Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ mắc hội chứng Doose

Hội chứng Doose hay cơn động kinh giật cơ vô căn (MEA) là biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ phổ biến, chiếm khoảng 2% trong tổng số ca bệnh động kinh tự phát ở trẻ. Bệnh thường kháng với các loại thuốc chống động kinh nên quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày đăng: 26-12-2016

2,998 lượt xem

Đặc điểm của biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ mắc hội chứng Doose

Hội chứng Doose là một dạng động kinh tổng quát không xác định được nguyên nhân. Bệnh thường xuất hiện trong năm đầu tiên trẻ ra đời đến lúc trẻ 3 tuổi, sau 4 tuổi sẽ phát triển thành dạng động kinh giật cơ, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái. Trẻ mắc hội chứng Doose thường có nhiều loại cơn động kinh, trong đó khoảng 1/3 trẻ xuất hiện cơn động kinh không co giật.

Nếu có cơn cơn co giật thì thường xảy ra vào buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy. Biểu hiện chủ yếu của hội chứng Doose ở trẻ nhỏ là những cơn động kinh vắng ý thức tạm thời với dấu hiệu là trẻ sẽ đột ngột dừng hành động đang làm, không ý thức được mọi chuyện xung quanh, nhìn chằm chằm về một hướng, khoảng 30 giây sau trở lại trạng thái bình thường nên cha mẹ rất khó nhận ra biểu hiện lạ ở con mình.

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dạng Doose khiến trẻ chậm phát triển

Tiên lượng đối với bệnh nhân có biểu hiện động kinh ở trẻ nhỏ dạng Doose có thể khác nhau, một số trường hợp mặc dù mắc bệnh nhưng vẫn phát triển bình thường về trí tuệ, còn lại đều gặp vấn đề nghiêm trọng về nhận thức.

LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Chuẩn đoán và điều trị bệnh động kinh dạng Doose ở trẻ nhỏ

Để chuẩn đoán được bệnh thường dựa trên mô tả các cơn động kinh khi xuất hiện ở trẻ, đo điện não đồ và chụp cộng hưởng MRI. Trong đó, đo điện não đồ là phương pháp phổ biến và chính xác nhất.

Trẻ mắc bệnh động kinh dạng Doose có xu hướng kháng thuốc nên việc điều trị bằng thuốc chống động kinh thường gặp nhiều khó khăn và đa số trẻ không đáp ứng tốt.

Đa số trẻ mắc Doose thường kháng thuốc nên đông y là lựa chọn tuyệt vời

Đa số trẻ mắc Doose thường kháng thuốc nên đông y là lựa chọn tuyệt vời

Các thuốc được lựa chọn dựa trên các loại động kinh: 

⇒ Đối với cơn động kinh co cứng toàn thân hoặc co giật cơ thường dùng gồm divalproex, lamotrigine, Levetiracetam, topiramate, zonisamide, rufinamide, clobazam, và felbamate.

⇒ Đối với cơn động kinh vắng ý thức thường được điều trị bằng ethosuximide, divalproex, hoặc lamotrigine.

Một số thuốc chống động kinh không nên dùng cho trẻ nhỏ mắc hội chứng Doose vì làm bệnh trầm trọng thêm gồm carbamazepine, oxcarbazepine, phenytoin, và vigabatrin.

Đối với những trẻ kháng thuốc hoàn toàn thì nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn ketogenic là cực kỳ hiệu quả trong việc kiểm soát biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ. Lưu ý nếu cha mẹ cho con mình ăn uống theo chế độ ketogenic cần được tư vấn và theo dõi bởi chuyên gia để hạn chế tác dụng không mong muốn. Vì chất xeton được tạo ra trong quá trình thủy phân chất béo sẽ gây hại cho một số cơ quan trong cơ thể như thận, gan, mắt nhưng lại rất quan trọng trong việc ngăn chặn cơn động kinh tái phát.

Bên cạnh đó, liệu pháp chữa bệnh bằng đông y gia truyền cũng là gợi ý hay dành cho cha mẹ đang muốn điều trị bệnh cho con mình, vì những vị thuốc từ đông y sẽ mang lại hiệu quả lâu dài mà an toàn cho trẻ nhỏ.

Cha mẹ của trẻ nên lưu ý nếu cơn co giật kéo dài hơn bình thường hoặc nếu cơn co giật tổng quát quá 5 phút thì nên cho trẻ đến bệnh viện kịp thời. Có trường hợp trẻ sẽ dần dàn hoặc đột ngột chấm dứt biểu hiện động kinh ở trẻ nhỏ dạng Doose, tuy nhiên đó chỉ là số hiếm, còn lại vẫn phải áp dụng điều trị sớm cho trẻ để trẻ có một cuộc sống bình thường, không bị xã hội và bạn bè xa lánh, kì thị.

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha