vào miệng trẻ, hành động này có thể chặn đường thở làm bé rơi vào tình trạng ngạt, không thở được, đột tử.
Khi cơn co giật do sốt đã thuyên giảm dần, đặt trẻ nằm nghiêng để nước bọt hay đờm có thể dễ dàng trào ra ngoài. Không lấy đũa, tay, que cây để chắn ngang miệng trẻ.
Cơn co giật kết thúc, nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra đúng chuyên môn vì cơ thể non nớt của trẻ em sau cơn co giật mạnh sẽ suy kiệt rất nhiều.
Lưu ý rằng khi cơn sốt đã được kiểm soát, cơn co giật chấm dứt nhưng mọi người cũng đừng nên lơ là chủ quan vì rất có thể tình trạng này sẽ tái diễn lại nếu bé không được chăm sóc tốt. Do đó, tốt nhất là bố mẹ vẫn nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho con thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Cha mẹ nên bình tĩnh đê xử trí cơ co giật do sốt ở trẻ em
Co giật vì sốt cao và co giật động kinh có giống nhau không?
Giống nhau:
Cơn động kinh co giật và co giật vì sốt cao có nhiều điểm chung về biểu hiện, cụ thể như sau:
- Cả hai đều làm toàn cơ thể bị co giật mạnh với các triệu chứng như mất kiểm soát hành vi, sùi bọt mép, mắt trợn lớn, nghiến răng dễ cắn phải môi và lưỡi, khó thở…
- Diễn ra theo 3 giai đoạn khác nhau nối liền là cơn co cứng – co giật – sau co giật.
Khác nhau:
Xét về khái niệm
- Co giật do sốt cao
Khi nhiệt độ cơ thể lên cao quá 38 độ C, ý thức người bệnh bắt đầu mơ màng, mệt mỏi và vô cùng choáng váng, lúc này hệ thống thần kinh trung ương cũng nóng lên và dễ xuất hiện co giật do rối loạn vì nhiệt độ cao.
- Co giật do động kinh
Động kinh gây co giật lại là một căn bệnh mãn tính lâu dài với thời gian điều trị dai dẳng hơn kéo dài đến vài năm, thậm chí là cả đời. Co giật vì động kinh không kèm theo sốt cao, xuất hiện một cách đột ngột do các xung điện diễn ra bất chợt trong não bộ người bệnh.
Động kinh co giật bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như di truyền, sốt cao co giật tái phát nhiều lần, ung thư não, viêm não Nhật Bản, chấn thương sọ não, dị tật bẩm sinh trong não bộ…
Xét về biểu hiện:
- Co giật do sốt cao
Cơn co giật có kèm theo sốt cao. Sau co giật, thân nhiệt hạ kèm theo đó là cảm giác chán ăn, thèm ngủ, mệt mỏi kéo dài đến vài ngày. Sốt cao là dấu hiệu báo trước co giật.
- Co giật do động kinh
Khác với cơn co giật do sốt cao, động kinh lại đến một cách đột ngột mà không hề có tín hiệu nào báo trước cả nên người bệnh rất dễ gặp nguy hiểm và chẳng kịp sơ cứu. Hơn nữa, co giật vì động kinh là bệnh lâu dài, không phải chỉ xuất hiện khi sốt.
Đặc biệt, tình trạng này không kèm sốt cao. Sau cơn co giật động kinh, thần trí của người bệnh vẫn còn rất lú lẫn, mơ màng, nhớ nhớ quên quên mà không tỉnh táo hoàn toàn.
Thời gian kéo dài cơn co giật:
- Co giật do sốt cao
Thông thường co giật dạng này thường kéo dài hơn 5 phút, nhưng vẫn có một số trường hợp khác biệt. Theo khảo sát, co giật sốt cao có thể kéo dài từ 2 – 15 phút tùy vào đối tượng.
- Co giật do động kinh
Đa phần các cơn co giật động kinh đều chỉ diễn ra dưới 3 phút, hầu hết là 2 phút. Một số tình trạng nguy hiểm có thể kéo dài hơn 5 phút và các đối tượng này cần phải được đưa đến bệnh viện ngay sau đó.
Đối tượng:
- Co giật do sốt cao
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
- Co giật do động kinh
Mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh động kinh có thể diễn ra ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên, người trưởng thành đến người cao tuổi, do đó, mọi người nên biết cách phòng ngừa để tránh mắc phải căn bệnh mãn tính này.
Thời gian điều trị:
- Co giật do sốt cao
Ngay sau khi hạ sốt kịp thời, sau đó cần chăm sóc đúng cách thì co giật sốt cao không còn tái phát nữa.
Vì là bệnh mãn tính nên thời gian điều trị động kinh phải mất ít nhất 1 năm, đa phần là 2 – 3 năm, thậm chí nhiều trường hợp phải sống với bệnh cả đời. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị hiệu quả, các triệu chứng của động kinh sẽ được kiểm soát tốt và không còn xuất hiện nữa nếu người bệnh áp dụng đúng cách. Cuộc sống của họ sẽ được duy trì như người bình thường.
Co giật do sốt có nguy cơ phát triển thành động kinh? Co giật sốt cao tái phát nhiều gây động kinh?
Nhiều nghiên cứu từ các tổ chức y học cho biết co giật do sốt cao và động kinh có mối liên hệ với nhau. Do đó, khi trẻ con xảy ra co giật sốt cao, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan sát và chăm sóc bé kỹ càng hơn để tránh rơi vào tình trạng mắc động kinh mãn tính. Mặc dù tình huống này có tỉ lệ nhỏ nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Khi co giật sốt cao càng tái phát nhiều lần ở giai đoạn thơ ấu thì khả năng mắc bệnh động kinh sau này càng cao, lên đến 21% và sẽ còn tăng lên nữa.
Đặc biệt, với các bé mà cơn co giật do sốt cao diễn ra càng mạnh mẽ, dữ dội và diễn biến phức tạp thì tỉ lệ mắc động kinh càng cao, lên đến 49%. Đây là một con số đáng báo động.
Tóm lại, khi trẻ lên cơn sốt cao co giật, bố mẹ nên hạn chế tuyệt đối nó tái phát trở lại trong thời gian tới. Điều này sẽ tránh được nguy cơ trẻ mắc động kinh mãn tính do tổn thương não vì co giật sốt cao.
Khi mắc động kinh thì điều trị như thế nào?
Hiện nay, người mắc co giật động kinh sẽ được áp dụng 3 phương pháp điều trị sau đây trong suốt thời gian dài. Chúng đều mang đến các ưu nhược điểm khác nhau nhưng hiệu quả điều trị bệnh vô cùng khả quan, an toàn và phù hợp với mọi đối tượng.
Sử dụng thuốc kháng co giật
Mặc dù còn có rất nhiều cách điều trị khác nhưng trong giai đoạn đầu phát hiện động kinh, thuốc tây y luôn là phương pháp được áp dụng trước tiên vì hiệu quả nhanh, kịp thời. Sử dụng thuốc kháng co giật trong thời gian ngắn mang đến tác dụng ức chế các triệu chứng của động kinh đáng kể giúp người bệnh duy trì được cuộc sống bình thường, ổn định về sức khỏe lẫn tâm lý.
Điều quan trọng nhất trong động kinh chính là làm cách nào đó có thể chấm dứt và kiểm soát được tốt nhất các cơn co giật, cũng như hàng loạt triệu chứng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhận thức của nó. Mà thuốc kháng co giật là một phương pháp mang đến điều này nếu sử dụng kịp thời và đúng cách.
Một nhược điểm mà phương pháp này làm nhiều người lo ngại khi sử dụng chính là tác dụng phụ của thuốc như chán ăn, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận… Vì tác dụng phụ luôn xuất hiện ở hầu hết các loại thuốc tây y khi sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.
Phẫu thuật não chấm dứt co giật
Phương pháp điều trị co giật động kinh tiếp theo được nhắc đến chính là phẫu thuật não. Cách này thường được áp dụng cho những đối tượng kháng thuốc, không tiếp nhận hiệu quả khi dùng thuốc.
Phẫu thuật sẽ trực tiếp loại bỏ đi vùng não không hoàn thành tốt trách nhiệm, làm rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, vị trí bị tổn thương, nơi xuất hiện các khối u hay dị tật… Từ đó, não bộ được mốc nối trở lại, hoạt động bình thường và loại bỏ hoàn toàn các xung điện gây co giật động kinh.
Mặc dù hiệu quả cao nhưng rủi ro của phương pháp này cũng không hề ít vì não là nơi điều khiển nhiều hoạt động quan trọng, loại bỏ đi phần nào đó cũng ẩn chứa rất nhiều hệ lụy.
Điều trị bệnh động kinh bằng phương pháp dùng thuốc Đông y
Trong suốt quá trình điều trị động kinh bằng Đông y, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm một vài loại thảo dược tự nhiên trong đông y vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để nâng cao hiệu quả đạt được. Câu đằng, an tức hương, hạt sen, lá khổ qua rừng, rau đắng biển, nghệ tươi, củ tỏi… được xem là giàu các thành phần có khả năng hỗ trợ hoạt động của não bộ, an thần, trấn tĩnh tâm lý, ngủ ngon giúp điều hòa thần kinh hữu hiệu.
Đặc biệt trong câu đằng và an tức hương còn chứa các hợp chất có khả năng ức chế co giật tương tự một số loại thuốc kháng động kinh trên thị trường nên hoàn toàn có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Sốt co giật là hiện tượng phổ biến nguy hiểm đối với trẻ em, để tránh chúng tiến triển thành động kinh, bố mẹ phải hết sức quan tâm chăm sóc các bé khi ở nhà. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần trang bị nhiều kiến thức liên quan đến hai dạng co giật này nhằm sơ cứu đúng cách, hạn chế các tình trạng nguy hiểm xảy ra.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn