Động kinh ở trẻ em có bị di chứng không?

Dù là động kinh ở trẻ nhỏ hay người lớn, căn bệnh này cũng rất nguy hiểm vì vậy mà nhiều phụ huynh rất lo lắng khi biết con mình mắc phải chứng bệnh này. Họ lo lắng việc động kinh ở trẻ em có bị di chứng không? Trên thực tế, câu trả lời là có để lại khi chứng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.

Ngày đăng: 08-12-2020

701 lượt xem

Những di chứng nguy hiểm mà động kinh gây ra

Tổn thương não

Di chứng nặng nề nhất do động kinh ở trẻ em gây ra có lẽ chính là tổn thương não. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, học tập, quá trình làm việc của trẻ khi trưởng thành. Thậm chí, nếu để tình trạng tổn thương não quá nặng mà không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, nhận thức và không thể sống như người bình thường.

Để tránh được điều này, người thân lẫn bệnh nhân nên hạn chế đến khu vực nguy hiểm để khi động kinh xuất hiện, vùng đầu không bị va đập mạnh dẫn đến chấn thương não. Ngoài ra, không để tình trạng co giật diễn ra liên tục, cường độ cao và kéo dài quá 3 phút.

Động kinh ở trẻ em có thể để lại di chứng rối loạn tâm thần

Một trong những di chứng mà không ai muốn mắc phải nhất khi bị động kinh chính là rối loạn tâm thần, trong đó bệnh nhi có tỉ lệ mắc rất cao. Tình trạng rối loạn thần kinh sẽ là các cơn lo âu, buồn chán, bồn chồn kéo dài dễ dẫn đến trầm cảm, tự tử và suy nghĩ tiêu cực về mọi việc.

Rối loạn thần kinh được xem như một kẻ giết người thầm lặng vì làm tâm trí bị “ăn dần ăn mòn” gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, phải sớm điều trị khi phát hiện trẻ bị động kinh, tránh để vùng não bị tổn thương ngày một nặng nề hơn.

Trầm cảm chính là hội chứng tâm lý có mối liên hệ mật thiết với động kinh và rất nguy hiểm vì bệnh nhân bị chứng này rất dễ dẫn đến hành động bột phát, dại dột, thậm chí là giết người, tự tử. Chính vì vậy, bệnh nhân động kinh trẻ em cần phải được sống trong môi trường vui vẻ, lạc quan, hòa nhập.

Theo nhiều nghiên cứu, không phải dạng động kinh nào cũng gây ra trầm cảm, có thể trầm cảm là tác dụng phụ của thuốc kháng co giật hoặc xuất phát từ suy nghĩ lo âu về bệnh kéo dài.

Trí nhớ kém

Động kinh do não bộ bị tổn thương cũng có thể gây ra di chứng mất trí nhớ. Vì vậy, người càng dễ bị co giật càng có khả năng ghi nhớ kém, thường rơi vào trạng thái lú lẫn nhớ trước quên sau, nhớ nhầm, quên mất việc mình đang làm, thậm chí là làm theo ảo giác

Ngoài ra, sử dụng thuốc chống động kinh cũng chính là nguyên nhân gây gia tăng tình trạng suy giảm trí nhớ. Vì loại thuốc này có tác dụng phụ là làm giảm trí nhớ, đặc biệt nguy hiểm với người già. Ngoài ra, người già đang bị bệnh suy giảm trí nhớ cũng dễ chuyển sang co giật, động kinh.

Đột tử

Di chứng của động kinh rất đa dạng, nhiều vấn đề nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người mắc có lẽ chính là khả năng gây đột quỵ cao. Trong nhóm người bị động kinh toàn thể mà không thể kiểm soát được bằng thuốc, cũng không đủ điều kiện để phẫu thuật, bệnh nhân rất dễ bị đột tử, đột quy vì vỡ mạch máu não.

Khi các cơn xung đột dẫn đến co giật lên đỉnh điểm mà không thể nào kiềm chế, tính mạng bệnh nhân vô cùng nguy hiểm vì vừa có tỉ lệ cao bị đột tử vừa khó hô hấp làm não thiếu oxy để hoạt động.

Theo khảo sát, cứ 1000 bệnh nhân bị động kinh thì có 1 người qua đời vì đột tử, đây là con số tương đối cao vì động kinh là bệnh rất phổ biến ở trẻ em.

Chậm phát triển

Động kinh ở trẻ em có di chứng không? Chắc chắn câu trả lời sẽ là có. Trong đó, di chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chính là chậm phát triển về chiều cao, thể trạng và cả não bộ của trẻ. Não chậm phát triển dẫn đến khả năng nhận thức kém, không nhanh nhạy, nhận biết ngôn ngữ không tốt và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, làm việc sau này.

Do đó, trẻ em bị động kinh nên được quan tâm chăm sóc, điều trị bệnh từ sớm để sau này khi trưởng thành không gặp trở ngại trong quá trình phát triển.

Bệnh động kinh cần được điều trị sớm để phòng di chứng

Được biết, động kinh là một căn bệnh mạn tính xuất hiện bởi một vùng, một bên bán cầu hoặc toàn bộ thần kinh trung ương bị tổn thương, chấn thương. Lúc này, các tín hiệu xung điện, truyền dẫn trong não bị rối loạn, xung đột dẫn đến các cơn co giật ở nhiều dạng khác nhau.

Đối với động kinh cục bộ đơn giản, các cơn co giật chỉ xuất hiện ở đầu các ngon tay/chân, mí mắt, mép miệng hay vùng cơ nhỏ mà không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Nhưng dạng động kinh cục bộ phức tạp và toàn thể lại có phần nguy hiểm hơn, đòi hỏi người nhà bệnh nhân phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời trước khi có biến chứng xảy ra, để lại nhiều di chứng sau này.

Theo thống kê từ các tổ chức y tế trong nước, bệnh nhân động kinh tại Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng dân số cả nước, tương đương với khoảng gần 2 triệu người.

Trong số 2 triệu người này, 60% được tìm ra là đang mắc động kinh vô căn, có nghĩa là không phát hiện được nguyên nhân cụ thể thế nào. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị vì không biết nên khắc phục vùng não tổn thương bằng cách nào. Do đó mà động kinh vô căn rất dễ để lại di chứng, nhất là đối với bệnh nhi nhỏ tuổi.

Động kinh là bệnh có nhiều thể đa dạng, nhưng đối với trẻ em, giai đoạn đầu chỉ có dấu hiệu là các cơn co giật nhẹ ở các chi, mắt hay trợn và nhìn chằm chăm vô thức nên bố mẹ rất khó để nhận ra. Nên thời gian phát hiện bệnh lâu, khi điều trị đã có ảnh hưởng nhất định đến não bộ của trẻ nhỏ.

Nhất là đối với các trẻ sơ sinh, động kinh nhiều lần mà được để tự nhiên vì bố mẹ không phát hiện ra rất dễ dẫn đến suy nhược hệ thần kinh, chậm phát triển.

Chính vì động kinh ở trẻ em để lại rất nhiều di chứng nguy hiểm mà các y bác sĩ luôn đưa ra nhiều lời khuyên như:

Trẻ em sinh ra trong gia đình có người thân bị động kinh cần được kiểm tra não bộ sớm nhất có thể nhằm phát hiện bệnh để chữa trị kịp thời. Trên thực tế, động kinh có thể di truyền với tỉ lẹ khá cao.

Không bao giờ lơ là các dấu hiệu là của trẻ sơ sinh, ngay cả là các cơn co giật trong lúc ngủ. Điều này giúp các bậc bố mẹ hạn chế tối đa động kinh gây ra di chứng khi trẻ lớn lên.

Không tự ý mua thuốc, lá cây về cho trẻ bị động kinh uống vì vô cùng nguy hiểm.

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần giữ gìn sức khỏe, tránh để bản thân té ngã, sốt cao, nhiễm trùng, suy hô hấp, thiếu dinh dưỡng… Những vấn đề này đều là nguyên nhân gây nên chấn thương não của thai nhi, gián tiếp gây nên động kinh sau sinh.

Sau khi sinh, hãy đưa trẻ đi tiêm đầy đủ các loại vắc-xin chống bệnh về não như viêm màng não, viêm não Nhật Bản… nhằm hạn chế tối đa khả năng gây nên động kinh ở trẻ em.

Tránh những suy nghĩ lệch lạc về động kinh như mê tín dị đoan, động kinh là do ma quỷ nhập, đuổi tà mới trị hết động kinh, động kinh là bệnh tâm thần…

Nên nhớ rằng, trên 70% bệnh nhân động kinh có thể kiểm soát được các cơn co giật, sống như một người bình thường mà chỉ cần dùng thuốc đúng cách, đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì vậy, động kinh ở trẻ em hoàn toàn có thể được chữa khỏi nên các bậc phụ huynh không nên quá bi quan, lo lắng.

Phương pháp điều trị động kinh ở trẻ em

Như đã đề cập, đa số bệnh nhân động kinh đều có thể thoát khỏi các cơn co giật nhờ dùng thuốc kháng co giật đúng cách.

Ngoài thuốc, y học phát triển còn có rất nhiều phương pháp khác mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị động kinh ở trẻ em như phẫu thuật, liệu pháp đông y, kích thích dây thần kinh phế vị…

Do đó, xin được khẳng định lại, động kinh ở trẻ em là bệnh có thể chữa khỏi.

Phục hồi chức năng điều trị động kinh

Phương án đầu tiên giúp bệnh nhi động kinh mau chóng khỏi chính là phục hồi chức năng não. Liệu pháp này sẽ sử dụng nhiều công đoạn can thiệp sớm vào não bộ vừa phát hiện chính xác dạng động kinh vừa kích thích lại các truyền dẫn tín hiệu bên trong hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó có thể điều chỉnh sớm, ngăn chặn các cơn co giật xuất hiện.

Việc can thiệp sớm này còn đo lường được sự phát triển về mọi mặt, cụ thể như ngôn ngữ, trí nhớ, phát triển vận động, khả năng tư duy, cá nhân xã hội… của trẻ sau này. Sau mỗi 6 tháng, bố mẹ có thể đưa con đi thực hiện phương pháp này một lần để an tâm hơn về sức khỏe của bé.

Các liệu pháp phục hồi chức năng sẽ giúp trẻ động kinh khỏi bệnh, hồi phục và phát triển như trẻ em khỏe mạnh.

Chăm sóc trẻ bị động kinh rất quan trọng

Sử dụng thuốc kháng động kinh

- Thuốc kháng động kinh phải do bác sĩ chỉ định ngay sau khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

- Thuốc kháng động kinh phải do bác sĩ chỉ định ngay sau khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ.

- Liều lượng thuốc kháng động kinh phải tuân thủ nghiêm túc theo bác sĩ chỉ định.

- Gia đình không được tự động dừng thuốc kháng động kinh cho trẻ.

Khám đánh giá bệnh động kinh phải được tiến hành thường quy theo lịch hẹn của bác sĩ tại trạm tâm thần, bệnh viện tâm thần hoặc khoa tâm thần/ thần kinh của các bệnh viện nhi tại địa phương.

Điều trị động kinh bằng đông y

Ngày nay, Đông y cũng được xem là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả và lành mạnh, hơn nữa chi phí cũng không quá cao. Đối với bệnh nhi động kinh, đông y cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời để giảm thiểu co giật, điều hòa hệ thần kinh, hỗ trợ hoạt động não bộ hiệu quả. Dưới đây là các bài thuốc đông y chữa động kinh tuyệt vời.

 Cân nhắc kỹ lựa chọn phương pháp điều trị động kinh phù hợp cho trẻ

Chữa động kinh bằng vỏ bưởi

Ít ai biết rằng vỏ bưởi không chỉ dùng để nấu chè mà còn là liều thuốc đông y có lợi cho bệnh nhân động kinh, thường xuyên bị co giật mà uống thuốc không thuyên giảm.

Các nghiên cứu đã tìm thấy một loại tinh dầu có vị đắng thanh tự nhiên trong vỏ bưởi với tác dụng giảm tần suất và cường độ của cơn động kinh chỉ sau thời gian ngắn.

Không những vậy, cỏ bưởi còn có thể tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin thiết yếu hỗ trợ sức khỏe của bệnh nhân động kinh. Bạn có thể nấu vỏ bưởi với nước, lấy nước uống mỗi ngày.

Dùng sả chữa bệnh động kinh

Mặc dù là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp nhưng sả cũng là thảo dược quý có nhiều công dụng trong đông y, đặc biệt là điều trị bệnh động kinh. Theo đông y, sả giàu các loại dưỡng chất mà khi bổ sung, hệ thần kinh trung ương sẽ khỏe mạnh, ổn định giúp thông kinh lạc, đẩy lùi căng thẳng và lo âu hữu hiệu.

Bổ sung sả mỗi ngày bằng cách đun nước uống vừa giảm kích thích não, giảm tần suất cơn động kinh vừa điều hòa khí huyết, giảm thiểu độc tố, cặn bã trong cơ thể.

Ngoài cách đun lấy nước nóng ấm uống mỗi ngày, bạn cũng có thể dùng sả đập dập để vào miệng bệnh nhân sau khi vừa kết thúc cơn co giật để xoa dịu kích thích não. Hương thơm từ sả sẽ giúp bệnh nhân tỉnh táo nhanh hơn, không tái phát cơn động kinh ngay sau đó.

Dùng cây chua me đất chữa động kinh

Ở các vùng quê miền Nam Việt Nam, cây chua me đất rất phổ biến và nhiều người chỉ biết đến nó như một loại cây mọc dài có vị chua, có thể làm gia vị khi nấu ăn. Thế nhưng, cây chua me đất trong đông y là thảo dược có mặt trong nhiều bài thuốc chữa trị động kinh.

Dưỡng chất từ loại lá này không những giảm căng thẳng, ức chế động kinh giúp người bệnh ngủ ngon mà còn hỗ trợ thanh lọc độc tố, lợi tiểu, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, cây chua me đất rất được người dân miền Nam thường xuyên dùng để ép hoặc vắt lấy nước uống mỗi ngày.

Phương pháp xử lý động kinh ở trẻ em

Ngoài việc ức chế động kinh, xử lý đúng cách các cơn co giật cũng là một phần giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây chính là các bước cần thực hiện khi phát hiện trẻ đang lên cơn động kinh.

Bước 1: Đặt trẻ ở nơi an toàn, bằng phẳng và không có dị vật sắc nhọn.

Bước 2: Để trẻ nằm nghiêng hẳn sang một bên để đờm, nước dãi không làm nghẹt khí quản, đồng thời giúp không khí dễ lưu thông hơn.

Bước 3: Nhớ nới lõng đồ để trẻ cảm thấy dễ chịu, thở dễ dàng hơn. Khi thấy trẻ co giật, tuyệt đối không dùng dây hay tay để đè, ngăn lại.

Bước 4: Không dùng khăn, vải để nhét vào miệng trẻ mà hãy dùng cán thìa, cây dài đặt ngang. Điều này ngăn trẻ bị động kinh cắn vào miệng, lưỡi làm mất máu.

Bước 5: Trẻ sẽ dễ ngất xỉu sau khi lên cơn co giật, hãy để trẻ ngủ và cho trẻ uống thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Nếu cơn động kinh kéo dài quá 5 phút, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Động kinh ở trẻ em có để lại di chứng, không những vậy mà còn rất nguy hiểm nếu để lâu mà không chữa trị kịp thời, đúng cách. Do đó, các bậc phụ huynh cần có kiến thức tốt hơn về căn bệnh này để trẻ không bị ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha