Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu người mẹ mắc bệnh động kinh?

Mang thai là quá trình không ít gian nan thử thách đối với phụ nữ, so với người bình thường thì phụ nữ mắc bệnh động kinh còn khó khăn hơn rất nhiều. Trong đó, điều lo lắng nhất của họ là em bé có bị ảnh hưởng gì trong thai kỳ hay không?

Ngày đăng: 18-04-2017

2,885 lượt xem

Các loại dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ do mẹ mắc bệnh động kinh?

Có thể khẳng định rằng, phụ nữ mắc bệnh động kinh hoàn toàn có thể mang thai như bình thường. Thực tế cho thấy, trên 90% mẹ bầu bị động kinh có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh động kinh của người mẹ sẽ khiến em bé phải đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn một chút. 

Phụ nữ mắc bệnh động kinh có nguy cơ sinh ra con bị dị tật bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể xuất hiện ngay từ khi trẻ vừa chào đời, do quá trình phát triển của thai nhi trong tử cung bị ảnh hưởng. Có nhiều loại dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể và do các nguyên nhân không giống nhau.

Dị tật bẩm sinh ở trẻ do mẹ mắc bệnh động kinh có thể được phân loại thành dị tật nhẹ và dị tật nghiêm trọng. Trẻ bị dị tật nhẹ không phải phẫu thuật, chẳng hạn như ngón tay/ngón chân nhỏ hoặc hai mắt nằm cách xa nhau.

Trẻ bị dị tật nghiêm trọng phải cần đến phẫu thuật để khắc phục, chẳng hạn dị tật tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch (hở vòm miệng), khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống...). 

Yếu tố nguy cơ gây dị tật thai nhi khi người mẹ mắc bệnh động kinh                   

Dị tật thai nhi khi người phụ nữ mắc bệnh động kinh thường có nhiều nguyên nhân như do di truyền, đặc biệt là do dùng thuốc chống động kinh trong quá trình mang thai. Mỗi loại thuốc chống động kinh sẽ có nguy cơ gây dị tật khác nhau. Cụ thể là: 

- Nguy cơ sinh con bị dị tật nghiêm trọng ở phụ nữ nói chung là 1 – 2%, tức là trong 100 ca sinh nở thì có 1 đến 2 ca.

- Ở nhóm phụ nữ mắc bệnh động kinh uống thuốc chống động kinh khi mang thai, tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật nghiêm trọng là cao nhất, từ 4 – 9%.

-Thuốc sodium valproate (Epilim) có nguy cơ cao hơn hơn các thuốc khác, đặc biệt là khi uống nhiều hơn 1.000 mg/ngày.

- Thuốc carbamazepine (Tegretol) và lamotrigine (Lamictal) có nguy cơ thấp nhất, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.

Ngoài ra, những loại thuốc chống động kinh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau khi được sinh ra, được gọi là hội chứng bào thai phơi nhiễm với thuốc chống co giật (FACS).

FACS có thể ảnh hưởng đến trẻ khi lớn lên, biểu hiện bằng chậm phát triển ngôn ngữ, lời nói hoặc gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội, ghi nhớ và tập trung. Nguy cơ FACS cao hơn nếu phụ nữ mắc bệnh động kinh thuốc chống động kinh sodium valproate, trẻ thường không được chẩn đoán mắc hội chứng này cho tới khi trẻ đi học. 

Nguyên nhân gây động kinh lớn nhất là do người mẹ uống thuốc tây chống động kinh

Phải làm gì để hạn chế dị tật thai nhi ở phụ nữ mắc bệnh động kinh

- Trong điều kiện bắt buộc, nếu người mẹ phải uống thuốc thì bác sĩ sẽ thay đổi một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị để giảm thiểu tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ như đổi thuốc điều trị, thay đổi liều lượng thuốc, xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ thuốc vẫn ở mức an toàn.

- Bổ sung axit folic thường xuyên, đồng thời chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học, hợp lý.

Điều quan trọng nhất, người mẹ nên tìm cách chữa khỏi bệnh động kinh trước khi mang thai để có một thai kì mạnh khỏe nhất cho cả mẹ và em bé.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • hồ văn Nga (03-04-2019) Trả lời
    vợ em bị động kinh 5 năm rồi, uóng nhiều loại thuốc không khỏi.. xin hỏi nhà thuốc có cách gì tư vấn giúp
    • Đông y Trịnh gia (16-04-2019)
      Hồ Văn Nga thân mến! Bệnh của vợ em chữa khỏi hoàn toàn bằng bài thuốc đông y gia truyền của Trịnh Gia nhé. Em liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0378041262 hoặc 0913826068 để được tư vấn tốt nhất nhé.